Bạn đã từng nghe đến cái tên Stanley Milgram chưa, ông ấy là một nhà tâm lý học xã hội người Mỹ, ông được mọi người biết đến bởi cuộc thí nghiệm tâm lý vào năm 1960 nhằm tìm hiểu xem sự tuân thủ mệnh lệnh của con người và bản chất của cái ác. Đặc biệt là cuộc thí nghiệm này những người tham gia thử nghiệm không hề có ai bị thiệt mạng, nhưng vẫn bị mang tiếng là thí nghiệm là thí nghiệm ‘’ vô nhân tính’’ nhất trong lịch sử loài người.
Bài viết sẽ đưa bạn từ những tội ác kinh hoàng cho đến chân tướng và cuối cùng là sự tuyệt vọng. Hy vọng các bạn có thể bình tĩnh, kiên nhẫn đọc hết bài viết này, sau đó hãy bình luận cho mình biết suy nghĩ của các bạn về thí nghiệm này nhé.

1) Ý tưởng tiền đề của thí nghiệm Milgram.

Vào tháng 4 năm 1961, tại tòa án Jerusalem đã công khai xét xử, cựu đại tá Đức Quốc Xã  có tên là Adolf Eichmann, vì đã giết hại hàng triệu người Do Thái, trong thời gian quản lý trại tập trung của Đức Quốc Xã. Quá trình xét xử được truyền hình trực tiếp và trong phòng xử án hơn 500 nhà báo từ khắp các nơi trên thế giới và còn hàng triệu người ngồi trước tivi để theo dõi phiên tòa xét xử kẻ sát nhân được mệnh danh là ‘’Tên Đồ Tể Của Châu Âu’’
Đây là khuôn mặt của gã '' Đồ Tể Châu Âu '' nhìn trông rất đỗi bình thường, nhưng đây lại là một con ác quỷ giết người không ghê tay của Đức Quốc Xã.
Đây là khuôn mặt của gã '' Đồ Tể Châu Âu '' nhìn trông rất đỗi bình thường, nhưng đây lại là một con ác quỷ giết người không ghê tay của Đức Quốc Xã.
Mấy nghìn hồ sơ được liệt kê ra trước tòa, mấy trăm nhân chứng đứng ra làm chứng, chứng minh trong trại tập trung thực sự đã xảy ra những tội ác như hãm hiếp, tra tấn, giết người…được thực hiện bởi Eichmann. Trong quá trình xét xử Eichmann đã cố gắng bào chữa trước tòa rằng, ông ta thật ra chỉ là phục tùng mệnh lệnh, đó đều là nhiệm vụ mà cấp trên giao xuống, Eichmann coi những hành động của mình là vô trách nhiệm về mặt đạo đức khi chỉ làm nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Tuy nhiên sự bào chữa của ông ta không thực sự hiệu quả và ông ta đã bị tòa kết án tử hình vì những tội danh ghê tởm của mình.
Những lời bào chữa của Eichmann đã làm cho cộng đồng người Do Thái cực kỳ phẫn nộ. Nhưng lại có một người Do Thái ở trên đất Mỹ xa xôi, sau khi xem xong phiên tòa xét xử ông không hề phẫn nộ thay vào đó ông bắt đầu suy nghĩ về những lời biện minh của Eichmann. Sau đó ông đã thiết kế một thí nghiệm tâm lý học, để xem những lời mà Eichmann đã nói có đúng hay không, trước áp lực của những nhà cầm quyền con người sẽ lựa chọn phục tùng theo mệnh lệnh hay sẽ nghe theo lương tâm của mình. 
Và đó là tiền đề cho sự ra đời của thí nghiệm tâm lý được cho là vô nhân tính nhất trong lịch sử loài người (Thí nghiệm Milgram)
Nhà tâm lý học xã hội Stanley Milgram.
Nhà tâm lý học xã hội Stanley Milgram.

 2) Nội dung cuộc thí nghiệm.

