Tâm Linh-thanh thản hay phiền muộn?
Tâm Linh, Tôn Giáo vốn là để làm cho tâm hồn chúng ta thanh thản. Thế nhưng, một nghịch lý đó là càng tìm hiểu về chúng, ta càng thấy...

Tâm Linh liệu có giúp chúng ta thanh thản?
Tâm Linh, Tôn Giáo vốn là để làm cho tâm hồn chúng ta thanh thản. Thế nhưng, một nghịch lý đó là càng tìm hiểu về chúng, ta càng thấy chẳng "thanh thản" chút nào. Sau đây là một số lý do:
Đầu tiên, nhắc đến tâm linh, ta không thể quên được các nghi lễ cúng bái. Biết bao tiền đã bỏ ra để mua các đồ cúng một cách vô nghĩa. Vì sao vô nghĩa? Vì hàng trăm, hàng ngàn thậm chí hàng triệu người thắp nhang, cúi lạy còng lưng, niệm chú mỏi miệng nhưng mấy ai được phù hộ? Thắp nhang mấy vẫn có người chết, người đau, người khổ, người nghèo thôi. Đời không phải truyện cổ tích, chẳng có Bụt, tiên nào hiện ra giúp cả. Nhiêu đó chưa đủ, tâm linh còn lấy tiền người dân qua các hoạt động bói, xem tử vi. Xem xong cũng chỉ lo lắng thêm chứ không giải quyết được gì. Tất nhiên, có nhiều hoạt động buộc chúng ta phải bỏ tiền, như giáo dục, y tế. Nhưng khác với tâm linh, chúng thực sự hiệu quả. Cùng một số tiền, nếu chúng ta cho y bác sĩ thì có khả năng chữa được bệnh, còn đưa cho thầy cúng thì chỉ có tiền mất tật mang.

Chọn y bác sĩ, đừng chọn thầy cúng
Bên cạnh đó, tâm linh còn gắn liền ma quỷ. Mặc dù chúng rất "hữu ích" khi cần ý tưởng làm sách, phim hay game kinh dị, nhưng xét theo thực tế, chúng chẳng có tác dụng gì ngoài dọa cho chúng ta sợ hãi và khiến các bậc lừa đảo có cơ hội lợi dụng lấy tiền người dân. Lấy ví dụ: bình thường bạn vẫn sống trong căn nhà đó tự nhiên khi không có ai đó đồn, nói có ma hay nhà từng có người chết thế là bạn sợ hãi, lo lắng cả mấy ngày, mấy tuần, mấy tháng thậm chí mấy năm. Những mặt này của tâm linh không nên phổ biến chút nào.

Hình ảnh trong tựa game Thần Trùng với nhiều yếu tố tâm linh rùng rợn.
Tiếp đến là số phận. Quan niệm này chỉ mang đến tự ti khi cho rằng mọi thứ đều do sắp đặt trước, con người chỉ là những con rối do Trời cao điều khiển, hoàn toàn không có khả năng tự chủ trong cuộc đời mình mà chỉ làm theo kịch bản sẵn có. Luật nhân quả thì hay hơn ở chỗ con người có thể tu tâm để thay đổi cuộc đời, thế nhưng các lý thuyết nhân quả thường viện vào "kiếp trước" để biện minh cho mọi hành động thay vì tính đến các nhân ở kiếp này. Khi thấy một người nghèo, người không tin hay không quan tâm nhân quả có thể thấy họ khổ mà giúp đỡ, nhưng người tin nhân quả sẽ nghĩ "đáng đời, ai bảo mày kiếp trước ăn ở ác chi?" Nếu họ nói điều đó ra, sẽ thật tai hại biết bao! Trong trường hợp có ai đó bị tấn công hay xâm hại, những lời như thế có thể được xem là victim blaming (đỗ lỗi cho nạn nhân), khi người ta tập trung vào những "tội lỗi" nạn nhân đã làm ở kiếp trước thay vì những gì họ đang phải chịu ở hiện tại và sự xấu xa, tàn ác của những kẻ tấn công, xâm hại họ. Những người nghèo khổ, bị hại sẽ thêm đau khổ, thậm chí có người có thể trầm cảm, tự tử. Nhắc đến tự tử, các Tôn Giáo luôn cho rằng cõi người chỉ là cõi tạm, không ít tôn giáo, giáo phái khuyến khích các tín đồ tự tử để được sớm về với Chúa, nhập Niết Bàn hay đầu thai lên cõi Trời hưởng sung sướng. Chẳng ai biết có Chúa, có Trời nào không, nhưng xác chết, cốt, tro, mộ bia,... của các tín đồ ấy thì hiển hiện, thấy rõ. Niềm tin này, khi cực đoan hơn, có thể dẫn đến cả các vụ đánh bom liều chết, như vụ khủng bố Hồi Giáo 11 tháng 9.

Thảm họa khủng bố 11 tháng 9
Tâm linh còn làm chúng ta xa rời khoa học, lý trí. Các niềm tin tôn giáo, tâm linh khuyến khích chúng ta tin vô điều kiện vào những thứ chưa được kiểm chứng, không ai thấy biết được, không mang tính falsifiability ("Phúc cho những ai đã không thấy mà tin"). Nếu xã hội chấp nhận, cho đấy là bình thường, thì đến một lúc nào đấy thế giới sẽ toàn những kẻ hoang tưởng, hành động theo bản năng, cảm tính, tin vào các thuyết âm mưu như "trái đất phẳng" hay "anti-vax (chống vắc xin)". Nhân loại phải mất không biết bao nhiêu thập kỷ, thế kỷ mới có thể đạt đến trình độ khoa học, công nghệ tiến bộ như hôm nay, mà lại đi tin tâm linh mù quáng thì khác gì người trung cổ, cổ đại hay thậm chí là nguyên thủy? Không như các quan điểm Khoa Học luôn thống nhất với nhau, các niềm tin Tôn Giáo mỗi người một quan điểm, thậm chí có khi trong cùng một tôn giáo còn có quan điểm khác nhau (các phái khác nhau) thì xung đột tôn giáo, chiến tranh tôn giáo là không thể tránh khỏi.

"Phúc cho những ai đã không thấy mà tin"
Ngoài ra, các niềm tin như cung hoàng đạo còn làm chúng ta áp đặt suy nghĩ, quy chụp vô cớ như hễ ai sinh vào các ngày thuộc cung Xử Nữ thì phải xét nét, Bảo Bình phải lập dị, Song Ngư phải mộng mơ,... Nếu chỉ vì tin cung hoàng đạo, tử vi mà nghỉ chơi một người vì "không hợp" thì hoàn toàn chẳng phải điều tốt.

Lớp học Mật Ngữ- Bộ truyện tranh về 12 cung Hoàng Đạo.
Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác về tâm linh nhưng tôi xin dừng tại đây, bấy nhiêu cũng đủ cho ta thấy cách tâm linh, tôn giáo ban phiền muộn đến thế giới này rồi.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
LucasdaKool
Các ông nghĩ sao?
- Báo cáo