Mình viết bài này chỉ để phản biện cho bài trên.

Thứ nhất, mình hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cho rằng: 
Võ thuật đã nâng lên tầm nghệ thuật trong chiến đấu đồng thời được xây dựng trên nền tảng triết học sâu sắc
Điều này là hoàn toàn hiểu sai vấn đề. Từ "Võ thuật" ( Hán việt là vũ thuật ) ý nghĩa của nó đơn giản là nghệ thuật chiến đấu . Vũ là vũ khí , thuật là nghệ thuật. Võ thuật là nghệ thuật chiến đấu hay nghệ thuật sử dụng vũ khí. Theo mình cái tên này có lẽ xuất hiện bởi nguyên bản võ thuật sinh ra từ trong chiến tranh, nó là cách con người dùng để kết liễu sinh mạng kẻ địch một cách nhanh nhất trên chiến trường. Cũng vì thế mà từ "Võ thuật" khi truyền bá sang phương tây  được gọi là "Martial Arts" - nghệ thuật của Mars , vị thần chiến tranh trong thần thoại của người La Mã. 
"Võ Đạo" là một khái niệm khó cắt nghĩa vì bản chất Võ Đạo và Đạo không có gì khác nhau cả. Đạo của người học võ cũng là cách làm người. Đạo của người không tập võ cũng có nghĩa là cách làm người. Đạo của người học văn và Đạo của người học võ đều như nhau. Vậy tại sao lại phải có từ "Võ đạo" ?
Để hiểu rõ hơn về điều này, mình muốn kể về câu chuyện về Bồ Đề Đạt Ma.
Trong truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và đưa võ học tới Trung Quốc. Ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn phái Thiếu Lâm. 
Thân là người sáng tạo ra cả 1 võ phái, tất yếu Bồ Đề Đạt Ma sẽ có võ thuật và võ đạo. Nhưng câu hỏi cần đặt ra là võ đạo của Bồ Đề Đạt Ma muốn truyền đạt được hiểu là gì? Nếu ta hiểu võ đạo sinh ra theo cách:
Các môn võ thuật thường có hệ thống quyền gắn liền với 1 đạo lý truyền đạt cho võ sinh. Điều này sinh ra võ đạo.

Vậy phải chăng võ đạo của người học võ thiếu lâm và đạo phật là 1? Chắc chắn đúng vì đối với Bồ Đề Đạt ma truyền thụ võ công chỉ là phụ, truyền bá đạo phật mới là chính.
Vậy người tu phật nhưng không học võ cũng là người có võ đạo? Chắc chắn không phải.
Vậy rốt cục phải hiểu từ "Võ đạo" như thế nào? Theo thầy của mình thì cái gọi là "Võ đạo"  là ý chỉ lấy võ nhập đạo. Người có võ đạo là người đã từ việc học võ mà ngộ ra các đạo lý lớn lao. Nên gọi là võ đạo vậy.
Nhưng chính vì thế ta nên hiểu là võ thuật và võ đạo không bao hàm lẫn nhau mà song song cùng tồn tại trong 1 người học võ. Và một môn võ thuật thì không có võ đạo. Nhưng người học võ và dạy võ sẽ có võ đạo. Thông qua việc giảng dạy võ thuật những người thầy sẽ truyền lại ý chí, niềm tin và đạo của bản thân lại cho học trò của mình. Thế nên có câu học võ là học đạo cũng là vì vậy.
Điều thứ 2, mình khẳng định boxing, fencer, muay thai hay các môn xuất phát từ phương tây đều là võ thuật. 
Trong bài viết bạn nói rằng:
Võ thuật khác với võ ở chỗ có tính nghệ thuật, hệ thống quyền và võ đạo
Như đã phản biện ở trên: võ thuật không bao gồm võ đạo. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn riêng biệt. Về tính nghệ thuật thì là quan điểm cá nhân. Ta không thể ép một người có cái nhìn giống nhau về tính nghệ thuật. Mặc dù mình không hiểu sao bạn cho rằng muay thái nhìn gay gay
Như thế này còn trông ái ái thì mình chịu bạn.
Về hệ thống quyền thì ý bạn là bài quyền hay cách ra quyền ? Nếu là cách ra quyền thì cả tất cả các môn trên đều có hệ thống quyền ( với fencer- kiếm liễu thì có tên gọi khác). Đặc biệt là muay thai có hệ thống quyền rất đồ sộ hay còn gọi là bát chi với sự kết hợp của tay,chân, cùi trỏ và đầu gối. Môn sinh Muay thai cũng có đi bài quyền. Họ hay gọi là múa Wai Kru để tôn trọng thầy dạy mình và thần linh võ đài. 
Còn nếu nói bài quyền thì cá nhân mình cho là võ thuật không phải để biểu diễn. Nếu một người tập võ thì nên hướng vào tâm vào bản thân mình. Tập võ một là để tráng kiện cơ thể, hai là để tự vệ khi cần. Võ thuật sinh ra là để chiến đấu chứ không phải để múa may quay cuồng cho người khác xem. Tính nghệ thuật duy nhất của võ thuật chỉ xuất hiện khi chiến đấu. Còn lại chỉ là tạp kỹ mà thôi. Khi mà một người tập võ vì cái bề ngoài đẹp đẽ phủ nhung thì họ đơn giản là đã đi lạc rồi.
Thực tế thì võ thuật giờ cũng đã thay đổi. Thể thao hóa nhiều hơn nên trên thực tế những phân biệt mà bạn đưa ra trong bài đã bị xóa nhòa cũng nhiều. Gần như tất cả các môn thể thao chiến đấu đều đã có 1 mẫu số chung về triết lý đó là sự tôn trọng hay tinh thần thể thao thuần túy và triết lý về khoa học thực nghiệm.
Trên hết, trong thời đại số này việc so sánh hạ thấp nâng cao 1 môn phái này so với môn khác quả thực là rất vô nghĩa. Vì đến cuối cùng, học lấy cái hay của trăm họ mới là phương thức học tập đúng đắn nhất. Một điều không hề khó trong thế giới phẳng. Có lẽ theo thời gian , cái còn lại chỉ là người học võ chứ không còn môn phái gì nữa.
P/s : Xin đừng thóa mạ những gì bản thân không tìm hiểu về.