Mục đích cuộc thí nghiệm.
Khi diễn ra phiên tòa xét xử Eichmann, Milgram lúc đó vừa mới tốt nghiệp tiến sĩ và vừa trở thành trợ giảng tâm lý học tại đại học Yale, Milgram muốn biết những lời biện minh của Eichmann có mấy phần là sự thật, nên đã cùng cộng sự tạo nên một cuộc thí nghiệm nghiên cứu về vấn đề này.
Mục đích của cuộc thử nghiệm này là để kiểm tra xem giữa áp lực mệnh lệnh của thế lực cầm quyền và đạo đức của nội tâm, con người sẽ lựa chọn cái nào. Để xem xét vấn đề này Milgram đã xin trợ cấp để thực hiện thí nghiệm từ chính phủ và đã được đồng ý, phí đầu tư mà chính phủ chu cấp cho thí nghiệm này là hơn 400 nghìn đô ngoài ra thí nghiệm này còn nhận được sự ủng hộ của đại học Yale. 
Để thực hiện thí nghiệm này Milgram cùng với các cộng sự của mình, đã đăng quảng cáo tuyển dụng 300 người tình nguyện tham gia một cuộc thí nghiệm liên quan đến trí nhớ và học tập, với giá 4 USD/giờ trên một tờ báo tại thành phố New Haven. Yêu cầu duy nhất trong tờ quảng cáo, là người tình nguyện cần trong khoảng 20-50 tuổi.
Tờ quảng cáo tuyển dụng.
Tờ quảng cáo tuyển dụng.
Thiết lập thí nghiệm.
Thí nghiệm mà Milgram thiết lập cần ba người để làm cho nó hoạt động. Trong đó sẽ có hai nhân viên thuộc tổ nghiên cứu và một người tình nguyện, mỗi một tổ sẽ gồm ba người và mỗi vòng sẽ chỉ kiểm tra một tình nguyện viên. Ba người này sẽ đóng các vai trò là người giám sát, học sinh và giáo viên. Trong đó giáo viên sẽ là những tình nguyện viên tham gia thí nghiệm, còn người giám sát và học sinh là người trong đội nghiên cứu của Milgram. Nhiệm vụ của người giám sát và học sinh sẽ là diễn kịch mô phỏng xung đột xảy ra giữa quyền lực và đạo đức để làm khó các tình nguyện viên.
Hình minh họa việc thiết lập một thử nghiệm Milgram. Người giám sát (E) thuyết phục giáo viên (T) đưa ra những gì anh ta tin là những cú sốc điện gây đau đớn cho đối tượng khác - học sinh (L).
Hình minh họa việc thiết lập một thử nghiệm Milgram. Người giám sát (E) thuyết phục giáo viên (T) đưa ra những gì anh ta tin là những cú sốc điện gây đau đớn cho đối tượng khác - học sinh (L).
Đối tượng thử nghiệm (giáo viên) sẽ được cho biết rằng anh ta đang tham gia vào một thí nghiệm ghi nhớ, vai trò của anh ta sẽ là thực hiện 1 loạt những cú sốc điện đối với học sinh nếu trả lời sai, và dĩ nhiên giáo viên và học sinh sẽ ngồi ở hai phòng riêng biệt, không nhìn thấy nhau và chỉ có thể liên lạc thông qua bộ đàm. 
Trước mặt giáo viên là một tấm bảng dài với 30 công tắc được dán nhãn với các mức điện áp tăng dần, cao nhất là 450 volt (vôn). Trong khi đó, người giám sát sẽ ngồi cùng phòng với giáo viên, giả vờ đưa bài kiểm tra cho đồng đội ở phòng bên cạnh đồng thời nhắc nhở và cảnh báo điện áp cao được dán trên những công tắc điều khiển.
Trên thực tế, những học sinh sẽ có một cuộc trò truyện ngắn với giáo viên trước khi đi sang phòng bên cạnh sau đó học sinh sẽ kết nối máy ghi âm với công tắc điện để phát ra những tiếng la hét khi mỗi cú sốc điện được truyền đi, bởi sẽ chẳng có cú sốc điện thực sự nào được diễn ra, tất cả chỉ là một màn kịch. Dĩ nhiên những giáo viên sẽ không hề biết rằng chẳng có ai bị điện giật cả, và những tiếng kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm chỉ là âm thanh được phát ra từ máy ghi âm.
Tiến hành thí nghiệm.
Khi thử nghiệm được tiến hành người giám sát sẽ đưa ra một loạt các vấn đề cần ghi nhớ cho học sinh và yêu cầu học sinh trả lời mỗi lần học sinh trả lời sai, giáo viên sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây giật điện để trừng phạt học sinh với cường độ lớn dần, tối đa là 450 volt. Dĩ nhiên, giáo viên không hề biết rằng chẳng có ai bị điện giật cả và học sinh là người trong nhóm của Milgram, ngoài âm thanh từ máy ghi âm ra họ sẽ giả vờ kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm.
Trong suốt thí nghiệm, các giáo viên tỏ ra không thoải mái và vô cùng lo lắng. Có người liên tục quệt mồ hôi trán, người thì gắng cười to một cách gượng gạo hoặc khóc lóc hỏi thăm tình trạng của học viên. 
Tuy nhiên, không có ai tỏ ý muốn dừng lại trước mức 135 volt. Khi đến gần mức 300 volt, một số người xin dừng thí nghiệm và trả lại tiền. Tuy nhiên khi được người giám sát đốc thúc và trấn an rằng sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu có bất trắc thì họ lại tiếp tục nhấn nút bất chấp những tiếng gào thét, kêu la từ phòng bên kia.

3) Kết quả cuộc thí nghiệm.

Một tuần trước khi tiến hành thí nghiệm Milgram đã thăm dò thử ý kiến của nhiều sinh viên năm cuối khoa tâm lý cũng như các đồng nghiệp và ai cũng cho rằng nếu điện áp cao hơn 150v thì dù bị đe dọa, trấn an, cũng sẽ không ấn tiếp. Hiển nhiên khi chỉ nói lý thuyết suông trên giấy, đặt ngoài môi trường áp lực đó ai cũng đều thể hiện một tinh thần rất mạnh mẽ về đạo đức.
Nhưng kết quả của cuộc thí nghiệm đã làm cho Milgram kinh ngạc, có 26 trong số 40 đối tượng 65%  đã bấm công tắc 450 vôn, tức là gần 2/3 giáo viên sẽ bấm công tắc có mức công suất điện cao nhất nếu người giám sát trấn an rằng họ sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu có  xảy ra bất trắc. Chỉ có 14 trong số 40 giáo viên kiên quyết dừng thí nghiệm trước mức tối đa 450 volt, tức có đến 65% số người tham gia đi đến tận cùng. 
Theo đó, sau khi thử nghiệm ban đầu kết thúc, Milgram đã tổ chức nhiều thử nghiệm khác với một số biến được kiểm soát để xem các yếu tố khác nhau có tầm quan trọng gì trong việc ảnh hưởng đến sự phản kháng tâm lý của một người bình thường.
Thế nhưng kết quả không khác mấy so với lần thử nghiệm ban đầu, Milgram đã phát hiện ra rằng mọi người có nhiều khả năng thực hiện các hành vi tàn bạo và vô nhân tính nếu họ có thể cảm thấy được cho phép bởi những người có quyền lực hay một số cơ quan có thẩm quyền được công nhận, mức độ sẵn sàng gây sốc điện của những người tham gia sẽ gia tăng lên khi họ cảm thấy rằng cơ quan có thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với những hành động mà họ làm.
Từ đó, ông đã đưa ra kết luận dưới sức ép của mệnh lệnh của những người có quyền, khi tự cho rằng bản thân sẽ không phải chịu trách nhiệm thì con người có thể gây ra những hành động độc ác, vô đạo đức, gây tổn thương đến người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức. Sau khi nghiên cứu này được tổng kết trong bài luận văn mang tên Behavioral Study Of Obedience được xuất bản trên tờ chuyên san Journal of Abnormal and Social Psychology.
Milgram và những người tham gia thí nghiệm đã vấp phải sự chỉ trích từ những người khác trong cộng đồng tâm lý học, sau khi ông xuất bản luận văn, họ nói thí nghiệm của Milgram là vô nhân tính và thiếu chuyên nghiệp mặc dù những đối tượng tham gia, không hề bị thiệt mạng hay có bất kỳ thương tích gì.

4) Bản chất của con người là gì ?

Vậy những người tham gia thí nghiệm có phải là những con ác quỷ đội lốt người. Đại đa số những người tham gia, đều dằn vặt nội tâm và đều thể hiện ra sự đấu tranh đối với giai cấp cầm quyền, bạn có thể chia họ thành 5 kiểu người. 
+ Mẫu người cá biệt không hề quan tâm sống chết của người khác.
+ Mẫu người phục tùng, phục tùng mọi mệnh lệnh của giai cấp cầm quyền.
+ Mẫu người thuận theo, tuy có tư tưởng đạo đức và có chút độc lập nhưng cũng chỉ là những em bé ngoan ngoãn. 
+ Mẫu người thách thức thất bại, chỉ dám thách thức chất vấn nhà cầm quyền từ 1-2 lần nếu thất bại, họ sẽ lại ngoan ngoãn như thường.
+ Mẫu người trực tiếp, họ sẽ trực tiếp thách thức những nhà cầm quyền, những người này có tư tưởng đạo đức rất vững chắc và không dễ gì nghe theo mệnh lệnh của người khác, nếu mệnh lệnh đó trái với lương tâm họ.
Mặc dù thí nghiệm của Milgram gây ra nhiều tranh cãi nhưng nó vẫn được xem là một trong những cột trụ trong lĩnh vực triết học chính trị và đạo đức học. Thí nghiệm này cũng thường xuyên được giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, ngoài ra nó cũng đã được chuyển thể thành phim Experimenter (2015).
Vậy thông qua thí nghiệm này bạn có nghĩ bản chất của con người là ác không, hay họ chỉ là những con robot được nhào nặn và lập trình bởi gia đình và xã hội từ khi còn nhỏ, bị thao túng bởi nỗi sợ hãi và luật lệ, quá yếu ớt để thách thức người khác. Hãy để lại suy nghĩ của bạn về thí nghiệm tâm lý này và bản chất của con người dưới phần bình luận.
(Nếu thấy bài viết quá dài dòng bạn có thể nghe trên kênh Youtube của Ms.Ruby)
_ Nguồn tham khảo: Genk.