“THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT”, LIỆU CÓ CÒN PHÙ HỢP?
Giáo dục con cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Từ xưa đến nay, trong xã hội Việt Nam, có rất nhiều...
Giáo dục con cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Từ xưa đến nay, trong xã hội Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao tục ngữ xoay quanh chủ đề giáo dục. Một trong số đó đã được đúc rút lâu đời thành kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Một câu hỏi đặt ra gần đây “Liệu phương châm giáo dục lâu đời này có thực sự đem lại hiệu quả và những lợi ích mong muốn cho các bậc cha mẹ trong thời đại ngày nay, khi mà nền giáo dục và văn hóa phương tây du nhập và ngày càng có ảnh hưởng đến Việt Nam?” Theo GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng, khi trẻ đã ý thức về con đường đi của mình thì không cần đe nẹt, roi vọt, các em sẽ thấy học là cho tương lai của chính mình…Ông bày tỏ sự phản đối đối với cách giáo dục truyền thống này và cho rằng nó không còn thực sự phù hợp với thực trạng xã hội điện đại ngày nay nữa.
Hiện trạng sử dụng đòn roi trong giáo dục con trẻ ở Việt Nam hiện nay?
Tại Việt Nam, theo thống kê được đưa ra trong chuỗi tọa đàm, giảng dạy về kỷ luật tích cực, do Trường Gateway và Trường mầm non Sakura Montessori phối hợp tổ chức gần đây, có một con số được đưa ra là hơn 68% trẻ em Việt Nam từng chịu hình phạt từ gia đình. Ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cho biết: “Rất nhiều người nói với tôi rằng, hình như người Việt Nam, các cha mẹ thích đánh con. Từ đời ông đời cha, càng thương càng cho con ăn đòn. Muốn con học giỏi, muốn con ngoan ngoãn thì phải dùng roi vọt. Về câu “Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi”, bạn bè của tôi và một số chuyên gia quốc tế đều nói với tôi rằng, họ rất không vừa lòng khi đó là truyền thống của Việt Nam. Đó có thể là truyền thống của ông bà, cha mẹ chúng ta và ở một số quốc gia trên thế giới”.
Cũng theo ông Nam, trên thế giới có khoảng 300 triệu trẻ em từ 2 đến 4 tuổi thường xuyên bị cha mẹ áp dụng các hình thức kỷ luật về thể chất hoặc tâm lý. Khoảng 1,1 tỷ người chăm sóc trẻ cho rằng trừng phạt về thể chất là phương pháp cần thiết để giáo dục trẻ. Còn tại Việt Nam, 68,4% trẻ em từ 1 đến 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt về thể chất hoặc tinh thần từ các thành viên trong gia đình. Đây là những con số đáng báo động về thực trạng giáo dục con cái bằng các hình phạt trong các gia đình Việt Nam.”
Tại sao phương châm giáo dục sử dụng đòn roi lại tồn tại lâu đời như vậy tại Việt Nam?
Từ góc nhìn văn hóa, ta đã biết, Nho giáo đã có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa phương Đông nói chung và nền văn hóa của Việt Nam nói riêng từ lâu đời. Nó có tác động lớn đến nền giáo dục Việt Nam và đặc biệt là phương thức giáo dục con cái của hầu hết các gia đình. Theo quan điểm Nho giáo, con cái dù ở độ tuổi nào thì trong mắt bố mẹ vẫn luôn là những đứa trẻ cần được bao bọc và một điều tất yếu là chúng phải thể hiện lòng hiếu thảo của mình để trả ơn dưỡng dục cho cha mẹ. Lòng hiếu thảo (filial piety) được thể hiện qua việc luôn biết kính trọng, làm hài lòng cha mẹ, để lại tiếng thơm và đồng thời giữ thể diện (saving face) cho gia đình, dòng họ. Còn theo quan niệm về thứ bậc (hierarchy) trong gia đình, cha mẹ luôn ở thứ bậc cao hơn, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “khi con là công cụ cho ước mơ của cha mẹ” điều này thể hiện lối tư duy áp đặt của bố mẹ lên con cái là rất nặng nề. Bố mẹ dạy dỗ trẻ bằng những trận đòn roi để bắt con cái nghe theo lời mình. Điều này thể hiện sự bất lực và thiếu kiên nhẫn của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ. Đối với xã hội thì mọi cá nhân, đặc biệt là những đứa trẻ luôn cần học cách dung hòa các mối quan hệ, đặt chủ nghĩa tập thể (collectivism) lên trên chủ nghĩa cá nhân (individualism). Cái tôi quá cao thường sẽ bị lên án và bác bỏ theo một cách nào đấy.
Vậy cách giáo dục của các nước Phương Tây có gì ưu việt hơn so với cách giáo dục ở Việt Nam?
Coi trọng tư duy cá nhân là một trong những yếu tố đầu tiên khi nhắc đến cách giáo dục trẻ của người phương Tây. Họ hướng đến hình thành những con người với tư duy độc lập, tự tin bằng cách làm bạn với trẻ, coi trẻ như những người bạn để chia sẻ, tôn trọng những suy nghĩ, mong muốn và hành động của trẻ. Đồng thời, không đưa ra những quy định cứng nhắc bắt trẻ làm theo. Tiếp đó là dạy trẻ cách “Tự phục vụ cho bản thân”. Cha mẹ đặt con cái vào những môi trường để nó có thể thỏa sức tự khám phá, tìm tòi và trải nghiệm. Điều này kích thích sự sáng tạo của con trẻ và tự bản thân trẻ phải chủ động, linh hoạt tìm kiếm và hiểu ra những điều mới mẻ.
Các ảnh hưởng của đòn roi đến tâm lý và sự phát triển của trẻ
Con cái bị tổn thương cả về tinh thần và thể chất
Sau khi cha mẹ dùng đòn roi để dạy con cũng chính là lúc con bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần và thể chất. Có rất nhiều đứa trẻ trên đất nước Việt Nam này hàng ngày vẫn bị hứng chịu bởi những trận đòn roi từ bố mẹ. Thực ra các em có khi chỉ làm phật lòng bố mẹ hay chỉ là một lỗi nhỏ thôi cũng bị bố mẹ đem ra để đánh đập. Có thể bố mẹ đã lầm tưởng việc dạy con bằng roi với việc bạo lực làm tổn thương đến con là một. Còn nếu như con có phạm phải lỗi nhỏ cha mẹ có thể nhắc nhở và bảo ban con được không nhất thiết phải dùng đòn roi để giáo dục, dạy dỗ con.
Con có xu hướng trở thành người bạo lực trong tương lai
Những nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tulane đã tìm thấy rằng những đứa trẻ bị đánh đòn thường xuyên, bắt đầu từ lúc 3 tuổi, thường sẽ cho thấy những hành vi gây rối nhiều hơn so với những đứa trẻ không bị đánh. Sự hung hăng chính là sự phản ứng lại với việc trải qua nỗi đau khi bị đánh đòn. Khi trẻ lớn lên với ý nghĩ rằng bạo lực là một cách phù hợp để có được những gì bố mẹ muốn, trẻ cũng sẽ bắt chước hành vi này.
Trẻ không có lòng yêu thương, tình cảm với người khác mà trở thành người vô cảm
Khi trẻ bị đánh đập bằng đòn roi cũng chính là lúc con cảm thấy thất vọng về bản thân và chán ghét cha mẹ - người mà đã dùng những lời nói nặng nề miệt thị và đòn roi để trừng phạt chúng. Nếu như con cái bị đánh đòn quá nhiều sẽ dẫn đến chai sạn cảm xúc thậm chí là vô cảm, lãnh đạm với mọi người và mọi thứ xung quanh. Có rất nhiều đứa trẻ bị trầm cảm hay tự kỷ cũng chính vì môi trường mà chúng sống chỉ toàn là đòn roi khiến chúng trở nên sợ hãi.
Làm tồi tệ thêm những hành vi xấu của trẻ
Theo bà Sandra Graham-Bermann từ Phòng thí nghiệm Chấn thương và Bạo lực Trẻ em của Đại học Michigan (Mỹ), đánh đòn có vẻ giúp ngăn chặn những hành vi xấu của trẻ tại thời điểm đó, nhưng về lâu dài nó sẽ chỉ khiến trẻ cư xử tồi tệ hơn. Thực tế, đánh đòn thường liên quan trực tiếp đến những hành vi tiêu cực ở trẻ như bắt nạt người khác, nói dối, lừa đảo, bỏ nhà đi, trốn học, những vấn đề về hành vi ở trường học và tham gia vào những tệ nạn xã hội.
Từ những hệ quả nghiêm trọng trên, có thể thấy được lấy đòn roi để giáo dục con cái trong xã hội hiện đại này không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng. Do vậy những biện pháp nuôi dạy thay thế khác cần được áp dụng.Cha mẹ không nên coi mình là những người có mọi quyền áp đặt lên con cái của mình mà cần phải đóng vai trò là những người bạn lắng nghe, quan sát và hiểu con cái của mình sau đó để con cái tự lập, tự trải nghiệm và khám phá cuộc sống một cách
Reference:
VietTimes.vn. (2017, December 10). “Thương cho roi cho vọt” Có phải cách giáo dục tốt? VietTimes. Retrieved from: https://viettimes.vn/thuong-cho-roi-cho-vot-co-phai-cach-giao-duc-tot-149327.html
“Thương cho roi cho vọt”, nên chăng? (2017, February 23). Hệ thống Trường Quốc tế Tây Úc. Retrieved from: https://wass.edu.vn/thuong-cho-roi-cho-vot-nen-chang.html
Chu Hiếu trong Nho giáo VA phat giáo. (n.d.). HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TPHCM - vbu.edu.vn (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam). Retrieved from https://www.vbu.edu.vn/referances/RP-5/Chu-Hieu-trong-Nho-giao-va-Phat-giao.html
24h, T. T. (2019, June 29). Những Hau qua Chang the Ngo tới khi day con bang đòn roi. Tin tức 24h. Retrieved from: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/nhung-hau-qua-chang-the-ngo-toi-khi-day-con-bang-don-roi-c216a1062293.html
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất