Tản mạn về ảnh chụp của crush!

Chớ trêu rằng, kẻ biết càng nhiều về nghệ thuật và nhiếp ảnh lại càng khó bao giờ có thể chụp được một bức ảnh ra hồn.:))) Vì sao ư? Sau hơn vì sau 3 năm học và nghiêng cứu nghệ thuật thì tôi nhận ra, những nhà phê bình và nghiêng cứu rất tham lam, tham lam từ suy nghĩ đến kế hoạch để thực hiện!
Đây là bức ảnh của một cô nàng rất xinh mà tôi muốn chia sẻ với các bạn:



1. Nhiếp ảnh ra đời sau khi cho một anh chàng sinh viên kiến trúc rãnh rỗi Louis Daguerre đang tìm vật liệu cho đồ án, thật không may, lúc tìm ra gương lật thì nhiếp ảnh cũng nhe nhóm ra đời. Lúc đầu nó chỉ là một "bố cục tạo hình kì quái" thời sinh viên gì thôi, và những tấm ảnh đầu tiên chỉ là âm bản, khó nhìn, cũng như khá mơ hồ về kết hợp màu sắc.(thật ra tôi cũng chả hiểu đấy có thật là ảnh chụp hay ổng vẽ bậy lên). Nhưng rất cảm ơn vì trò tiêu khiển của ông!


2. Nhiếp ảnh hoàn thành ý niệm của Khổng tử, trong "Luận ngữ" pháp cứ, điếu văn rao giảng tại nước Lỗ có nhắc đến: "Thầy ngồi, ngắm vườn đào và én nhỏ, mắt thầy chớp, ghi lại từng nét từng nét một, vào cổ tranh, thiếp tre. Trò thầm nghĩ, giá thầy có thể chớp mắt với cả thể gian để trò được nhìn thấy cái thầy nhìn, nghe cái thầy nghe, ngắm thế gian qua đôi mắt của thầy!" Vâng, ý niệm đầu tiên về nhiếp ảnh ra đời từ đây.


3. Thế nào là nhiếp ảnh? “Nhiếp” là bắt, chụp nhanh, gọn gàng pha chút tinh tế.  “Ảnh” là cái nhìn, thấu cảm cả trước và sau khi chụp. Vâng, nếu muốn là nhiếp ảnh gia thì bạn phải dũng cảm cầm máy lên, nhanh hơn tốc độ ánh sáng, bắt lấy bất kỳ hình ảnh tuyệt diệu nào, mà có thể nó chỉ tồn tại trong khoảnh khắc tích tắc, và cô nàng này làm rất xuất sắc, chí ít là đối với tôi.


4. Vậy tại sao những gã tự cho rằng mình hiểu về nghệ thuật lại chụp ảnh chẳng mấy khi ra gì? Theo tôi, do chúng ta quá tham lam, cầu toàn và lý tưởng hóa mọi thứ. Tôi may mắn thưởng lãm qua bộ ảnh "Lock" của một nghệ sỹ người Spain (chưa tìm lại được), chụp về cảnh “một con hươu tự tử”. Cô ấy lặng lội đến rừng Sarf dãy Alpes, leo lên đỉnh núi từ 14h giờ và xuống núi lúc 18h mỗi ngày trong vòng 2 năm, mỗi lần đi mang theo một cuộn phim nhưng chỉ còn một lần bấm máy, chỉ có thể chụp được thêm một và duy nhất một tấm ảnh.

Chụp gì? Chụp hươu tự sát à? Có điều này có thể bạn chưa biết, khi một con hươu đủ già nó sẽ tìm đến mỏn đá cao nhất quanh nơi nó từng sống, đắm mình vào từng ngọn gió hy hiu, chu lên khúc âm đại cuối đời. Nếu may mắn, vào một ngày quá đói vì không có gì ăn, một con đại bàng sẽ đến và đẩy mới thịt dai nhằn, già nua kia xuống núi để ăn tạm.

Cái lạ, không có một con hươu nào có đủ dũng cảm dám để tự tay tước đi mạng sống của chính mình? Nhưng cô gái trẻ người Spain này lại không cho rằng như vậy, cô tin rằng con hươu sẽ nhảy và cô sẽ bắt được khoảnh khắc đó.

Vâng, tấm ảnh được đặt tên là “Photographers” nhưng nó chỉ chụp được hình ảnh con đại bàng tung cước đạp con hươu đó xuống núi, lúc ấy con hươu đã ra khỏi khung ảnh. Về bố cục, màu ảnh, độ tương phản, 3 mảng không gian chính và 6 mảng không gian phụ đều rất rõ, nội dung sâu, sinh động và tuyệt vời nhưng tiếc, là nó không phải giành cho “con hươu già”.

Có thể nói, nhiếp ảnh là nghệ thuật thứ 6 vì nó có rất nhiều quy tắc cũng như chẳng có quy tắc nào, như một cô gái có thể có rất nhiều mơ mộng giàu sang nhưng rồi cũng sẽ sẵn sàng chia đôi gói Hảo Hảo với người cô ấy yêu. Hãy yêu nhiều để hiểu hơn về tình yêu, yêu để biết khi nào mình đã đủ lớn để chuẩn bị nuôi dưỡng một thế hệ mới, và dạy con ta nên yêu như thế nào. Cũng như nhiếp ảnh, hãy chụp thật nhiều, thật nhiều để cảm nhận ảnh chụp đủ tinh khôn thay vì cứ học một mớ lý thuyết dạy khôn về nó.

Tôi thật sự thấy hứng thú về cô nàng học kinh tế nhưng lại rung động quá tuyệt trước khoảnh khắc này, và còn khá lâu nữa tôi mới hiểu được đằng sau bầu trời cùng con thuyền xa xa kia, thật ra “Em đang muốn bắt lấy khoảnh khắc gì?”, cho anh một cơ hội đi mà:((


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, cây, ngoài trời và nước


Kết, không như văn học mượn âm, hình, sắc, nét để vẽ vời, hay đối với âm nhạc mượn trường độ, cao độ, sắc thanh làm nền cảm xúc, hay như hội họa mượn tĩnh động, sắc độ loại màu và khoa học bố cục để điểm tô. Điêu khắc và múa là cái ôm của cảm xúc nên từng milimet đường nét, kiến trúc lại là đứa con lai mang hai dòng máu nóng, cảm xúc và lý trí, điện ảnh lại là vị ngon của món bún nước lèo chộn đều, hòa hợp, ấn tượng, giữa âm thanh và ánh sáng. Còn nhiếp ảnh thì sao?

Đơn giản nhiếp ảnh chỉ là “cái chớp mắt lưu luyến”, hãy ngồi xuống đây, tôi sẽ kể anh nghe về sự giống nhau giữa một nhiếp ảnh gia và một tay bắn tỉa, tinh tế và chuẩn sát nhưng không bao giờ quên “mỗi viên đạn luôn có linh hồn”!




Nguồn ảnh và nguồn cảm hứng: Thanh Xuân