Mọi người có bao giờ gặp một vấn đề và tâm trạng rơi xuống vực thẳm, hoang mang và gần như cuộc sống đảo lộn? Sau đó mọi người bắt đầu tìm người tư vấn tâm lý và xin lời khuyên, mình cá rằng thế nào trong đống lời khuyên đó cũng có câu “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”. Hôm nay mình sẽ nói với các bạn tại sao lời khuyên đó là lời khuyên tệ hại và lười biếng nhất trên đời.
Sao mà ổn được mà cứ khuyên hoài vậy? ::)
Sao mà ổn được mà cứ khuyên hoài vậy? ::)

Các vấn đề của lời khuyên “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi”

Cái tác hại cốt lõi nhất của lời khuyên này đó là nó làm cho mọi thứ nhìn có vẻ ổn hơn và bạn sẽ cất cái chuyện buồn của bạn vào một góc và an ủi bản thân rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thôi, mặc dù là chuyện đó vẫn chưa được giải quyết. Theo quyển sách “Con đường chẳng mấy ai đi” của tác giả M. Scot Peck thì ông có so sánh rằng so với việc giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhảu vội vã thì việc phớt lờ cái vấn đề đó đi còn tệ hơn. Sai lầm đó là người ta hy vọng rằng các vấn đề sẽ tự biến mất mà không phải làm gì cả. Các bạn thật sự tin rằng để cái vấn đề đó lại thì tự nó sẽ giải quyết được nó hả? Không đâu, tin mình đi. Bao nhiêu lần thằng bạn của bạn đến trễ khi khi đi chơi rồi bạn cứ tặc lưỡi là sẽ ổn hoi rồi kệ. Bao nhiêu lần, bồ bạn không rep tin nhắn và bạn nghĩ là mọi thứ sẽ ổn hoi. Bao nhiêu lần bạn học bài mà không hiểu rồi cũng đóng tập vở lại rồi đi chơi, đi nhậu tin là mọi thứ sẽ ổn hoi. Bao nhiêu lần bạn làm công việc này mà ngày nào cũng móng trông được đi về và được xin nghỉ phép và vẫn tin sẽ tốt hơn thôi. Mấy cái vấn đề đó sẽ không bao giờ ổn cả. Thật ra có một việc rất hiển nhiên mà rất ít khi chúng ta tự nhìn nhận và làm được đó là: Việc tốt nhất để giải quyết vấn đề là giải quyết các vấn đề đó. 
Ngoài ra thì việc này cũng khiến chúng ta đè nén cái cảm xúc của mình xuống và mình không phải đối diện với việc đó. Càng về lâu dài mọi người sẽ chỉ đợi cho cái giọt nước tràn li và mọi người sẽ nổ cái bùm thôi. Ngoài ra thì càng lâu dài mọi người sẽ mắc phải “Tích cực độc hại”. Tích cực độc hại là việc né tránh cảm xúc tiêu cực và đè nén những cảm xúc thật sự của bản thân. Những biểu hiện của cảm xúc độc hại này bạn có thể thấy ở Joy trong Inside Out. Joy luôn muốn mọi thứ tích cực và tin rằng bản thân chỉ cần vui là sẽ được hạnh phúc. Con người chúng ta không phải là máy tính hay robot, chúng ta có những cảm xúc, và những cảm xúc đó sẽ giúp chúng ta người hơn và cũng như là chỉ dẫn về việc chúng ta là ai, chúng ta ghét gì, chúng ta thích gì. Việc càng đè nén cảm xúc chỉ khiến chúng ta mệt và lâu dần sẽ chai sạn hơn. Việc che giấu cảm xúc thì về lâu dài bạn sẽ cảm thấy tội lỗi nếu bạn không vui vẻ như mọi người xung quanh và bắt ép mọi người xung quanh cũng phải vui vẻ và tích cực nhìn bạn. Điều này sẽ khiến mọi người xung quanh không còn có thể bộc lộ cảm xúc khi ở cạnh bạn nữa cũng như họ và bạn sẽ càng lúc càng cô đơn hơn, không còn sự kết nối nữa. Bạn cứ tưởng tượng bạn sợ hãi với việc người ta sẽ khóc, sẽ than vãn và đau khổ trước mặt bạn, bạn né tránh và nói là mình không thích việc đó, bạn tỏ thái độ khó chịu với họ. Dần dần các bạn của bạn sẽ rất ngại khi chia sẻ việc buồn với bạn và sẽ không dám nói chuyện với bạn nhiều nữa. Tại vì khi gặp nhau update cuộc sống cho nhau, chúng ta đâu thể chỉ nói chuyện vui được, cuộc sống chắc chắn sẽ luôn có nỗi buồn. Mình rất thích những video khi tụi nhỏ quấy khóc và ba mẹ chúng chỉ ở bên cạnh nghe và đợi cho cảm xúc của chúng bình ổn lại. Mình thấy là đây là tình yêu vô điều kiện và rất ấm áp, bởi vì tưởng tượng dù bạn vui hay buồn mọi người đều ở cạnh bạn. Điều đó sẽ khiến bạn vững chãi và kiên cường vượt qua mọi chuyện tốt hơn.
Việc che giấu cảm xúc thì về lâu dài bạn sẽ cảm thấy tội lỗi nếu bạn không vui vẻ như mọi người xung quanh và bắt ép mọi người xung quanh cũng phải vui vẻ và tích cực nhìn bạn. Điều này sẽ khiến mọi người xung quanh không còn có thể bộc lộ cảm xúc khi ở cạnh bạn nữa cũng như họ và bạn sẽ càng lúc càng cô đơn hơn, không còn sự kết nối nữa. Bạn cứ tưởng tượng bạn sợ hãi với việc người ta sẽ khóc, sẽ than vãn và đau khổ trước mặt bạn, bạn né tránh và nói là mình không thích việc đó, bạn tỏ thái độ khó chịu với họ. Dần dần các bạn của bạn sẽ rất ngại khi chia sẻ việc buồn với bạn và sẽ không dám nói chuyện với bạn nhiều nữa. Tại vì khi gặp nhau update cuộc sống cho nhau, chúng ta đâu thể chỉ nói chuyện vui được, cuộc sống chắc chắn sẽ luôn có nỗi buồn. Mình rất thích những video khi tụi nhỏ quấy khóc và ba mẹ chúng chỉ ở bên cạnh nghe và đợi cho cảm xúc của chúng bình ổn lại. Mình thấy là đây là tình yêu vô điều kiện và rất ấm áp, bởi vì tưởng tượng dù bạn vui hay buồn mọi người đều ở cạnh bạn. Điều đó sẽ khiến bạn vững chãi và kiên cường vượt qua mọi chuyện tốt hơn.
Mọi người có thể xem thêm về Tích cực độc hại trong phim Inside Out ở bài viết này:
Và xem thêm video về việc càng đè nén càng đau khổ hơn ở đây:

Tại sao chúng ta lại đi khuyên cái lời khuyên nhảm nhí này?

Cái lí do tại sao chúng ta lại hay phớt lờ các vấn đề và tự nhủ mọi thứ sẽ ổn hoi đó chính là việc thật sự giải quyết chúng rất là khó và sẽ đau khổ hơn rất nhiều so với việc cứ kệ đi và đợi mọi thứ bung bét hết cả lên. Mình từng có một người bạn, bạn đó rất chấp niệm với việc sẽ phải làm chung việc nhóm với mình, còn mình thì không thích làm chung việc nhóm với bạn ấy vì rất nhiều lí do khác nhau, nhưng không phải vì mình không thích bạn đó hay sao cả. Mình cứ mặc kệ cái vấn đề đó, mình nhịn và vẫn làm việc chung nhóm dù rằng mình không thích bởi vì mình sợ phải có một cuộc nói chuyện thẳng thắn với bạn ấy. Kết cục là một lúc mình không chịu nổi và không chịu chung nhóm với bạn nữa, hai tụi mình đã cãi nhau to và kết cục là không chơi với nhau nữa. Mình sau này đã hiểu ra là việc chọn đương đầu với một vấn đề nào đó đúng là sẽ rất không thoải mái và rất rắc rối và vô vàn khó khăn nhưng nó sẽ đổi lại là sự thoải mái và vui vẻ sau này. Như sau quyển sách “Con đường chẳng mấy ai đi”, việc này cũng đồng nghĩa rằng bạn chấp nhận đình chỉ cái vui sướng bây giờ để đổi lấy sự khoan khoái sau này.
Lí do tại sao mọi người hay đưa ra lời khuyên này đó chính là mọi người lười trong việc lắng nghe và phân tích tình huống của người đối diện. Việc này dễ hơn cực nhiều. Như kiểu bạn đi nói cái vấn đề của bạn với bạn bè và ye bạn của bạn nói: “Ok, không sao không sao, mình chỉ cần đi nhậu đi chơi là ổn hoi.” Đó là việc dễ dàng hơn rất nhiều so với việc ở bên bạn gần 3-4 tháng hay thậm chí 1 năm để nghe bạn than vãn, bóc tách từng lớp cái vấn đề của bạn và giải quyết từ từ cùng bạn. Mọi người sẽ có xu hướng chối bỏ sự thật bạn đang rất quằn quại, đau khổ và cần rất nhiều thời gian để ở bên và sự lắng nghe từ họ.

Làm sao để tích cực lành mạnh hơn?

Vậy làm sao để chúng ta có thể bộc lộ cảm xúc và vượt qua các trở ngại trong cuộc sống một cách lành mạnh hơn? Thật ra có những lời khuyên khá là đương nhiên cho cái vấn đề này như là: Nên bộc lộ cảm xúc nhiều hơn, lắng nghe bạn bè của mình, hay là chịu khó giải quyết vấn đề đi. Mình thấy nó cũng hời hợt lắm. Bản thân mình là một người che giấu cảm xúc và rất hiểu là có những người không có trách nhiệm phải hứng chịu mớ cảm xúc hơi khó nhai, mình có một số lời khuyên như sau:
- Bạn nên đặt lịch trong tuần cho một buổi xem phim buồn hoặc là nghe nhạc buồn, … và giải quyết mớ cảm xúc của mình. 
- Bạn nên có buổi la hét, giận dữ đấm gối, đấm gấu bông hay đại loại vậy mỗi sáng hoặc mỗi tuần tùy thôi cảm xúc của bạn để giải tỏa. 
- Journal hoặc quay video lại những cảm xúc, sự tức giận, sực buồn bã của bạn, bạn không cần coi lại sau này đâu. Những việc này sẽ giúp bạn ổn định lại cảm xúc và hiểu cảm xúc, biết tại sao mình lại cảm thấy như vậy.
- Bạn nên kiếm những người trưởng thành trong cảm xúc để tâm sự. Biểu hiện của những người này là: “T thấy là m đang không ổn á, có chuyện gì vậy?”, “M ổn không?” Đó là những người sẵn sàng nghe bạn. Còn những người mà: “Thôi đừng buồn, đi nhậu đi, làm điếu nè” là những người bạn không nên đi tâm sự lắm. 
- Cuối cùng là tập lắng nghe người khác, việc bạn không phớt lờ cảm xúc người khác cũng là bước đầu để luyện sự trắc ẩn với mình và người khác. 
Tóm lại là khi ai đó gặp chuyện buồn, nếu có thể lắng nghe và giải quyết cùng họ thì quá tuyệt nhưng ít nhất hãy hiện diện và nghe họ chứ đừng khuyên “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.” Còn khi bạn gặp chuyện buồn, hãy đối diện với cảm xúc của mình, thương yêu nó và lắng nghe, thấu hiểu, đừng bỏ mặc cảm xúc của mình, vì điều đó chỉ có nghĩa bạn đang bỏ mặc chính bạn thôi.