Tại sao lại gap year ?
Đã dám mơ thì phải dám đi. Đã dám hứa thì phải dám làm
Viết ( đối mình viết như việc reflection bản thân) sẽ là thứ vũ khí tốt nhất giúp đẩy bản thân mình đi xa nhất trong hành trình phát triển bản thân. Và một điều chắc chắn rằng trong thời gian gap year này mình sẽ xem spiderum như một nơi để mình có thể chia sẻ kiến thức mà mình học được, những trăn trở và đặc biệt hơn là những tâm sự của mình.
1. Tại sao mình lại gap year ?
Có lẽ, để hiểu vì sao mình gap year sẽ quay lại thời điểm lúc mình đang học cấp 3. Mình đã mải miết cả 4 năm cấp 2 để rồi được vào đúng trường ngôi trường chuyên theo đúng nguyện vọng của mình. Nhưng có lẽ mọi thứ không như màu hồng. Mình nhận ra, mình không thích môn chuyên của mình hiện tại. Khoảng thời gian đầu cấp 3 như một dấu bỏ ngỏ cho mình, mình không biết phải làm gì tiếp theo.
Cho đến khi mình biết được ở Việt Nam, có một ngôi trường đại học đi theo triết lý giáo dục khai phóng - Fulbright University. Ngay từ lần đâu tiên biết về trường, mình đã đinh đinh rằng mình sẽ theo học ngôi trường này. Nhưng có lẽ, mọi thứ không được may mắn, sau 2 lần apply vào Fulbright University thì mình chỉ dừng lại ở waitlist của trường. Đó cũng là lúc mình nhận ra sự khao sát với giáo dục khai phóng của mình rất lớn. Đó cũng là nơi có thể giúp mình được tự do trong học thuật.
2. Gap year cần những yếu tố gì, theo mình nghỉ ?
Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius "Be tolerant with others and strict with yourself"
Yếu tố đầu tiên không thể thiếu đó là tính kỷ luật. Có hiểu nói rằng năng lực giúp chúng ta thăng tiến, nhưng tính kỷ luật sẽ giúp chúng ta đi xa nhất có thể.
Mình nghĩ ngoài những thứ mình thích học ở thời điểm hiện tại như nghiên cứu, triết, IELTS. Đôi lúc thích thôi chưa đủ, mình bắt buộc phải rèn bản thân vào một khuôn khổ nhất định để có thể đưa bản thân đến được mục tiêu mà mình đặt ra.
Because most of what we say and do is not essential. Ask yourself at every moment, " Is this necessary" - Marcus Aurelius.
Yếu tố thứ hai quan trọng không kém đó là kỹ năng tư định hướng và sự tự nhận thức. Câu hỏi " Is this necessary " của hoàng đế La Mã là câu hỏi để giúp mình có thể tự đặt ngược lại câu hỏi cho bản thân và định hướng trong mỗi hoạt động mà mình làm.
Một ví dụ đơn giản về kỹ năng tự nhận thức: : Thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh đang diễn ra rất căng thẳng từ việc học cho đến hoạt động hay công việc đều chuyển qua online hết. Nên đôi lúc mình hay mọi người đều không thể tránh khỏi yếu tố xao nhãng. Nên kỹ năng tự nhận thức khi mình đang đắm chìm trong một việc khác thay vì việc học là rất quan trọng. Từ đó, chúng ta có thể bình tâm kéo mình lại chính công việc đang làm ở hiện tại.
Thời gian là vàng !!!
Yếu tố thứ 3 là quan lý thời gian và tối ưu hoá thời gian. Thú thật, mình cũng là đứa thật sự chưa kiểm soát tốt thời gian. Trong quá trình phát triển sau này, mình sẽ viết bài nói về việc mình quản lý thời gian như thế nào sau khi mình thật sự làm tốt được được nó.
3. Mục đích gap year ?
Đứng trước mỗi quyết định quan trọng của cuộc đời, mình tin chắc rằng mình hay mọi người đều vò đầu suy nghĩ rất kỹ mới đưa ra quyết định. Mình cũng vậy, có quá nhiều vấn đề xung quanh mình. Nhưng có lẽ mục đích cuối cùng gap year của mình là theo đuổi liberal arts đến cùng. Mình biết rằng nếu bây giờ mình mở lòng với một trường đại học khác cũng được thôi nhưng mình cảm thấy nó thật sự không vựa vặn với mình.
Rồi mọi chuyện sẽ ngăn nắp đâu vào đó.
Đã dám mơ thì phải dám đi. Đã dám hứa thì phải dám làm.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất