Tại sao Cá thể hoá của Jung tương đương với việc tu hành?
Tại sao “cá thể hoá” được đặt là “cá thể hoá”?...
Tại sao “cá thể hoá” được đặt là “cá thể hoá”?
Về khía cạnh hành trình linh hồn. Nó phân tách khỏi bản thể cao hơn để hoá thân và cảm giác, học hỏi ở trạng thái hoá thân đó. Hoá thân vào cõi nhị nguyên. Trở thành một cá thể riêng biệt.
Nhưng khi sinh ra ở dạng người chẳng hạn, nó trưởng thành với sự nuôi dưỡng và nương nhờ bởi cha mẹ cũng như nhiều yếu tối khác. Nhìn vào hàng vạn cuộc đời, có cuộc đời mồ côi từ nhỏ, có cuộc đời thì phải tự lực gánh sinh, có những cuộc đời thì dễ dàng hơn nhiều, nhưng tổng kết lại sinh mạng vẫn luôn gánh một định mệnh và phải tự vấn bản thân, điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc cá nhân và chỉ khi nào hắn hoàn toàn chịu trách nhiệm cho cảm nhận (feelings) của hắn, thì hắn mới có khả năng có được yên ổn thông việc làm chủ và điều chỉnh cảm nhận đó. Có thể gọi là định lực. Cá thể hoá là nghĩa rốt ráo của việc tu hành. Và dần dần hắn tìm lại được trạng thái hoàn hảo của linh hồn, tức vườn địa đàng nơi hắn đã ra đi.
Ở cuối hành trình cá thể hoá hàng triệu năm, hắn hợp nhất lại với bản thể cao hơn của hắn. Nghĩa là hắn quay về với trạng thái tập thể- The Self (Toàn Thức).
Nhưng lúc này trạng thái tập thể hắn cảm nhận không như trước khi hoá thân mà nó đã cùng các phân mảnh khác mở rộng cái Toàn Thức ban đầu ra. Như cái cây lớn lên và mỗi phân mảnh là 1 cành cây, chúng đồng thời lớn lên.
---------------------
Các bạn nên đọc bài Hành trình linh hồn và Cá thể hoá trước trong profile của mình.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất