Nói nhiều sẽ bị pha loãng chủ đề, ý tứ được giải nghĩa nên khi người ta hiểu vấn đề họ sẽ không còn nhớ đến câu chuyện nữa.
Nói ít sẽ làm tiếng nói trở nên có trọng lượng hơn. Mỗi lời nói ra là một lời phán truyền. Nói ít sẽ tạo ra ngôn từ đa nghĩa khiến người khác phải tư duy và suy nghĩ. Nói ít khiến người nói được làm chủ đoạn hội thoại.
Im lặng lắng nghe là cách làm chủ hoàn toàn đoạn hội thoại. Người lắng nghe giống như một quan toà phán xử xem kẻ đang nói đối diện có sơ hở gì hay không. Cũng khiến khẻ đối diện bối rối. Càng bối rối họ càng nói nhiều để khoả lấp sự bối rối đó.
Chiến thuật tâm lý nằm ở việc ai lắng nghe nhiều hơn ai. Ai nói ít hơn ai. ai làm chủ tình huống hơn ai.
Đặt câu hỏi chính là một cách thao túng đoạn hội thoại. Đặt câu hỏi để lắng nghe, đặt câu hỏi để thăm dò, đặt câu hỏi để không phải nói nhiều, và đặt câu hỏi để trao quyền bị động cho người khác.
Con người phần lớn thích trả lời, thích giãi bày, thích thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của mình cho người khác. Mục đích là để người khác đánh giá cao bản thân họ. Tuy nhiên, họ càng thể hiện bao nhiêu bản thân họ càng thấp bấy nhiêu.
Đó là nguyên tắc thao túng tâm lý trong hội thoại.