Thể Thao-Kinh tế và tư duy thế kỷ mới
Thầy giáo yêu cầu viết báo cáo chương ngắn gọn, và đây là những gì mình học được qua môn kinh tế học về những vấn đề xã hội. Mọi người có thể tham khảo, xem sinh viên kinh tế thì học cái gì nhaaa !
Chương thú vị này đơn giản mình sẽ tổng kết những gì mình học được chứ không viết sâu về vấn đề nào cả. Lý do đơn giản là vì cái mình nhận thức và ấn tượng là tư duy có được sau chương học để nhìn nhận một vấn đề được đầy đủ hơn chứ không chỉ kiến thức về thể thao. Vì vậy đây sẽ là bài tổng kết chương giống tổng kết nhất nhưng có thể coi là lạc đề theo yêu cầu của thầy. Đơn giản đây là kiến thức đúc kết sau chương học của thầy Nguyễn Xuân Thành, giảng viên khoa Kinh tế chính trị đại học kinh tế đại học quốc gia Hà Nội_UEB, để mọi người hiểu nhanh chóng và đầy đủ nhất. Mình sẽ trình bày chương theo bốn cách nhận thức mà mình đã có được về thể thao, cuối cùng là kết luận những ấn tượng về chủ đề đặc biệt này. Thanks for your reading!
Level nhận thức số 1 : các bạn có thể đơn giản coi thể thao là nơi rèn luyện sức khoẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhấn mạnh là cả tinh thần.
Thể thao level này rất rẻ, chạy bộ, cầu lông, bóng bàn bóng đá, hoặc yoga hiểu chung là các hoạt động thể chất đều đặn và thường xuyên. Nhận thức tốt và áp dụng mức độ này đem lại cho chúng ta sức khoẻ, dẻo dai, bền vững. Vượt qua từng ngày những thử thách nhỏ nhỏ là mở ra một mức giới hạn mới cho bản thân, rèn được sự quyết tâm nữa... Nhiều báo cáo chứng minh thể dục đem lại trí tuệ cao hơn khi cơ thể đạt được sự cân bằng, đồng thời giảm thiểu stress, và cải thiện các bệnh tâm lí như trầm cảm. Có 1001 lí do nên gắn bó vs tập thể dục thường xuyên vì 1 triệu chứng minh giá trị của hoạt động này hiệu quả gia tăng chất lượng sống cũng như giảm thiểu bệnh tật từ cơ bản như xương khớp, cơ bắp đến tim mạch hay ung thư. Khoa học chứng minh đạp xe liên tục 1h đồng hồ đốt cháy 30% tế bào ung thư trong cơ thể. Gợi í sau khi có được nhận thức số 1 nên tìm 1 môn thể thao ưu thích và nhóm đồng đội để có tinh thần rèn luyện đều đặn.
Level nhận thức thứ 2 : Động lực xây dựng nền kinh tế đa ngành_ với câu hỏi rất hay của thầy, tại sao olympic lỗ mà các quốc gia vẫn tranh nhau tổ chức ?!
Thể thao level này từ hơi đắt đến rất đắt, và đem lại rất nhiều tiền, vậy nó bán gì mà đắt thế. Đầu tiên thời trang trong thể thao, Nike 2018 có doanh thu 38,6 tỷ$ với thị phần thế giới khoảng 41% minh chứng rõ ràng cho một đế chế tỷ đô. Theo báo cáo Sports apparel, footwear, equidment, and bike market share worldwide in 2018, by country, Thị phần đồ thể thao tại Mỹ chiếm khoảng 32,29% rồi đến Trung Quốc với 12,65% . Đi với giày, chúng ta còn có quần áo, đồ tập gym, máy móc để tập luyện....kéo theo hệ thống việc làm trải dài khắp thế giới với hàng tỷ lao động sản xuất phân phối cả hàng nhái đến hàng thật. Hệ thống đồ nhái CLC khổng lồ của Trung Quốc mà chúng ta nghe quen là hàng Quảng Châu là minh chứng tiêu biểu. Kích thích Kinh tế đa ngành còn biểu hiện trong các sự kiện thể thao toàn thế giới,đi kèm buôn bán hàng lưu niệm, thúc đẩy kinh tế địa phương với các loại dịch vụ như chỗ ở, địa điểm ăn uống,.. Lĩnh vực khác được phát triển theo là dịch vụ y tế thể thao hay các chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh. Ngoài sức khoẻ và các dịch vụ đi kèm gym, yoga, thể dục, võ thuật.. thể thao còn bán được thứ hàng hoá đặc biệt là cảm hứng, hi vọng về cuộc sống toàn diện. Đó là lí do tại sao thể thao hiệu ứng mạnh mẽ trong truyền thông, và thống kê cho thấy doanh thu các phòng gym đa số đến từ những người đóng tiền nhưng không đi tập. Đây là 1 ứng dụng tâm lí trong kinh tế rất rất là hay!
Level nhận thức số 3: Thể thao trong chính trị. Level này ko đo được bằng tiền mà còn đo bằng quyền lực và lợi ích. Tuy nhiên có thể quy ra rất nhiều nhiều $ chứ ko phải vietnamdong nữa rồi. Để dễ hiểu hơn mọi người có thể tìm hiểu các khái niệm về "ngoại giao thể thao" hay "quyền lực mềm" sẽ rõ hơn ạ !
Phát triển kinh tế đa ngành không phải tham vọng duy nhất khiến các nước đổ tiền xây dựng olympic, Seagame hay các hoạt động thể thao quốc tế. Các nước bỏ ra cả tỷ đến triệu đô tổ chức các sự kiện quốc tế để đổi lại sự “đoàn kết”. Đúng vậy,bạn không nghe nhầm đâu, nhưng không hề nhân văn như chúng ta tưởng tượng đâu. Về giá trị chính trị, thể thao quốc tế trước tiên là sự kiện phô trương thanh thế và năng lực của quốc gia. Hồ Chủ tịch nhắn nhủ: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục” bởi vì “ Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe” Những chiến thắng trong hội thể thao quốc tế khẳng định vị thế và tên tuổi quốc gia đó trong mắt bạn bè quốc tế, là một phần giành lấy sự tin tưởng về năng lực phát triển, giá trị con người của chính quốc gia này. => thương hiệu hoá quốc gia. Ví dụ khác trong xem xét đầu tư và ủng hộ từ Mỹ, Châu Âu hay các nước lớn đến khu vực châu Á, và châu Phi, trong việc giúp đỡ tổ chức các sự kiện thể thao, phát triển kinh tế thể thao không đơn giản chỉ để gắn kết các khu vực thế giới, mà còn đổi lại mở rộng tầm ảnh hưởng, và có được sự ủng hộ của các nước này khi tham gia lên tiếng các vấn đề khác trên trường quốc tế.
Đối với giá trị quản trị tình hình trong nước, thể dục thể thao là một công cụ gián tiếp mà nếu phát triển tốt, sẽ giảm thiểu các vấn đề trong xã hội. Từ vấn giảm thiểu các vấn đề bệnh tật, đến gia tăng năng lực làm việc, gia tăng giá trị lao động chung và giữ cho an ninh xã hội bền vững trong sự tăng trưởng kinh tế. Phát triển, khuyến khích không đúng hướng, đây lại là bộ phận có thể gây bạo động, ảnh hưởng đến chính trị như môn phái Pháp Luân Công của Trung quốc. Vì vậy nhà nước cần phải cân nhắc, điều chỉnh khi tuyên truyền khuyến khích các hoạt động thể thao toàn xã hội để đảm bảo sự lành mạnh.
Mỗi cá nhân nắm bắt phần nhận thức này như thế nào? Theo kinh nghiệm cá nhân học được, thành thạo và thường xuyên tập luyện một môn thể thao, cho bạn không chỉ môi trường quan hệ rộng lớn với những người cùng đam mê, mà còn là cơ hội trao đổi kiến thức cũng như rất nhiều cơ hội kinh doanh khác. Không phải tự nhiên Golf được coi là môn ưu thích của những người giàu, tuy nhiên bạn chỉ cần hiểu rằng, những người làm kinh tế tốt và ưu thích thể thao chứng tỏ họ có kiến thức và trí tuệ khoẻ mạnh, điều này dễ thu hút và tạo ảnh hưởng đến người khác. Tham gia vào cộng đồng yêu thể thao có thể mang lại cho bạn nhiều kiến thức hơn những thông tin cơ bản về sức khoẻ đấy.
Level nhận thức số 4: Tư duy nội lực phát triển xã hội, ứng dụng ở mức độ nhìn nhận xu hướng phát triển của thế kỉ mới. Đoạn này thì đo bằng lợi ích tương lai của toàn xã hội và các quốc gia rồi nên là... vô giá, không đo được.
Sau 4 cách mạng kinh tế, thế kỷ này mở ra cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nổi trội với sức mạnh vượt bậc của máy móc. Càng như thế, hơn bao giờ hết, giá trị con người càng quan trọng với yêu cầu làm chủ thời đại mới. Thay vì ngồi lo lắng máy móc sẽ thay thế mình, tại sao không tập trung tìm cách nâng cao năng lực của bản thân. Điều kiện cơ bản của thế kỉ mới ăn liền, tiện lợi nhanh chóng đã vô tình làm mất thói quen vận động của giới trẻ và các bệnh tật về cả thể lực lẫn tâm lí xuất hiện từ sớm. Vì vậy yêu cầu mỗi cá nhân không chỉ cần kỉ luật trong công việc mà còn cả kỉ luật sống lành manh nữa ( xin lỗi chỗ này hơi giọng văn , chính bản thân mình còn chưa rèn được, nhưng sẽ cố gắng)
Theo nghiên cứu những ảnh hưởng đến sức khoẻ, 50% là do điều kiện môi trường sống, 30% do thói quen thể thao, và 10% là vấn đề y tế sức khoẻ. Vậy làm sao để các quốc gia phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng, không còn cách nào ngoài việc xây dựng môi trường lành mạnh, thu hút con người. Yêu cầu các nhà hoạch định cần đẩy mạnh quy hoạch các môi trường xanh, đáp ứng nhu cầu sức khoẻ và thu hút vốn con người cho sự phát triển XH trong tương lai .
Kết luận: Nghe đao to búa lớn thật sự nhưng mà Nhận thức quan trọng nhất mà mỗi cá nhân nên nắm bắt là...nhận thức rẻ nhất, cơ bản nhất, và chính là nhận thức số 1. Bởi vì, khi mỗi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của thể thao trong việc giữ gìn sức khoẻ của bản thân, nghĩa là đã vô tình nâng cao giá trị của mỗi con người. Từ đó các giá trị 2, 3, 4 sẽ tự động liên kết và phát huy năng lực của nó, đem lại sự phát triển cho môi trường sống và toàn xã hội.
Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất