Nếu thành công của tổng thống Putin là khôi phục nền kinh tế của Nga, thì tổng thống Obama lại là người đã đưa ra nhiều chính sách về hòa bình,kinh tế, ngoại giao… và điều đó ảnh hưởng đến toàn nhân loại trong thế kỉ 21 này. Là người da màu đầu tiên giữ chức Tổng thống Mỹ, Obama đã đi theo hướng khác những vị tổng thống trước đây. Ông luôn nỗ lực trong việc phát triển về dịch vụ cho người lao động, chính sách chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, bình đẳng giới…Những chính sách đã có tác động mạnh mẽ lên cách nhìn nhận của người dân Mỹ, và toàn thế giới. Nhưng ảnh hưởng lớn nhất của Obama là đã cố gắng thông qua Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương.


Trong thời gian trên cương vị tổng thống, Obama đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đối với toàn cầu nói chung và nước Mỹ nói riêng. Về kinh tế, năm 2009 đứng trước khủng hoảng toàn cầu Obama đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỉ USD để cứu lấy nền kinh tế đang tuột dốc với các biện pháp như tăng chi phí cơ sở hạ tầng, y tế, giảm thuế , mua bất động sản mất giá, giúp các ngân hàng lớn thoát khỏi vỡ nợ… Về y tế, với Đạo luật Y tế Obamacare đã thực hiện tương đối những vấn đề cơ bản : cải tổ hệ thống y tế, mở rộng bảo hiểm y tế cho tất cả các công dân Mỹ, bao gồm những người nghèo và thất nghiệp…. Về giáo dục , Obama đã giảm học phí bằng việc mở rộng tín dụng thuế học đến năm 2017. Ngoài ra, Obama đã gỡ lệnh cấm vận với Cuba tạo mối quan hệ ngoại giao vững chắc, giúp nâng cao tình đoàn kết khu vực. Trong nhiệm kì của mình, ông đã không ngừng nỗ lực đưa nước Mỹ đi lên, chú trọng đầu tư vào người lao động và người thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ và phụ nữ, tôn trọng và ủng hộ bình đẳng giới, giúp người Mỹ có niềm tin vào vị tổng thống –

 luôn biết cố gắng, nỗ lực và luôn thể hiện yêu thương.


Obama đã có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế của Mỹ, vậy ảnh hưởng của ông trên trường quốc tế như thế nào? Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)mà trong suốt nhiệm kì, Obama đã nỗ lực không ngừng để hoàn tất quá trình đàm phán và thủ tục phê duyệt tại mỗi nước. Vậy hiệp định TPP là gì ? Hiệp định TPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 nước thành viên ( Canada, Nhật Bản, Brunei, Chila, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Australia, Mỹ, Việt Nam) hình thành với mục tiêu chính xóa bỏ các thuế quan và rào cản hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Trong 4 năm, Obama đã không ngừng đầu tư GDP vào TPP, luôn thúc đẩy ngoại giao giữa các nước thành viên, giúp tạo chỗ dựa cho Mỹ, có thêm những cái nhìn thiện cảm từ các nước Đông Nam Á, và Nhật Bản, đồng thời cô lập đối thủ số một của Mỹ là Trung Quốc. Mục tiêu lớn nhất của Obama là chính sách xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương, với Đông Nam Á là trọng điểm để chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc, phục hồi đòn bẩy Mỹ trong quá khứ.


Ảnh hưởng của hiệp định TPP không chỉ có tác động lên nước Mỹ, mà còn có nhiều tác động đến toàn cầu. Obama nhận ra sự quan trọng trong việc phối hợp với những nước trong khu vực để nâng mức GDP khu vực 28 nghìn tỉ USD (chiếm 1/3 tổng thương mại toàn cầu), nâng cao việc làm cho những nước đang phát triển, tạo cơ hội trao đổi môi trường làm việc, và việc xuất nhập khẩu cũng có những ảnh hưởng tích cực đến các nước đang phát triển… Lợi ích của TPP với trường quốc tế là rất lớn, được thể hiện cụ thể qua : giảm rào cản giữa các nước, tăng bán dịch vụ, hàng hóa, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,giảm biểu thuế của các nước phát triển ( Nhật Bản đã giảm thuế trong các mặt hàng nông nghiệp,..), tự do thông tin Internet, chú trọng phát triển đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh hưởng TPP với Mỹ nói riêng :việc bãi bỏ thuế đã mang lượng lớn hàng hóa nước ngoài cho người tiêu dùng Mỹ, nhập khẩu thêm các bộ phận, chi tiết máy, có tác động mạnh đến những người có ngân sách hạn hẹp. Một tính toán nhỏ cho thấy việc bãi bỏ thuế nhập khẩu sẽ tiết kiệm cho người dân Mỹ 6 tỷ USD khi mua giày trong 10 năm, bù đắp lại việc giày giá rẻ tràn vào làm ngành sản xuất trong nước trì trệ và kém phát triển. Ảnh hưởng của TPP rất lớn, đặc biệt đối với những nước như Việt Nam, việc kí kết với TPP giúp lao động Việt Nam có môi trường năng động, nhập khẩu giá rẻ, người dân có thể dễ dàng mua máy móc thiết bị nước ngoài với giá hợp lý, liên kết chặt chẽ hơn với các nước lớn ( Nhật Bản, Canada..) và điều này có tác động lớn đến sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc đầu tư vào TPP của Obama không những có tác động lớn đến vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, mà còn giúp các nước thành viên có môi trường thương mại đủ sức cạnh tranh và phát triển, đặc biệt những nước vừa và nhỏ.



Với những ảnh hưởng to lớn đó, Obama đã phải nỗ lực nhiều trong các cuộc ngoại giao đàm phán về hiệp định, song nỗ lực nhiều nhất là tại thời điểm cuối năm 2015, đầu 2016, khi ông nhận rất nhiều phản đối từ đảng Cộng Hòa và Dân chủ, đồng thời chịu nhiều áp lực trước Quốc hội khi chưa thông qua Hiệp định. Biện minh của bên phản đối TPP là do hiệp định sẽ phá hủy nhiều việc làm của người Mỹ, bằng chứng thông qua là hiệp định Bắc Mỹ với Mexico và Canada đã gây ra nạn thất nghiệp trầm trọng,  ngoài ra ảnh hưởng của hiệp định đối với những ngành lao động thấp dễ rơi vào những nước lao động giá rẻ, khiến cuộc sống người dân khó khăn, và sự dự đoán của các nhà kinh tế học là sẽ có khoảng 5 triệu người Mỹ mất việc trong ngành sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường lao động ( những công ty đa quốc gia dịch chuyển đến những nước nơi người lao động chịu hoàn cảnh khắc nghiệt và đồng lươn rẻ mạt…). Đặc biệt, TPP chịu nhiều sự chỉ trích từ phía ông Donald Trump và bà Hillary Clinton khi hai người trong thời gian tranh cử tổng thống, điều đó đã là động lực để Obama nhanh chóng hoàn tất TPP sớm nhất ( Tháng 5-2016). Tại Nhà trắng, ông đã gặp gỡ các chính trị gia của hai Đảng để tuyên bố những lợi ích mà Hiệp định mang lại, đồng thời vạch ra kế hoạch cụ thể trong tương lai, và ông đã bắn phát súng đầu tiên trong loạt nỗ lực cuối cùng thuyết phục Quốc hội thông qua Hiệp định – thỏa thuân mà ông đã mất 5 năm đàm phán. Ngoài phía phản đối, cũng có rất nhiều ý kiển ủng hộ ông : “ Tôi không biết làm thế nào mà người ta suy nghĩ TPP là thứ bỏ đi. Đây là hiệp định thương mại tiên tiến nhất, quyết liệt nhất, quan trọng nhất và mang lại lợi ích nhất trong hai thập kỉ qua” – Mireya Solis . Và những dẫn chứng đã được đưa ra : từ khi hiệp định đi vào thực thi, cán cân Mỹ mối năm tăng trung bình 1.8 tỷ USD , kim ngạch xuất khẩu máy móc tăng 52% , nhập khẩu tăng 26% , thặng dư 30.9 tỷ USD thay vì thâm hụt 2.8 tỷ USD…Ngoài ra theo nhiều chuyên gia : “ TPP có tiêu chuẩn lao động cao nhất trong bất cứ thỏa thuân thương mại nào, quyển tổ chức công đoàn với mức lương giới hạn, hạn chế lao động trẻ em – Horwitz. Bên cạnh đó, những người ủng hộ TPP thì coi đây là cơ hội mở ra và giải quyết những vấn đề trọng điểm kinh tế thế kỉ 21, và những người phản đối thì so sánh TPP như kiểu nhường đường kinh doanh, khích lệ việc làm đến những nước chi phí lao động thấp mà quên chú trọng đến người dân Mỹ. Song không thể phủ nhận ảnh hưởng của TPP sẽ trở thành bức tường thành cho Mỹ trước Trung Quốc, giúp Mỹ có quan hệ tốt trong khu vực, tạo tầm ảnh hưởng để Mỹ tiếp tục phát triển kinh tế, thay chân Trung Quốc.



Theo quan điểm của riêng tôi, TPP đã có một ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, đặc biệt với những nước đang phát triển như Việt Nam thì đây là cơ hội để người dân được hưởng những mức lương đúng với khả năng của mình, đồng thời việc mua những thiết bị nước ngoài sẽ không quá xa xỉ đối với những nước nhỏ như chúng ta, và ảnh hưởng của TPP lên Mỹ cũng rất quan trọng. Hiệp định như giúp Obama thay Mỹ giải quyết những cạnh tranh với Trung Quốc một cách công bằng và hòa bình. Thay vì những tranh chấp của các cường quốc, thì Obama lại tập trung chú trọng xây dựng các mối quan hệ với những nước đang phát triển, để dần dần tạo ảnh hưởng của Mỹ lên những nước đó, song đó vẫn là con đường chính trị đúng đắn. Và theo tôi, Obama luôn là người đề cao hòa bình và phát triển con người, vì vậy ông đã rất nỗ lực đàm phán hiệp định TPP để tạo cho người dân cơ hội làm việc đa quốc gia, tự do, năng động, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, nổi bật hơn hiệp định RCEP của Trung Quốc đề ra.


Obama là người da màu, song ông luôn nỗ lực trong việc bình đẳng và phát triển con người, đặc biệt là người lao động, vì vậy những chính sách của ông đưa ra, có thể vẫn còn thiếu sót, song con người đó đã cống hiến hết mình vì nước Mỹ, vì nhân loại, đặc biệt là sự nỗ lực thông quan hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương.