Nói nhanh cho nó vuông:  Đây là bài chử… phản biện Đinh Nguyễn, bằng cách áp dụng triết học.
Đọc 2 bài dự thi Triết học thực hành của Đinh Nguyễn tại đây: Bài dự thi 5/8bài dự thi 16/8

1. Vũ trụ Đinh Nguyễn:

Điều 1: Đinh Nguyễn luôn đúng Điều 2: Nếu Đinh Nguyễn sai , hãy xem lại điều một.
Tôi xin hệ thống lại lập luận và quan điểm cho những ai lười đọc.
a. Bài viết 5/8:
- ĐN đọc được một bài luận khoa học lập luận bằng cách phản biện đề bài nên ĐN sẽ bắt chước cách làm như  vậy (cho ngầu)
- Phủ định khái niệm “Triết học thực hành”:
+ Trong lĩnh vực triết học không có khái niệm thực hành
+ Triết học không phải một ngành khoa học (?) vì không thể “tách chủ thể để nghiên cứu”
- Vì không tồn tại khái niệm thực hành triết học nên triết học là vô dụng
- Không có ngành khoa học, lĩnh vực nào có thể đạt được đến chân lý cuộc sống nên triết học cũng vậy (?)
- Chúng ta cùng ngồi suy nghĩ, suy diễn cho vui thôi chứ triết lý gì tầm này
Phương pháp lập luận:  Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là chứng minh vấn đề đó không tồn tại.
b. Bài viết 16/8:
- Chúng ta phải là vấn đề/ đặt mình vào vị trí của vấn đề rồi mới giải quyết nó
- Nỗi sợ của ĐN – sợ mình không đủ:
+ Khi tri thức đã đạt đến độ minh triết thì không còn gì để phát triển nữa > Thế nên chúng ta phải lươn lẹo cho cố.
+ Suy diễn đến tận cùng, phải đoán được tương lai, rào trước mọi tình huống. Không thì chúng mình cứ tự tạo vấn đề, tự làm mình sợ, suy nghĩ quẩn quanh và nghĩ rằng thế giới ai cũng bế tắc như  mình thôi.
Phương pháp lập luận: Núp bóng Idol, đứng trên vai người khổng lồ. Nếu người đọc không thể phản biện được các vấn đề triết học mà  ĐN (hay chính xác là idol của ĐN) đặt ra thì không thể chứng minh ĐN sai > ĐN đúng.  

2. Chữa lỗi tư duy:

a. Triết học là gì?
Nếu sợ bản thân bị lẫn lộn vì tiếp thu quá nhiều các luồn tư tưởng, ý kiến cá nhân, chúng ta hãy định nghĩa triết học bằng mục đích nguyên thủy, lý do mà nó được sinh ra: Để trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Sự tồn tại của tôi có ý nghĩa gì trong vũ trụ này?
Sinh học nghiên cứu con người ở dạng cơ thể vật lý: Cơ thể con người hoạt động như thế nào?
Tâm lý học, xã hội học nghiên cứu con người qua chuỗi phản ứng hành vi cá nhân và tác động qua lại với môi trường xung quanh: Tôi là ai giữa cuộc đời này? Thế giới đã tạo nên tôi như thế nào?
Triết học nghiên cứu con người dưới dạng khái niệm, tư tưởng, ý thức: Tôi nghĩ mình là ai? Và tôi nghĩ  về thế giới này như thế nào?
Việc đặt ra ngôn ngữ chung, ký hiệu, hệ quy chiếu, đo lường chung để thống nhất và cùng nghiên cứu là việc làm cần thiết khi nghiên cứu khoa học. Nếu không đồng ý thống nhất thì nghỉ đi, đừng nhân danh khoa học để phát ngôn.
b. Sự ngộ nhận của Đinh Nguyễn:
Đọc 2 bài viết trên (nếu bạn lười) và đọc tất cả các bài viết của ĐN (vài bài của VHL khi vẫn còn chịu ảnh hưởng của ĐN), dễ thấy một khuôn mẫu lặp đi lặp lại: Nếu Đinh Nguyễn không biết, thì không ai biết cả.  Thuộc về Đinh Nguyễn (quan điểm, sở thích, idol,…) không thể giải quyết vấn đề thì không ai giải quyết được cả. ĐN là xu thế, ĐN là thời đại.
Mặc dù bô bô triết học là vô dụng song ĐN thực hành lý thuyết đến cùng cực nên có nhiều pha tự vả, phát ngôn ngô nghê:
- Đặt nhan đề và đi chứng minh triết học là vô dụng. Kết bài: áp dụng triết học trong mục đích giải trí cá nhân. Thực tế: ĐN dùng triết học làm bàn đạp xây dựng hình ảnh cá nhân, KOL, đi kiếm ăn, đi tán gái,…Nói triết học vô dụng khác gì nhổ vào mặt ông tổ nghề.
- “Không có ngành khoa học, nghệ thuật nào diễn giải bao quát được thế giới”: Ừ, nên TẤT CẢ CÁC NGÀNH thì hoàn toàn có thể đúng không?
- “Không thể phân chia nhánh lý thuyết và thực hành với các bộ môn “có vẻ” chỉ có phần hành động”: Văn học và thơ có nhánh lý luận văn học, phê bình văn học để nghiên cứu về lý thuyết của văn học. Diễn kịch cũng có phần biên kịch, xây dựng kịch bản, xây dựng sân khấu, đạo diễn hình ảnh, âm nhạc,… cần rất nhiều lý thuyết. Hãy tin tôi, tôi diễn kịch nên tôi biết.
- “Người nghiên cứu và chủ thể nghiên cứu của triết học không thể tách rời” aka chúng ta không thể nghiên cứu chính bản thân mình: Các bạn đã bao giờ đọc lại stt mình viết cách đây 10 năm và thấy bản thân ngày xưa phát ngôn thật trẻ trâu chưa? Bạn khi đọc lại stt và bạn khi viết stt là 2 hệ tư duy hoàn toàn khác nhau. Bạn giờ đã lớn, trải nhiều hơn, có cái để so sánh, phân tích đánh dấu sự phát triển của bản thân. Đấy là tôi nói với bạn – người đọc bài viết này, chứ loại sai không dám nhận, thấy ý kiến trái chiều nhiều thì xóa bài, khóa acc,… thấy vấn đề thì bàn lùi, đã bao giờ trưởng thành đâu mà có cột mốc để so sánh, haha. Ngoài ra nếu không thể nghiên cứu về bản thân thì chúng ta có thể nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ người khác mà, ví dụ các hệ tư tưởng của các triết học gia mà suốt ngày bị ĐN nhại như vẹt nè.
- “Kiến thức triết học, khoa học không làm con người tốt đẹp hơn về mặt đạo đức”: Đây cũng là lý do học rộng hiểu nhiều mà vẫn đi xâm hại người khác hả ĐN ?

3. Giải đáp vấn đề triết học vì tôi không thích cảm giác chưa đi đến tận cùng:

(?)Triết học phải vượt lên trên cả thế giới thực, phải dự đoán được cả sự thoái trào của chính nó:
Trả lời: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tiên liệu trước sự thoái trào của Phật giáo, khi con người bị cuốn theo thế giới vật chất, giá trị bên ngoài và mất kết nối với bản thân. Khác với các tri thức khác có thể được tiếp thu theo hình thức giảng dạy, triết học Phật phải đạt được bằng hình thức giác ngộ - tự chiêm nghiệm – self aware. Và cũng nhờ vậy, chỉ cần chữa lành và kết nối lại với bản thân thì ai cũng có thể khôi phục  tri thức Phật pháp.
(?) Why there is something rather than nothing?
Trả lời: Chúng ta dễ tìm thấy những câu hỏi với 2 khái niệm trái ngược nhau khi tìm hiểu về khoa học, triết lý, tư tưởng ở các thời đại trước. Những câu hỏi này xuất hiện để con người ý thức về tư duy phản biện, suy nghĩ đa chiều, thay vì chấp nhận sự vật, sự việc một cách thụ động, “nó vậy vì nó vốn là như vậy" ở xã hội cũ. Ở xã hội hiện tại, câu hỏi nên được đặt ra là “Tại sao chúng ta chỉ được chọn hoặc có hoặc không?”. Tại sao phải đưa nothing hay something lên bàn cân và chỉ chọn một? Liệu có tồn tại khái niệm, hệ quy chiếu nào có thể bao gồm, tồn tại cả 2 khái niệm đối lập nhau này?
Thế có khái niệm nào như vậy không? Có, Sự Tự Do. Khi bạn không là gì cả, không bị ràng buộc, bạn có thể làm bất cứ thứ gì, bất cứ khi nào vì bất cứ lý do gì.
(?) Đằng sau điểm “Chết” là gì?
Trả lời: Sự tái sinh. Khi đạt đủ chất, sẽ thay đổi về lượng. Cuộc sống vận hành theo hình xoắn ốc, mọi thứ sẽ lặp lại nhưng chúng ta với kiến thức mới và góc nhìn mới sẽ nhìn ra những vấn đề mới, những sự thật sâu sắc hơn và giải quyết nó.

4. Thế triết học có vô dụng không?

Còn tùy. Như chủ nghĩa hư vô ĐN theo thì chết là hết, mọi thứ đều là vô nghĩa. Mục đích của chủ nghĩa này là tập kỹ năng phản biện, bước đệm tư duy giúp mọi người bật lên chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa khắc kỷ. Nếu bị kẹt mãi ở tư duy tự hủy của chủ nghĩa hư vô, con người đối với bạn sẽ chỉ là cỗ máy biết ăn, ngủ, đ*,*a  và niềm vui cuộc sống sẽ chỉ để thỏa mãn những nhu cầu thể xác.
ĐN không cần vào rep bài viết này “Nhưng mà tôi có theo chủ nghĩa hư vô đâu.”. Chủ nghĩa hư vô là một giai đoạn tư duy mà ai cũng mắc phải. Nhưng mà có bị kẹt ở đó hay không thì tùy năng lực cá nhân. Bản nhân những lập luận kiểu bàn lùi và hành động bỏ chạy, né tránh giải quyết vấn đề đã đủ chứng minh ĐN thực hành chủ nghĩa hư vô rồi.
Cuối bài 16/8, ĐN có kết bằng lời khuyên của Baudrillard về chủ nghĩa khắc kỷ, kiểu học sinh cấp 3 thì hay kết bằng câu nói của danh nhân để cho bài viết thêm phần so suck. Còn ĐN có thực sự hiểu câu nói của idol không, thì tôi không chắc. Câu nói cũng bị cắt ra khỏi văn cảnh nên tôi cũng không thể giải thích nó được. Tuy vậy, nếu nó đúng là chủ nghĩa khắc kỷ thì câu nói này ám chỉ về những hiện tượng chúng ta không thể kiểm soát (sự tàn nhẫn, toxic của người khác), hãy makeno, nhưng tôi không đồng tình với hành động bắt chước, ăn miếng, trả miếng, phải chết chóc, thờ ơ ngược lại. Vì chắc gì cách Baudrilland nhìn nhận về thế giới (chết chóc, thờ ơ) đã đúng.

5.Triết học có ứng dụng gì?

Dễ thấy đã có Phật giáo chữa lành sức khỏe tinh thần cho nạn nhân bị ĐN xâm hại rồi.
Hay để trả lời các câu hỏi của ĐN nãy giờ. “Xa hơn của tư bản là gì?” Là xã hội chủ nghĩa. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, nhưng xã hội hiện tại con người vẫn chưa lên xhcn được vì còn lòng tham, mà lòng tham thì xuất phát từ nỗi sợ. Để giải quyết nỗi sợ chúng ta cần chữa lành. Chữa lành thì liên hệ Phật giáo để biết thêm thông tin chi tiết. ĐN cũng đừng lo, Phật giáo chữa lành cho tất cả mọi người, kể cả phản động nữa nè.
Bản thân ĐN cũng đã nhận ra rồi. Để trả lời "Con người là gì?", triết học đi tìm câu trả lời "Con người có thể là gì?" để chúng ta có thể tự định nghĩa chính mình bằng bằng cả sự tồn tại lẫn tiềm năng. Mạnh dạn đặt mình ngang hàng với sự tồn tại của vạn vật và vũ trụ, thẳng lưng "Tôi là một con người."
Thông điệp vũ trụ tặng Đinh Nguyễn vì hông được chế ảnh Phật đeo tai mèo :<
Nhất ĐN rồi nhớ :< Meo meo :<