Có một câu trong quyển sách thói quen nguyên tử có một ý tưởng làm mình khá tâm đắc và nó là chính là minh họa mạnh mẽ cho việc con người rất phi lý trí, rất định kiến. Đó là ý tưởng đơn giản và đầy mạnh mẽ về bản chất của thói quen đó là bất cứ thói quen nào đều là giải pháp mà bộ não đã học được trong quá khứ để giải quyết cho một vấn đề cụ thể. Và do vậy, mỗi khi lâm vào một tình huống cụ thể đó, chúng ta có xu hướng thường thực hiện những giải pháp đó một cách vô thức.
Điều này đúng không chỉ với cả thói quen tốt mà cả với những thói quen xấu, những thứ mà trong suy nghĩ chúng ta coi rằng nó là điều tệ hại và làm cuộc đời chúng ta tệ đi và chắc chắn không thể nào là một giải pháp cho cuộc đời bạn được. 
Nhưng gượm đã, thay vì nhìn vào kết quả là những thói quen đã được hình thành, chúng ta bắt đầu nhìn lại về cách mà thói quen được hình thành chúng ta sẽ nhìn thấy câu chuyện đó khác đi. 
Và để dễ dàng nhìn nhận được vấn đề này, chúng ta cùng đi tới nghiên cứu năm 1989 của Edward Thorndike về hành vi của loài mèo để có thể được cách mà thói quen được hình thành. 
Edward Ông đặc biệt nghiên cứu hành vi của loài mèo bằng cách đặt chúng vào một thiết bị giống như hộp ghép hình. Chiếc hộp được thiết kế sao cho con mèo có thể thoát ra ngoài thông qua một vài hành động đơn giản như đẩy dây thòng lọng, nhấn đòn bẩy, hoặc bước lên bề mặt. Ví dụ, trong một chiếc hộp có đòn bẩy, chỉ cần nhấn vào đòn bẩy là cửa mở ra, và con mèo sẽ chạy về phía bát thức ăn bên ngoài.
Ban đầu, khi bị đưa vào hộp, các con mèo loay hoay tìm cách thoát ra. Chúng mò mẫm xung quanh cái hộp, chúi mũi vào các góc, thò móng qua các khoảng trống, và di chuyển ngẫu nhiên. Sau một vài phút khám phá, một số con mèo vô tình nhấn vào đòn bẩy, cái cửa được mở cửa, và chúng đã có thể thoát ra ngoài. Thorndike ghi chép lại hành vi của từng con qua các lần thí nghiệm. Lúc đầu, chúng di chuyển quanh hộp một cách ngẫu nhiên, nhưng ngay khi bấm vào đòn bẩy, quá trình học hỏi bắt đầu. Chúng dần nhận ra rằng việc nhấn đòn bẩy sẽ dẫn đến phần thưởng là thoát khỏi hộp và có đồ ăn. Con mèo số 12 đã thoát khỏi chiếc hộp theo các mức thời gian từng lần có xu hướng giảm dần như sau. 160 giây, 30 giây, 90 giây, 60, 15, 28, 20, 30, 22, 11, 15, 20, 12, 10, 14, 10, 8, 8, 5, 10, 8, 6, 6, 7.
Sau khoảng 20 đến 30 lần lặp lại, các con mèo đã hình thành thói quen tự động và có thể thoát ra chỉ trong vài giây. Thorndike ghi chú rằng thời gian thoát hộp của một con mèo giảm dần, từ 160 giây xuống chỉ còn 6 giây trong những lần thử cuối. Trung bình, trong ba lần thí nghiệm đầu, con mèo mất khoảng 1,5 phút để thoát, nhưng trong ba lần cuối, chỉ cần 6,3 giây. Qua thực hành, chúng mắc ít sai lầm hơn, hành động nhanh hơn và tự động hơn. Thay vì thử sai ngẫu nhiên, các con mèo bắt đầu thực hiện trực tiếp giải pháp.
Về cơ bản cách mà thói quen của con người cũng được hình thành như vậy. Hẳn những ngày đầu tiên của các bạn mới đi làm Sau một ngày làm việc dài, thường thì chúng ta sẽ cảm thấy kiệt quệ và thử làm những điều khác nhau. Chúng ta tiếp tục khám phá và BAM – người nhận ra việc chơi game giúp thư giãn, người khác thì nhận ra việc đi chạy bộ cũng giúp họ giảm bớt được những căng thẳng, với một số người khác đó là có thể là việc đọc sách. Khi phần thưởng xuất hiện lần đầu tiên, bạn bắt đầu để ý tới chúng. Và lại tiếp tục thử nghiệm và học hỏi từ những điều đó. Thông qua việc làm đi, làm lại, những điều dư thừa sẽ bị cắt bỏ và bạn nhanh chóng tiến tới giải pháp. 
Các lựa chọn trước đây đòi hỏi phải thử nghiệm, nay đã trở nên tự động, đó là lúc thói quen được hình thành. Thói quen chính là kết quả của quá trình ghi nhớ các bước bạn đã thực hiện để giải quyết một vấn đề. Khi gặp lại vấn đề tương tự, bạn sẽ ngay lập tức truy xuất ký ức này và áp dụng cùng một giải pháp một cách tự động. Ngay khi đi làm về, bạn sẽ ngồi ngay vào máy chơi game hoặc đi chạy bộ, bạn đang cố thoát ra khỏi sự căng thẳng bằng giải pháp mà mình đã học được trong quá khứ.
Vậy thì chúng ta thấy được điều gì ở đây? Những người có thói quen xấu không phải là do họ kém kỷ luật, đó chỉ đơn giản là giải pháp mà họ học được không được đánh giá cao theo tiêu chuẩn của xã hội. Và nếu bạn tiếp tục đưa những đánh giá kiểu như đó là những người thất bại, không cố gắng, thì những điều này chỉ càng là mọi việc tệ hơn. Họ bị stress nên họ càng cố gắng chìm đắm vào trong game, việc tạo thêm áp lực cho họ chỉ làm họ càng thấy tệ và stress và họ lại càng chìm nghỉm vào thế giới game. Đó là một chuyến tàu đi xuống không có hồi kết.
Vậy nếu bạn có một thói quen xấu thì thì sự hiểu biết này là một món quà. Bạn chỉ đang học được một thứ khác mọi người trong quá trình trải nghiệm của mình. Đừng xấu hổ, đừng phán xét chính mình vì việc có thói quen đó. Bạn không phải là người kém kỷ luật chỉ vì bạn đang có một thói quen xấu dù bạn muốn thay đổi nó. Chỉ là bạn chưa biết phải làm gì mà thôi. 
Và giờ sẽ là đến lúc bạn lựa chọn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các giải pháp thay thế cho giải pháp mà bạn đang áp dụng hay phá vỡ mối liên kết của nguyên nhân và giải pháp của phương pháp mà bạn đang áp dụng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về thói quen để tìm cách điều chỉnh lại các thói quen không mong muốn này. Chắc chắn không dễ dàng để có thể điều chỉnh được các thói quen không mong muốn này. Chắc chắn bạn sẽ chịu thua trước những thói quen này trong một lúc nào đó. Nhưng về lâu về dài, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các thói quen xấu này hơn và quá trình này có thể sẽ mất vài năm. Bạn có thể thua trong một trận đấu, nhưng bạn chiến thắng trong cả cuộc chiến này.
Nếu bạn có một ai đó có thói quen xấu mà bạn muốn giúp đỡ thì có lẽ bạn hãy thông cảm với những thói xấu này của họ trước đã và giúp đỡ họ từng chút một hướng họ tới những quy luật về thay đổi hành vi, thay đổi thói quen như được nêu tới trong cuốn sách thói quen nguyên tử và mong rằng họ thực sự muốn thay đổi. 
Một câu thần chú hay khác mình học được trong một cuốn sách khác có thể có tác động mạnh mẽ tới quá trình này là câu “Không phán xét, không xấu hổ” mỗi khi bạn nhìn lại những điều mà bạn đã làm trong quá khứ. Đó là bạn và là bạn ở quá khứ, nó không nhất thiết phải là bạn trong tương lai. Bạn trong tương lai là những gì bạn chọn làm trong đa số trường hợp và bắt đầu từ ngay bây giờ. Hãy kiên nhẫn, hãy dịu dàng với chính bạn và với cả người khác.
Mong là những điều chia sẻ này có thể giúp ích được các bạn. Gửi yêu thương tới tất cả mọi người!
Mời các bạn ghé thăm blog của mình tại: