"Tại sao chúng ta lại nghiện game?"
Đây là bài viết từ một kẻ nghiện game cho đến hết năm học lớp 9. Đầu tiên, có lẽ tôi nên nói đến cơ duyên của mình đến với game. Những...
Đây là bài viết từ một kẻ nghiện game cho đến hết năm học lớp 9. Đầu tiên, có lẽ tôi nên nói đến cơ duyên của mình đến với game. Những game đầu tiên tôi chơi là những game trên web máy tính vào những năm 2008-2010. Lúc đấy còn bé quá, với cả thấy bố mẹ làm việc trên máy tính nhiều nên theo bản tính của trẻ con cũng học đòi mà làm theo. (một lưu ý nhé, bố mẹ nào muốn con không tiếp xúc với các thiết bị di động thì đừng dùng trước mặt chúng, nên vào phòng riêng hay đâu đó để dùng, nếu không muốn con nghiện từ quá sớm.)
Tiếp đến đây tôi sẽ kể câu chuyện của mình. Thì cái thuở những năm 2010 ấy mà, trẻ con mà động vào máy tính có cái kết như nào thì mọi người đồng lứa với tôi sẽ rõ ( đa phần thôi nhé ), hiển nhiên là bị đánh rồi. Đồng thời đó cũng là lí do mà tôi ăn đòn suốt thời điểm tuổi thơ. Tôi chơi nhiều đến mức mà, dòng họ ai cũng biết tôi chơi game, và mỗi khi đến nhà ai là tôi đều viện cớ này nọ để được chơi, và hiển nhiên là đa phần sẽ không được đáp ứng.
Cho đến tận những năm lớp 9, thói quen của tôi vẫn không thay đổi nhiều đặc biệt là các thói quen liên quan đến game. Cho đến khoảng HK 1 năm lớp 9, tôi nhận ra rằng mình đã bỏ bê việc học quá, và đó cũng là lí do tôi bắt đầu rời xa game dần, dành thời gian cho nó ít hơn. Và cho đến kì thi cuối cấp vào một trường chuyên ở Việt Nam, lúc đó tôi rớt nguyện vọng 1 là chuyên Toán, nhưng vẫn còn may mắn là đậu được vào nguyện vọng 2, từ đó, tôi dành ít thời gian cho game hơn, có ngày sẽ không chơi nhưng tuần nào cũng sẽ chơi một ít ( khoảng 1-2 tiếng vào ngày T7 nếu tôi rảnh). Cũng nhờ vậy mà tôi dần rời xa con đường này.
Sau khi bỏ game ra dần thì tôi dành nhiều thời gian cho việc học và đọc sách hơn, nhưng việc học trên trường vẫn là một cái gì đó rất nhàm chán, vẫn luôn luôn là như vậy từ khi tôi còn bé đến giờ, kể cả môn Toán mà tôi rất yêu quý, dưới chương trình của SGK cũng làm nó trở nên buồn chán đến lạ. Học trên trường chán, tôi chuyển sang đọc sách, và nói thật lòng thì đến giờ tôi vẫn ngạc nhiên vì cuốn sách đầu tiên tôi đọc là :"Phân tâm học nhập môn" của Sigmund Freud, một cuốn sách mà cho đến hiện tại là tôi đã đọc đến lần thứ 3 rồi đấy, nhưng vẫn chỉ hiểu tối đa là 60% thôi.
Đó là câu chuyện của riêng cá nhân tôi, và sau đây là phần phân tích của một kẻ đã từng rất nghiện game. Phần đầu tiên là nguyên nhân, nguyên nhân mà tôi thấy có vẻ khách quan nhất là tính tò mò, vì tò mò là một phần bản năng của con người. Nhưng không phải ai tò mò xong cũng bị nghiện, có một bộ phận thấy game chán xong sẽ bỏ đi, tuy nhiên số này không nhiều.
Bây giờ là phần nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân đầu tiên theo tôi, đó là game khiến cho con người ta cảm thấy mình được công nhận về mặt nào đó. Cụ thể hơn, đối với những đứa trẻ, hay những người thiếu sự công nhân bên ngoài xã hội vì một lí do nào đó, học thường chọn game như một cách để khỏa lấp, chọn nó như một cách để công nhận bản thân mình. Hiển nhiên, sự công nhận này con người ta tìm là hoàn toàn phụ thuộc vào bản năng, cũng như con người ta phụ thuộc vào tình dục. Đó là lí do tại sao mà bạn có thể thấy rằng những kẻ nghiện game, thường sống trong một gia đình thiếu thốn tình thương, sự quan tâm và hiển nhiên là không hạnh phúc.
Nguyên nhân thứ hai đó là cách game giữ cho con người ta dấn thân vào nó. Đó chính là sự "lên level" trong game, nó khiến cho con người có một cái gì đó phấn đấu, qua đó mà con người ta đạt được "thành tựu" một thứ mà rất nhiều người khao khát nhưng không được cuộc sống thực tế công nhận, bằng những màn săn boss, các event hay sự kiện trong game, game khiến cho con nghiện phải nhìn nhận game như thể đây mới là thế giới dành cho con nghiện.
Sau đây là một hoặc một vài giải pháp tôi đưa ra, dựa trên những nguyên nhận trên. Đầu tiên, tôi phải nói rằng tôi sống trong một gia đình rất "Việt Nam", và hiển nhiên quan niệm sống các thứ chắc cũng chẳng khác những gia đình khác là bao. Và điểm đặc biệt của gia đình "Việt Nam" chính là phụ huynh tự cho mình biết hết tất cả về con, và đồng thời bỏ qua tầm quan trọng của các vấn đề sức khỏe tinh thần. Do vậy việc đưa một đứa trẻ nghiện game đến đứa bác sĩ điều trị là một điều sẽ xuất hiện với hiện suất dưới 1%, thay vào đó là dùng cách dạy thú để dạy con phục tùng như đám dân phong kiến ( dùng đòn roi). Nhưng có lẽ các vị phụ huynh hoặc thật sự không biết hoặc đã bỏ quên một điều, sự tiến hóa của con người nằm ở bộ máy tâm trí, những thứ mà con người bị dồn nén sẽ không chỉ biến thành chịu đựng, mà nó sẽ còn trờ thành phản kháng, tạo nên các loại tâm lí lệch lạc, đó chính là sự đáng sợ của một con người so với con thú. Đó là tại sao chúng ta thấy những sự việc giết cha mẹ hay ông bà của những kẻ nghiện trên mặt báo, nhưng mà không thật sự biết được nguyên nhân. Nên tôi thành thật khuyên, mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh nên quan sát con mình cho tử tế vào, và hãy tìm hiểu nguyên nhân cặn kẽ trước khi dùng cái thứ gọi là "thương cho roi cho vọt".
Bài viết của tôi đến đây kết thúc!!!
Do đây là bài đầu tiên nên ắt hẳn còn nhiều thiếu sót, mong mọi người thông cảmmm.
English Zone
/english-zone
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất