TIẾNG CẦU CỨU CỦA ĐỨA TRẺ KÍCH ĐỘNG.
Nhìn cây đoán đất - nhìn con sửa mình . Đằng sau những đứa trẻ không hạnh phúc là một câu chuyện dài .
Một câu chuyện dựa trên một câu chuyện có thực . Hôm nay tôi ngồi ăn cơm cùng gia đình thì biết được câu chuyện . Đứa cháu sát nhà tôi có những triệu chứng kích động quá mức . Bé 10t có thể chất yếu thấp hơn chuẩn chung của trẻ em cùng tuổi . Trong 1 tuần gần đây bé có triệu chứng kích động quá mức khi không đáp ứng được đòi hỏi , hoặc bị có việc gì đó không vừa ý . thì bé lên cơn phát tiết bé tự đánh bản thân liên tục , bứt tóc , móc mắt , tự hại bản thân mình - đến khi toàn thân đỏ tứa máu bởi những vết đánh thì chạy vào một góc tường ôm đầu khóc. Miệng liên tục nói :
- Đánh chết đi - đánh cho chết luôn đi .
- Taị sao nói yêu con - mà đánh con - giết con đi .
- Không ai yêu thương hết - không một ai hết - thù hận tất cả mọi người .
Khi nghe kể xong câu chuyện thì mình hoàn toàn hoang mang vì bình thường cháu mình rất ngoan - nhẹ nhàng - tại sao hôm nay lại có biểu hiện thái quá và ngôn từ lại sát thương vậy . Ngữ nghĩa này vốn không thể xuất phát từ trẻ em 10t.Mình chủ động liên lạc với mẹ bé qua điện thoại để biết tình hình xảy ra .
Và kết quả nhận được từ lời của mẹ bé là : " Chị cảm giác vô cùng buồn - xấu hổ - chị đơn thân nuôi nó đến nay với bao nhiêu cực khổ . Đến giờ nó lại đối xử với chị theo cách này . Sau này - chị cũng không trông mong nổi nó nữa ". Nó muốn ra sau thì ra " Cơn shock thứ 2 - mình nhận được từ lời của mẹ bé .
- Các biểu hiện quá khích của trẻ đều có nguyên nhân : Khi trẻ có các triệu chứng không tiết chế được cảm xúc và các hành vi bạo lực . Là biểu hiện trẻ đang có các tổn thương tâm lý nặng nề , các nỗi u uất tích tụ trong thời gian dài . Mình tiếp tục hỏi mẹ bé về việc :
+ Trong gia đình đã có ai thực hiện các hành vi bạo lực : bạo lực với trẻ bằng đòn roi , hoặc các hình thức bạo lực với bản thân hay không ?
+ Trong gia đình có ai đã từng dùng những ngôn ngữ bạo lực khi không kiềm chế được bản thân và ám ảnh cho trẻ hay không?
Kết quả : vì áp lực tài chính của mẹ đơn thân - chính mẹ bé nhiều lần bất lực với chính bản thân của mình đã nhiều lần tự hành hạ bản thân trước mặt của bé . Nhiều lần trút hết sự bất lực của bản thân mình lên trẻ bằng ngôn từ bạo lực : " chính vì đẻ mày ra là cuộc đời tau mới khổ" . Khi càng đào sâu về tình trạng của bé - làm rõ các nguyên nhân dẫn đến hành vi đều xuất phát từ hành vi của người lớn . Mẹ bé vô cùng hối hận vì những hành động tưởng chừng vô hại lại là nguồn cơ của một bi kịch gia đình. Sai lầm vì quan điểm nuôi con sai cách .
1. Dạy con theo thói quen : xưa được dạy sao thì dạy con như vậy – hoặc dạy con theo cách cảm nhận bản năng . Không tham khảo kiến thức giáo dục khoa học có sẵn .
2. Đặt kỳ vọng cao vào con cái – nhờ con mình sống hộ cuộc đời mình bằng cách kì vọng . Trong khi bản thân cũng chưa làm được .
3. Dễ dàng buông ra những lời cay nghiệt , chê trách nhưng lại kiệm lời lẽ khích lệ - động viên .
4. Còn nhỏ biết gì lớn lên rồi dạy . Lớn lên thì bảo mày mất dạy rồi tau hết cách nói mày rồi .
Ở Việt Nam có đến 75%-80% người đã từng trải qua giai đoạn ám ảnh tuổi thơ do bạo hành ngôn ngữ , hoặc thể xác . Và đó cũng là nền tảng của nhiều bệnh tâm lý khi trưởng thành : rối loạn lo âu - rối loạn lượng cực - trầm cảm ,.... Và cũng là nguyên nhân chính gây mâu thuẫn và đổ vỡ của nhiều gia đình vì việc mất kiểm soát hành vi cảm xúc. Hiện tượng thừa kế phương pháp giáo dục bạo lực cho thế hệ sau là rất cao . Nên việc áp dụng rập khuông cách giáo dục theo thói quen là nguồn cơn gây tác hại cho tâm lý của trẻ . Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giáo dục con cái hiệu quả : luân lý giáo khoa thư Việt Nam , dạy con theo Nho Học , dạy con tự lập như người Nhật , Dạy con tự tin như người Mỹ , Dạy con kỹ luật như người Đức ,… rất nhiều tài liệu có thể tham khảo được .
Đừng đợi bệnh mới đi khám mới đi khám - đừng đợi có tiền mới đầu tư - đừng đợi có con mới học cách dạy con . Kiến thức là chủ động được .
Phía sau hành động của trẻ là tín hiệu của một nhu cầu cảm xúc - không định nghĩa quy kết cho nhân cách trẻ : khi trẻ có những phát tiết vượt mức – hoặc lời lẽ thiếu kiểm soát . Đó không phải trẻ đang ngỗ ngược , bất hiếu , vô phương cứu chữa. Mà đó là lời cầu cứu của đứa trẻ trước một sự việc ngoài hiểu biết , và trẻ cũng không đủ lý luận để tỏ bày với người lớn. Người lớn phải là người có trách nhiệm nhận biết và chữa lành cho trẻ.
Những cuộc tra tấn tinh thần lẫn thể xác - từ chính người mà bé yêu thương nhất đã làm bé từ một cậu bé hồn nhiên trở thành người kích động quá mức và có xu hướng bạo lực ,tự hại .Chính người mình yêu thương nhất là người liên tục tạo nhiều vết thương đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc cho mối quan hệ gia đình. Mâu thuẫn này không ngừng đấu tranh , trong khi bộ não trẻ thì chưa đủ trưởng thành để xử lý những vấn đề phức tạp . Nên trẻ chỉ biết các chọn hành động giải thoát bằng cách tự hại bản thân . Và khi lớn lên hậu quả có thể lớn hơn là giải thoát bản thân bằng cách tự tử . Vì trong đầu trẻ được định nghĩa " Chính mình là nguồn gốc của mọi sự đau khổ trong gia đình ". Bản chất , khi được sinh ra chúng ta cũng không hỏi thăm xem trẻ có muốn ra đời trong gia đình này hay không . Nên đừng xem trẻ là nguồn cơn của áp lực gia đình.
Một số cách thức chữa lành cho trẻ :
- Ái ngữ : trẻ em cần được động viên nhiều trong quá trình trưởng thành – quá trình hình thành nhân cách của trẻ được đình hình đúng hướng hay không đều do ngon ngôn từ mang tính bồi dưỡng . Nhờ trẻ làm những việc nhỏ - tăng cường tính tương tác với trẻ từ những cái chạm nhẹ , thường xuyên nói cám ơn , xin lỗi, xin chào với trẻ .
- Trách mắng đúng cách : trách mắng những hành động cụ thể , không vì hành động sai mà phán xét nhân cách của trẻ - chỉ có hành động sai không có con người sai . Không qui kết hoặc so sánh trẻ : suốt đời con hư hỏng , thằng A con B nó ngoan hơn con . Hoặc những lời tiêu tực không dành cho trẻ lại được thể hiện trước mặt trẻ cũng là lúc trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực .
- Chi tiết hành động cụ thể không sử dụng từ ngữ cảm xúc mơ hồ : não trẻ em rất đơn giản nên không thể đoán ý và phân tích quá phức tạp theo tâm lý của người trưởng thành. Ví dụ : “ con phải làm mẹ vui mẹ mới có sức đi làm kiềm tiền nuôi con” – Làm sao để mẹ vui ? hành động gì làm mẹ vui ? Ví dụ : rót nước khi mẹ đi làm về - hôn 1 cái khi mẹ đi làm về - xách cặp giúp khi mẹ đi làm vệ . Trẻ nhận thức được những hành động cụ thể - thực hành nhiều lần – trẻ sẽ hình thành được thói quen yêu thương và tính liên kế với người nhà ngày càng cao . KHÔNG ĐÁNH ĐỐ TRẺ BẰNG YÊU CẦU CẢM XÚC – YÊU CẦU BẰNG NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ .
Trẻ em là kết tinh của sự yêu thương và mọi điều đẹp đẽ nhất . Hãy chào đón trẻ khi mọi thứ đã được chuẩn bị một cách tốt nhất : tài chính – kiến thức - mức độ trưởng thành trong nhận thức . Đừng chào đón con mình chỉ vì thời điểm này trứng rụng là tốt nhất – hoặc chạy cho đủ deadline , chỉ tiêu của con nhà người ta . Nhìn cây đoán đất – nhìn con sửa mình . Nếu cuộc đời ta không được may mắn , tối tăm như cuộc đời của chị Dậu thì những đứa con chính là bình minh rực rỡ , dấu hiệu tương lai rạng ngời đang chào đón . Cuộc đời nở hoa hay màn đêm bế tắc đều do cách thức giaó dục của gia đình.
Trẻ em chính là phản chiếu của một gia đình . Nhìn vào mức độ hạnh phúc của trẻ để tự điều chỉnh bản thân. Chữa lành cho trẻ chính là chữa lành cho chính những người lớn. Nếu ta không hỏi ý kiến trẻ trước khi ra đời . Thì hãy đảm bảo khi sinh ra trẻ có một điều kiện tốt để trẻ không hối hận vì được sinh ra đời
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất