Sexual Gaslighting là một hình thức lạm dụng tâm lý liên quan đến tình dục, làm tổn hại đến nạn nhân cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.
Thuật ngữ “gaslighting” đã trở thành một khía cạnh văn hóa phổ biến trong từ điển của Mỹ kể từ năm 2016. Ngày nay, hầu hết mọi người sử dụng từ này về mặt chính trị. Nhưng nó có thể được tìm thấy trong một loạt các khía cạnh văn hóa và xã hội. Chẳng hạn như sexual gaslighting – thao túng tình dục mà ta dễ dàng thấy rõ trong nhiều mối quan hệ lạm dụng và quan hệ tình dục độc hại. Việc nhận biết thao túng tình dục là điều cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe tâm thần và có đời sống tình dục lành mạnh.

Trước hết, mình cùng tìm hiểu khái niệm Gaslighting

Gaslighting là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiêu đề của bộ phim cùng tên “Gaslight” sản xuất năm 1944. Trong đó, người chồng cố gắng thuyết phục vợ mình và người xung quanh rằng cổ bị điên bằng cách âm thầm thay đổi vị trí đồ đạc trong nhà rồi khăng khăng vợ mình nhớ nhầm hoặc trí nhớ có vấn đề. Lúc ông chồng mang đèn ga lên gác xép để tìm báu vật, người vợ thấy đèn đang mờ liền nói chồng thì ông ta phủ nhận và bảo cổ chỉ đang tưởng tượng mà thôi (thực tế là ông ấy đã vặn đèn ga nhỏ xuống). Người chồng buộc vợ mình tin rằng cổ bị bệnh tâm thần thông qua các kỹ thuật thao túng tâm lý. Sự thao túng của ông đủ mạnh mẽ và thường xuyên đến mức người vợ đã tự nghi ngờ về sức khỏe tâm thần và sự tỉnh táo của mình.
Do đó mới xuất hiện thuật ngữ “Gaslighting”, một dạng thao túng tâm lý bằng lời nói. Trong đó người thao túng khiến nạn nhân phải lo lắng, bối rối, nghi ngờ về khả năng phán đoán và nhận thức thực tế của mình bằng cách bẻ cong thực tế và phủ nhận lời nói của nạn nhân.
Paige L. Sweet (2019) đề cập đến gaslighting như một thuật ngữ chỉ “các chiến lược thao túng tâm trí của những người lạm dụng” (trang 851), và lưu ý rằng nó đặc biệt hiệu quả khi “xuất phát từ sự bất bình đẳng xã hội, đặc biệt là giới và tình dục, được thực hiện trong các mối quan hệ mật thiết đầy quyền lực” (trang 852).
Nguồn: Verywellmind
Nguồn: Verywellmind
Hành vi này đôi khi được thực hiện một cách tinh vi hơn. Ví dụ, người vợ nghi ngờ chồng mình có nhân tình sau một loạt sự kiện mà cô ấy quan sát được. Người chồng có thể thao túng cô bằng cách gợi ý rằng cô bị hoang tưởng hoặc thích kiểm soát người khác để khiến cô ấy không còn nghi ngờ hoặc dõi theo những bằng chứng về sự không chung thủy của anh ta. Gã có thể cố gắng thuyết phục vợ rằng mình đang làm thêm giờ tại công ty nên phải về muộn, mặc dù cô ấy đã gọi đến công ty nhưng anh ta không bắt máy.

Vậy thao túng tình dục (sexual gaslighting) sẽ trông như thế nào?

Nền tảng của thao túng tình dục là về quyền lực. Trong đó, kẻ thao túng sẽ thuyết phục hoặc ép buộc partner thực hiện một (hoặc nhiều) hoạt động tình dục mà người đó không muốn làm (nghĩa là thiếu sự đồng thuận). Kẻ ấy sẽ khăng khăng đổ lỗi cho partner rằng: “Việc này xảy ra là do anh/em muốn vậy chứ không phải em/anh”.
Nhà tâm lý học David Wahl đã đưa ra một ví dụ đặc biệt thú vị về cách thức hoạt động của thao túng tình dục trong thực tế như sau:
“Một cô gái tham gia vào nghiên cứu của tôi (Wahl, 2020) có một partner. Anh ta chuốc rượu cô ấy cho đến khi cổ không còn đủ tỉnh táo để nhận thức xung quanh, lúc đó anh ta sẽ quan hệ tình dục qua hậu môn với cô ấy. Nếu tỉnh táo, cô ấy sẽ không đồng thuận hoạt động tình dục này. Sáng hôm sau, khi cô nhận thức được chuyện gì đã xảy ra đêm qua, anh chàng partner ấy biện minh rằng chính cổ muốn quan hệ tình dục qua hậu môn và đã yêu cầu anh ta làm điều đó.
Mặc dù quan hệ qua hậu môn không phải là hoạt động tình dục mà cô ấy mong muốn hay sẽ cân nhắc, nhưng cô vẫn cho rằng có thể mình đã làm đúng như partner nói vì lúc ấy mình đang say và đã hành động khác so với lúc tỉnh táo. Và khi sự việc trên tiếp tục lặp lại, hành vi thao túng tình dục của partner trở nên dễ dàng hơn vì thực tế, trong cô đã định hình suy nghĩ nếu trong quá khứ mình từng yêu cầu làm điều đó thì có lẽ cũng hợp lý khi cô vẫn tiếp tục lặp lại.”
Như vậy, nếu hành vi thao túng tình dục kéo dài dai dẳng, nạn nhân có thể tin rằng mình đã yêu cầu hoặc đồng ý thực hiện một hành vi tình dục trong khi thực tế lại không. Hiểu theo một khía cạnh nào đó thì đây là một phương tiện che giấu hành vi xâm hại tình dục (không đồng thuận = xâm hại) thông qua một công cụ điều khiển tâm lý cực kỳ quỷ quyệt.
Ngoài ra, người thao túng sẽ nhanh chóng loại bỏ cảm xúc hoặc không quan tâm đến suy nghĩ, mong muốn của nạn nhân. Người đó thường không đưa ra một lời xin lỗi nào. Nếu nạn nhân càng nói nhiều, người đó sẽ cố gắng kiểm soát cuộc trò chuyện và nhanh chóng chấm dứt nó.
Cuối cùng, mọi tội lỗi được đổ lên đầu nạn nhân. Ở ví dụ trên, người phụ nữ bị đổ lỗi vì đã uống quá nhiều, kiểu “Nếu em không say xỉn quá thì em đã không yêu cầu và làm trò đó”. Hơn nữa, nạn nhân có thể bị đổ lỗi vì đã vô tình gây ra mâu thuẫn trong mối quan hệ, không quan tâm đến cảm nhận của đối phương. Kẻ lạm dụng diễn vai nạn nhân để khiến đối phương cảm thấy tội lỗi – đây là một trong những vũ khí mạnh mẽ cho việc thao túng.

Mối nguy hại của thao túng tình dục

Nguồn: Theguardian
Nguồn: Theguardian
+ Kẻ lạm dụng có thể thích tham gia vào kiểu quan hệ tình dục không được bảo vệ và buộc nạn nhân phải nghe theo. Ví dụ như muốn chơi trần và bảo “Anh làm thế với người yêu cũ nhiều lần rồi mà có làm sao đâu”, hoặc đeo bao và đang đẩy đưa giữa chừng thì muốn rút ra với lý do “Anh thấy không có cảm giác gì cả, em chiều anh nhé!” Điều này khiến người bị lạm dụng có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các hậu quả khác (như mang thai ngoài ý muốn). Sự thao túng tình dục này cũng khiến nạn nhân không thể đưa ra sự đồng thuận một cách tự nguyện chứ đừng nói đến là nhiệt tình đồng ý.
+ Hành vi thao túng tình dục ảnh hưởng đến năng lực và niềm tin của nạn nhân vào giá trị bản thân. Vì vậy, họ dễ thất bại trong những trường hợp muốn trao đổi với đối phương về mong muốn, nhu cầu của mình, ví dụ như dùng bao cao su. Họ sẽ khó đạt được sự thỏa hiệp để bảo vệ lợi ích và sức khỏe bản thân trong nhiều tình huống.
+ Vì kẻ lạm dụng khiến nạn nhân phải tự hoài nghi về nhận thức và hiểu biết của mình nên nạn nhân cũng khó kết nối với người khác để nhận được sự giúp đỡ. Mình từng đọc một câu chuyện bạn trai muốn chơi trần và luôn miệng bảo mình từng làm thế với người yêu cũ nhiều lần rồi mà chẳng sao cả, thuyết phục bạn gái đồng ý, rồi khi quan hệ xong cũng không mua thuốc tránh thai khẩn cấp. Còn cô bạn gái phải đến sáng hôm sau, bạn bè thấy không ổn mới gặng hỏi lý do rồi đi mua thuốc tránh thai giúp.

Bạn có thể làm gì nếu biết mình đang bị thao túng tình dục?

Theo nhà tâm lý học David Wahl, không phải tất cả những ai đang thực hiện hành vi thao túng tình dục cũng đều nhận thức mình đang làm gì, cũng như không phải người nào cũng đều có ý định thao túng. Đó là lý do tại sao ngay khi cảm thấy mình đang bị thao túng tình dục, bạn hãy nói rõ với đối phương, một cách trực tiếp. Có thể người ấy sẽ bị sốc khi biết được cảm xúc của bạn và do đó, hai bạn sẽ cùng nhau thay đổi hành vi này theo hướng tích cực hơn.
Nhưng nếu đối phương là một người ái kỷ, họ sẽ không bao giờ thừa nhận hành vi của mình. Trong trường hợp họ biết rõ mình đang làm gì, và nhiều lần thao túng khiến bạn rơi vào tình huống không có sự đồng thuận trong tình dục thì tốt nhất là bạn nên nhanh chóng rời bỏ mối quan hệ để chấm dứt việc bị thao túng, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người đáng tin cậy. Và hãy nhớ một điều rằng, nếu bạn đang bị thao túng tình dục, bạn không hề có lỗi nào hết.
Nguồn thông tin từ:
.Ngưn.