Close-up of a person's hands on the keyboard of a MacBook
Photo by Glenn Carstens-Peters in https://unsplash.com/photos/npxXWgQ33ZQ

Tháng 10 vừa qua, là lúc cảm thấy bản thân có nhiều thay đổi nhất. Đó là nhờ việc viết bài liên tục và đăng bài trên Medium (chắc cộng đồng Spiderum ai cũng biết rồi nhỉ). 
"Blogging every day clarifies my thoughts -- it helps me notice things. It’s one of the most important practices of my profession.” - Seth Godin
Cũng vì được truyển cảm hứng bởi câu nói ở trên và thế là quyết định chọn thử thách cho tháng 10 là viết (mà lại bằng tiếng Anh mới khổ chứ).
Và đâu là những gì mình nhận được sau thử thách này?

1/ Đương nhiên là khả năng viết được trau dồi hơn rồi.

Kỹ năng viết, được xem là một kỹ năng rất quan trọng trong thể kỷ 21. Ở Đại học, bạn phải viết luận, viết báo cáo, viết tin nhắn tán gái,... Rồi sau khi đi làm, bản phải viết giấy tờ, thư ngỏ, đơn xin tăng lượng. Cho nên, việc tập viết thường xuyên là không thừa. 
Viết cho người đọc hiểu lại càng khó, rất khó so với viết nhật kí, nhắn tin tán gái. Bài học mình nhận được khi viết liên tục trong 30 ngày đó chính là bài viết của mình rất tệ, vì sao? Không có thời gian để đọc lại bài viết của mình (viết xong mà đọc lại liền thì cũng như nhau thôi, nên kiểm tra vào ngày hôm khác sẽ tốt hơn).
Đối với mình, viết nhiều, cải thiện "cơ viết", nhưng chưa chắc mình đã hiểu được việc viết thế nào cho đúng, cho hay. Nếu bạn là một người có thời gian giới hạn (như mình chỉ dành 1h mỗi ngày trước khi ngủ), thì nên phân lịch ra để đọc kiến thức về cải thiện cách viết, viết và chỉnh sửa trong 3 ngày. 
Tuy nhiên, thử thách 30 ngày sẽ rất tuyệt để bắt đầu một cái gì đó mới mẻ để tạo thành thói quen.

2/ "Cơ bắp ý tưởng" và khả năng tập trung được cải thiện rõ rệt

Lúc mới viết, ngồi rặng cả tiếng ra được vài dòng. Nhưng đến khoảng ngày thứ 23, 24, một khi đã đặt bút xuống viết, à nhầm đặt bút xuống gõ thì đi theo một hơi khoảng 30 phút. Nhìn lại cũng được một bài 300 từ.
Chợt hiểu ra rằng James Altucher nói không sai, sự sáng tạo không phải thiên tài gì có, mọi người đều có thể rèn luyện được. Áp lực về công khai thử thách và về thời gian sẽ khiến bản thân mình sáng tạo hơn rất nhiều. 
Cùng theo đó, viết liên tục, tập trung vào "dòng chảy suy nghĩ" cũng khiến bản thân mình tập trung sâu hơn.

3/ Bắt đẩu nhỏ để tạo thói quen. Nhưng cũng cần kỷ luật để vượt qua thách thức.

Đã có nhiều lúc bạn cũng muốn tạo 1 thói quen như tập thể dục, đọc sách mỗi ngày hay học tiếng anh. Nhưng kết quả thì sao? Được 1, 2 ngày thì đâm ra nản. Kỷ luật bản thân bằng cách công khai, chia sẻ cho bạn bè biết là một cách hay giúp bản thân tạo thói quen.Công khai thử thách khiến bản chịu trách nhiệm, danh tiếng với chính những gì bạn làm.
Chắc chắn khi thực hiện, sẽ có giai đoạn nản chí và mất chuỗi, và đây chính là lúc cần sự kỷ luật để vượt qua. Nếu vượt qua giai đoạn này coi như bạn đã hình thành được thói quen rồi đấy.
Nhiều khi cảm thấy nản, nhưng để không mất hứng, cũng ráng ngồi xuống gõ khoảng 20 phút, được vài dòng thôi, gom lại 3 ngày cũng thành 1 bài. Thà viết ít vẫn còn hơn là bỏ. Hãy để hành động chi phối động lực, chứ đừng chờ đến khi có động lực mới hành động.

Kết

Những bài viết về gần cuối tháng, đều có người **vỗ tay**, dù 1 hay 2, nhưng cũ đủ truyền động lực cho mình. Nhất là trình độ anh văn tập viết của mình như thế này.

Viết đơn giản chỉ là một kỹ năng, một sở thích. Và chắc chắn, kỹ năng đều có thể đều học được thông qua rèn luyện mỗi ngày. Có thể không cần nhiều thời gian, 30 phút mỗi ngày là đủ.
Nhờ viết vậy, khả năng tiếng anh của mình cũng tăng lên một chút, đồng thời cũng tạo được cảm hứng cho một vài người bạn.
Tại sao bạn không thử nhỉ?
Mình cũng mới tập viết lách thôi, nếu cảm thấy hứng thú với mấy bài viết tiếng anh củ chuối của mình có thể xem tại đây nè.

Cẳm ơn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Xem bài viết về thử thách khác của mình tại đây: