Một chút suy nghĩ về cách viết của cuốn tiểu thuyết yêu thích của mình gần đây.
Tôi vừa đọc xong một cuốn tiểu thuyết có tên là “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” (Where the crawdads sing) – Delia Owens. Cuốn tiểu thuyết dạt dào cảm xúc và tôi không nỡ tạm biệt các nhân vật và “ngôi nhà” đồng lầy của Kya. Sau khi gập trang cuối cùng lại, tôi tự hỏi làm thế nào mà tác giả có thể viết nên một bức tranh lớn bao gồm nhiều chi tiết về thiên nhiên đến như vậy. Tôi tìm đọc những bài phỏng vấn để làm rõ câu hỏi này.
Từ những trang trích từ bài phỏng vấn về nền tảng hay cảm hứng để viết ra cuốn sách này, tôi lược dịch như sau:
Tôi sẽ ngắm nhìn những con sư tử vào buổi chiều muộn, mặt trời lặn sau những đụn cát, và chúng sẽ chơi đùa và nhào lộn với đàn con,” cô nói. “Và nó khiến tôi nghĩ về những người bạn gái của mình ở quê nhà. Nó khiến tôi nhận ra mình bị cô lập như thế nào khi không có một nhóm. Và đó là một điều tôi muốn viết trong cuốn tiểu thuyết của mình, đó là sự tác động mà sự cô lập và cô đơn có thể gây ra cho một người.”
Đây là hạt giống cho cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cô. Cô ấy đã chọn bối cảnh thực sự là một nơi cô đơn – một đầm lầy giống như đầm lầy mà cô ấy đã đưa Cowan đến ngay ngoài khơi bờ biển Savannah… loại kênh mà nhân vật chính trong tiểu thuyết của cô ấy sẽ đi qua lán của cô ấy khi cô ấy ra biển.” - Theo cbsnews
Tôi chọn đầm lầy ven biển vì tôi đã phần nào quen thuộc với nó và biết rất rõ các đầm lầy, đầm lầy khác của các bang miền Nam. Khi tôi còn là còn bé, tôi đi ca nô cắm trại với mẹ ở Đầm lầy Okefenokee và những nơi hoang dã khác.
Thiên nhiên luôn và sẽ là người bạn tốt nhất của tôi. Nó không ổn định, nhưng luôn hiện diện. Thiên nhiên luôn ở đó để xoa dịu, ôm ấp, dạy dỗ và tha thứ cho tôi. Thiên nhiên ở lại khi những người khác rời đi. Thiên nhiên khiến tôi cười và khóc và dạy tôi mọi thứ tôi cần biết. Thiên nhiên là bầu trời xanh và mưa. Núi và thung lũng. Một tảng đá cứng để đứng và rêu mềm để nằm." - Theo bookbrowse
Để viết chi tiết về thiên nhiên, tác giả đã có trải nghiệm, và điều này đã đặt toàn bộ nền móng cho tác phẩm, đưa những suy ngẫm của mình vào nhân vật chính. Tôi yêu và đồng tình cái ý tưởng về việc tạo ra một tác phẩm/bài viết dựa trên những trải nghiệm cá nhân. Khi tôi nghĩ về chủ đề tôi muốn viết là gì. Đôi khi tôi bị ý. Đôi khi tôi bực mình vì không thể viết một bài như mong muốn. Tôi thường cố viết khi bất giác nghĩ về một tiêu đề hay ho. Hoặc một xu hướng mới nổi trên mạng xã hội. Và tôi nhận ra rằng, đôi lúc tôi đã cố viết những chủ đề/lĩnh vực tôi chưa đủ hiểu biết về nó.
Khi không có kiến thức hay chưa đủ trải nghiệm sâu sắc thì tôi hoàn toàn không thể hoàn thành bài viết như suy nghĩ ban đầu. Viết ra thực sự khó khăn. Đa phần các bài viết tôi muốn đưa câu chuyện thực tế để người đọc dễ dàng liên tưởng và nắm bắt ý tưởng của toàn bài. Khi chưa có trọn vẹn hiểu biết thì tôi và cả những bạn làm nghề viết tự do khác, đôi lúc sẽ mất thời gian để hoàn thiện bài viết.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không thể viết nếu chưa có trải nghiệm. Theo ý kiến cá nhân, bằng việc nghiên cứu thì chúng ta vẫn có thể viết các dạng bài viết cần số liệu chính xác và thông tin khoa học.
Chúng ta cũng không thể chờ cho đến cuối đời để viết về những trải nghiệm của mình. Vì vậy, chúng ta có thể viết về một chủ đề yêu thích và dành thời gian nghiên cứu sâu về nó trước khi viết.

Từ cuộc sống cá nhân đến viết

Trải nghiệm cá nhân có liên quan gì tới viết?
Những trải nghiệm cuộc sống là nguyên liệu cho bài viết. Những bài học cá nhân tạo nên tính độc đáo chỉ riêng duy nhất của bạn. Vậy những nội dung này mang tính cá nhân. Khác biệt so với những bài viết bạn chỉ đưa số liệu và thông tin từ việc nghiên cứu. Và khác hẳn so với những bài viết của các cây viết khác có tiêu đề tương tự.
Tôi tự tin hơn khi viết về các đề tài gần gũi với cuộc sống và những câu chuyện về viết lách. Vì tôi đã trải qua nó, có sự chông chênh lẫn vui sướng. Đôi khi cảm xúc tiêu cực nổi lên thì câu chữ của tôi ảm đạm theo. Khi thời tiết mưa thì tôi lại có hứng viết và viết một mạch cho đến khi  “hết mực”. Dù tâm trạng tôi không ổn định, như một con mèo, nhưng những câu chuyện vẫn được viết ra dù sớm hay muộn hơn vài ngày và được công khai.
“Không đau đớn nào bằng việc phải mang trong mình một câu chuyện không được kể ra.” – Zora Neale HURSTON.
Tôi bắt gặp câu quote này trong cuốn tiểu thuyết Cuộc sống bí mật của các nhà văn mà tôi chỉ mới đọc tới phần 6. Nguyên văn tiếng Anh: “There is no greater agony than bearing an untold story inside you.” Câu chuyện của bạn đã được viết chưa? 
Tôi là một người ngại chia sẻ trên mạng xã hội. Đôi khi tôi chỉ đăng story hoặc Instagram hình một chiếc hoa, bầu trời, những chú sâu nhúc nhích trong vườn nhà,… Nhưng tôi lại kiên nhẫn viết nhiều hơn trên blog. Bài viết này cũng đang khuyến khích chính tôi học và đọc nhiều hơn để mở rộng sự hiểu biết. Mở rộng nội dung viết và cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Cám ơn bạn đọc đã đọc đến đây.