Ranh giới giữa tôn giáo, tôn thờ một tín ngưỡng và mê tín dị đoan rất cận kề, chỉ cần sai 1 tí, lệch 1 ít là đã chuyển sang 2 thái cực khác nhau rồi. Vì thế mà bạn hãy hoạch định rõ ràng ranh giới giữa tôn giáo và mê tín dị đoan nhé, để không phải mù quán mà tin vào những điều răn dạy, vài ba câu nói mà làm hỏng đi cái bản chất con người vốn có của mình...
Cùng tìm hiểu một chút về tôn giáo, định nghĩa của các nhà triết học về chúng để có cái nhìn khách quan hơn những gì họ suy nghĩ, và cuối cùng ngó xem tôn giáo là gì qua góc nhìn của mình, một kẻ vô thần tự nhận nhé!
Với mình, tôn giáo là gì nhỉ?
Với mình, tôn giáo là gì nhỉ?
Theo Các Mác (Karl Marx, ông này chắc ai cũng biết): "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần"
Còn theo Friedrich Engels (ông này là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị, nhà triết học, và đồng sáng lập công ty đa cấp xuyên quốc gia mang tên Cộng Sản, và ổng người Đức) định nghĩa rằng: "Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …"
Thế qua quan điểm của 2 vị triết học gia trên, đại khái chúng ta đã hiểu tôn giáo là gì rồi nhỉ. Nếu chưa thì hãy cùng mình phân tích sơ lược qua nhá.
Ông này hơi xịn, và cũng khá hay...
Ông này hơi xịn, và cũng khá hay...
Tôn giáo là sự bất lực, là niềm tin hư ảo của con người vào thánh thần khi mà trải qua nhiều khó khăn để đấu tranh với tự nhiên và xã hội, là suy nghĩ sợ hãi đánh mất bản thân và tin vào một thực thể nào đó chưa xác thực, gieo thêm hi vọng cứu vớt con người khỏi nhân gian đầy bất công và khổ ải, đánh tráo khái niệm khoa học.
Haha, nghe có vẻ mình bài trừ tôn giáo nhỉ... Không đâu, mình tin vào tôn giáo, nhưng mình không tin vào cách mà họ thần thánh hóa mọi thứ lên, mình tin vào tư tưởng tiến cấp giúp bản thân phát triển, thoát khỏi những muộn phiền chứ không tin vào các lực lượng siêu nhiên một cách hư ảo.
Nhưng tôn giáo từ đâu mà ra!? Tôn giáo không phải tự có, không tồn tại trước con người đâu, chẳng qua là vì những thứ mà con người không làm được, cái mà họ chưa hiểu rõ nên họ tôn thờ, từ đó tạo nên tôn giáo đấy. Như Các Mác đã nói, con người tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không tạo ra con người. Nhưng tôn giáo chính là thứ khiến con người thay đổi, ngày càng đi xa quỹ đạo vốn có của tự nhiên, không phủ nhận, tôn giáo mang lại nhiều điều tích cực cho con người, bên cạnh đó cũng vô vàn cái ác, xấu xa.
Đối với các thời đại, văn hóa và địa lý khác nhau, chúng cũng sẽ hình thành loại tôn giáo dựa trên ngữ cảnh và hiện hữu con người nơi đó. Tuy vậy, bắt nguồn của tôn giáo chắc hẳn các bạn biết từ đâu nhỉ, là khi mà con người phát hiện ra lửa, họ đã tôn thờ và cầu nguyện mà chẳng màn chúng đến từ đâu, chắc trong bộ não non nớt của người Homo Erectus phải suy nghĩ rằng wow, ai đó đã làm ra thứ nóng bỏng này, gọi họ là gì nhỉ, human chăng, hay alien, haha, và nhiều suy nghĩ cộng thêm trí tưởng tượng phong phú, họ gọi đó là Thần, GOD, hay gòi ông dời.... chả hiểu
Lửa nè, lửa nè bây ơi, ôi dời ơi...
Lửa nè, lửa nè bây ơi, ôi dời ơi...
Sự thật là dù ở đâu, thần thoại hay tôn giáo nào, thì đó là nơi đầu tiên mà họ tìm về để nói lên những điều đau khổ, sự bất lực, yếu đuổi của bản thân mình, cầu cho ơn trên luôn che chở và phù hộ, mong mình bình an, tai qua nạn khỏi.
Trong tác phẩm "Chống Đuyrinh", ông Friedrich Engels đã cho ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.
Và đó là do họ thần thánh hóa mọi thứ mà thôi... Cơ mình vẫn không phủ nhận tôn giáo nhá! Khẳng định lại lần nữa, tôn giáo vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần vững chãi cho những người đang lạc lối, đang chưa biết tìm về đâu để giải quyết những vấn đề họ đang tồn tại. Bám víu lấy niều tin đó để họ mạng mẽ hơn là không sai, nhưng chúng ta vẫn còn có gia đình mà phải không...
Một chút suy nghĩ quá đà, một ít niềm tin mù quán, và khi bản ngã đã hoàn toàn lung lay, đó là lúc tôn giáo chuyển hóa, biến tướng thành mê tín, thành tôn thờ bất chấp, sẽ trả giá bằng bất cứ thứ gì để mong cầu những gì muốn đạt được.
Mình chẳng có khái niệm cụ thể về mê tín dị đoan đâu, đó sẽ phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng người, và cách mà tôn giáo của họ chỉ ra đâu là mê tín dị đoan. Nhưng để mà rõ thì chắc là sự mơ hồ, không hiểu và tin một cách mù quán, mê muội, không phù hợp với bản ngã con người và tự nhiên, và có thể ảnh hưởng xấu về vật chất, tinh thần và nặng hơn là liên lụy đến người thân, gia đình và xã hội chăng. Mình không phán xét cũng không đủ kiến thức và quyền hành để cho bạn biết đâu là xấu, đâu là tốt, đâu là nên và không nên, và cũng không thể can dự và quyết định vào niềm tin hay sự tôn thờ của bất cứ ai. Điều duy nhất mình làm được là tôn trọng mọi tín ngưỡng tôn giáo và cả mê tín dị đoan chăng... haha
Và có rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng đã phá hủy hoàn toàn một bộ phận niềm tin của con người rồi đấy. Mình không phê phán, khẳng định lại lần n nhé! Mình chỉ nêu quan điểm tại sao và vì sao thôi, còn việc trả lời câu hỏi là của bạn, hihi
Vái trời vái đất vái mặt trước cái lu
Vái trời vái đất vái mặt trước cái lu
Thế này nhé, phàm là tôn giáo, là niềm tin vào một điều hư ảo, không có thực, thần thánh nó từ hư vô hành hiện hữu, vậy tại sao lại không chung sống bình thường với nhau. Đạo này lấy đạo kia thì không được ở đạo này. Người này muốn thi công an, bộ đội thì không được ở đạo kia. Ông theo đạo này thì t7 cn ông đi lễ. Ông theo đạo kia thì đến buổi lại lên trên thắp nhan cầu duyên. Rồi thử cho mình hỏi, mọi thứ đã thực sự công bằng chưa ạ.
Đơn cử nhất là tại sao một tôn giáo nào đó lại phủ nhận một phần lịch sử đã tạo ra nó - Sách Enoch (bạn nên tìm hiểu qua nhé)
Và tiếp đến, là gì, chính là thần tượng và lý do mình không đu idols...
Mình chả có ai đồ một ai cả, mình chỉ thích và nghe nhạc của người nào đó thôi, cái mình thích là âm nhạc chứ thật sự không cuồng một ai như các bạn trẻ hay làm, tôn thờ, đặt họ trên cả tín ngưỡng tôn giáo, trên cả đất nước và gia đình, người thân. Bạn thấy họ có giống như một người truyền giáo của các tín ngưỡng mê tín hay làm không, haha. Thử sơ lược khái quát về những gì mình và mọi người đều biết nhé, có ai là không bênh vực thần tượng của mình không, có, nhưng lại rất ít, những hành động nhỏ của họ đều khiến các fan phát cuồng, mê mẩn, và điều gì đến cũng sẽ đến, khi đụng chuyện thì cái khiên lớn nhất của idol cũng chính là các bạn fan đó, "dù có chuyện gì thì đã có bọn em đây, cả thế giới sập xuống thì bọn em cũng đỡ cho anh mà..." nghe qua thật nực cười phải không...
Bỏ qua mọi thứ, cùng đu idols chẳng phân biệt đúng sai!?
Bỏ qua mọi thứ, cùng đu idols chẳng phân biệt đúng sai!?
Nhìn lại một vài sự việc nhé, lùm xùm của anh ca sĩ người bến tre sinh năm 95, anh gì đó diệt người phàm san gái bên trung quốc, hay mù quán với thần tượng mà ngó lơ đường lưỡi bò của các bạn fan nãn tào tại Việt Nam... Khác gì một niềm tin mù quán, xấu xa như mê tín dị đoan không. Fans ông này chửi fans ông kia, fans ông này lăng mạ fans ông kia,... các bạn có thấy tốn thời gian không ạ.
Bên cạnh một số thần tượng có fan như trên thì cũng không phủ nhận số còn lại đều có fan văn minh, lịch sự, nhưng mà, bạn có chắc là không có một con sói nào đội lốt cừu, mon men chờ chựt kích động gây war chứ... Và ngẫm lại xem, thế giới âm nhạc như vậy có giống như một xã hội thu nhỏ, có đầy đủ tôn giáo và lẫn cả mê tín dị đoan không.
Và mình thì không thích và không có idol, đụng drama là mình né né né, mình chỉ thích âm nhạc và âm nhạc mà thôi. Nên là đừng thần thánh hóa idol của mình làm gì cả, biết đâu sâu trong họ, chẳng có gì tốt lành, như câu khẩu phật tâm xà hay đi đêm với quỷ chăng...
Và, đó là quan điểm của mình về thần tượng, tôn giá và mê tín, tuy nhiên, khẳng định lại mình không có ý chê bai hay phán xét bất kỳ điều gì, mình luôn tôn trọng một cách tối thiểu.
Và What's Next!?