Trước khi đi vào chủ đề chính, tôi xin nêu ra lý do vì sao cho ra lò bài viết này.
      Bạn nghĩ sao? Khi tôi nói: “nếu viết ra được thứ gì đó theo cách hiểu riêng, bạn sẽ nắm được nó RẤT SÂU và RẤT LÂU.”
 Khoan bạn hãy phán xét câu nói trên của tôi vội - Đó là cách hiểu cuả tôi, vậy nên tôi viết ra bài viết này.
      Bài viết này tôi muốn nói lên quan điểm cá nhân và muốn lưu lại đây để còn đọc lại, để hoàn thiện và để chia sẻ. Nếu bạn thấy có gì đó đúng đắn thì hoàn toàn có thể lấy làm kim chỉ nan. Thiếu sót thì cho tôi xin ý kiến đóng góp để tôi có cái nhìn toàn mỹ hơn và nếu sai thì quan điểm của tôi và bạn khác nhau rồi. Huề vốn quá nhỉ?
Tại sao mở đầu mà viết kì cục như vậy?
Tôi cực thích một câu nói trong đạo phật và xin trích dẫn ở đây:" bản thân chúng ta không phải là chân lý, chỉ là chúng ta đang hướng về phía chân lý hay không mà thôi."
Vậy nên chủ đề hôm nay tôi xin viết về SỰ PHÁN XÉT
NGUỒN: internet.
Chúng ta thường hay nghe một người tiết kiệm phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người khác là keo kiệt. Một người thích đọc sách phán xét một người hay chơi game. Một người kiệm lời đánh giá một người nói nhiều. Một người hay nghĩ phán xét một kẻ thích làm,…
Vâng, không thể chối bỏ được thực trạng "phổ biến" này và nó đang mãi hiện diện mỗi ngày, cho dù bạn đang đi ngoài đường, đang ở công ty, đang đi chợ, đang online,....hay kể cả khi đang ngủ nó vẫn tồn tại ở "đó".
           
     Có câu chuyện ngụ ngôn kể về một con lợn, một con cừu và một con bò sữa cùng bị nhốt trong một cái chuồng…
Một lần chủ nhân bắt lợn, lợn kêu ầm ĩ lên, chống cự quyết liệt.
Cừu và bò sữa ghét tiếng kêu của lợn, bực tức chỉ trích rằng: “Bạn quá khoa trương rồi. Ông ta thường đến bắt chúng tôi, chúng tôi chẳng kêu gào ầm ỹ”.
Lợn nghe vậy trả lời: “Bắt các bạn và bắt tôi là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Ông ta bắt các bạn chỉ là muốn lấy lông và sữa thôi, nhưng bắt tôi thì ông ta muốn lấy mạng của tôi đó!”.
Cừu và bò sữa nghe rồi lặng yên không nói năng gì nữa.
Cùng một việc như nhau mà ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Câu chuyện trên đây đã nói rõ một vấn đề: con người có lập trường khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, rất khó hiểu được cảm thụ của người khác.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người đứng trên góc độ của mình, tự coi mình là đúng mà tùy tiện khiển trách phê phán người khác. Họ cho rằng toàn thế giới này chỉ họ mới là đúng.
Nếu chúng ta giỏi đứng trên vị trí của người khác để xem xét vấn đề, thấu hiểu người khác từ nội tâm mình, thế thì hiểu lầm và mâu thuẫn sẽ giảm đi rất nhiều.
Chỉ nghĩ đến mình thì sẽ oán trách người, đó cũng là một dạng nâng cao của tính tự cao – một lối áp đặt suy nghĩ.
Có một câu chuyện nữa mà tôi đã vô tình đọc được thế này
Một bác sỹ nhận được điện thoại phẫu thuật khẩn cấp đã vội vàng đến bệnh viện với tốc độ nhanh nhất để mặc bộ đồ phẫu thuật.
Cha của người bệnh mất kiềm chế thét lên với bác sỹ rằng: “Tại sao giờ này ông mới đến? Chẳng lẽ ông không biết con trai tôi đang trong tình trạng nguy hiểm? Tại sao ông không có một tí tinh thần trách nhiệm nào như vậy?”
Bác sỹ khẽ khàng: “Rất xin lỗi, tôi không ở bệnh viện, nhận điện thoại tôi liền đến ngay, ông hãy bình tĩnh một chút!”.
“Bình tĩnh à? Nếu trong phòng cấp cứu là con trai ông đang nằm đó thì ông có thể bình tĩnh được không? Nếu bây giờ con ông chết thì ông sẽ thế nào?” – Người cha của cậu bé nói phẫn nộ.
Bác sỹ mỉm cười nhẹ nhàng nói: “Tôi sẽ niệm lời cầu nguyện, ông hãy cầu nguyện cho con trai ông đi!”.
Người cha cậu bé phẫn nộ nói: “Khi một người lãnh đạm thờ ơ với chuyện sống chết của người khác thì mới nói như thế!”.
Mấy giờ đồng hồ trôi qua, ca phẫu thuật đã hoàn thành thuận lợi, bác sỹ vui mừng từ phòng phẫu thuật bước ra, nói với người cha cậu bé rằng: “Tạ ơn Trời, tạ ơn Đất, con trai của ông đã được cứu!”.
Không đợi người cha cậu bé đáp lời, bác sỹ liền vội vàng rời đi và nói: “Nếu có vấn đề ông có thể hỏi y tá”.
“Ông ta làm sao lại ngạo mạn như thế này cơ chứ? Chỉ vài phút để tôi hỏi tình hình con trai tôi mà ông ấy cũng không đợi được sao?” – Người cha cậu bé nói với y tá, giọng bất bình.
Bỗng nhiên, cô y tá giàn giụa nước mắt, giọng nghẹn ngào: “Con trai bác sỹ đêm qua chết trong vụ tai nạn giao thông. Khi chúng tôi gọi điện cho ông ấy đến để phẫu thuật cho con trai ông chính là lúc ông ấy đang trên đường đến nhà tang lễ. Bây giờ, ông ấy đã cứu sống con trai ông rồi, cần phải đi gấp để làm tang lễ cho con trai ông ấy”.
..............................................................................................................................................
Hạnh phúc không quyết định bởi tài sản, quyền lợi và dung mạo, mà quyết định bởi cách mà bạn cư xử với những người xung quanh mình. Thế nên, bạn muốn là người hạnh phúc vui vẻ thì hãy bắt đầu bằng đối xử tốt với người khác.
Mỗi chúng ta ai cũng có cơ hội được là chính mình, theo đuổi ước mơ riêng. Vì thế, hãy thôi phán xét người khác, đừng để mình bị xoáy theo những tiếng ồn ào xung quanh.
Tôi thường nghe mọi người hay nói: "ai luôn nói về những điều tốt đẹp thì phải xem lại mình, bởi có sống đúng với những điều đó hay chưa mà hay thích nói về nó".
Câu trả lời vẫn là: "bản thân chúng ta không phải là chân lý, chỉ là chúng ta đang hướng về phía chân lý hay không mà thôi."
Và điều gì xảy ra nếu ta không nói, không nghe, không học theo những quan niệm hướng về những điều đúng đắn để mà sống?
Bài viết trong một không gian quen thuộc, có 1 chai nước, 1 máy tính, tầm 10 người xung quanh, mỗi người một việc, 1 suy nghĩ, đôi lúc hướng mắt vào nhau.
Đừng quên để lại cảm nhận của bạn.
Thank all!!!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
FACEBOOK: VÕ THANH SANG