THÓI QUEN- Cách "làm ít" nhưng vẫn "ăn nhiều".
Hình thành thói quen hiệu quả, áp dụng "Compound effect" một cách độc đáo !!!
Tôi xin giới thiệu các bạn một thuật ngữ đang được quan tâm rất nhiều trong giới tài chính. Đó là “lãi kép” (Compoud effect). Trong đó, phần lãi sẽ được tăng lên theo cấp số mũ và chỉ số quan trọng nhất là thời gian.
Và chắc hẳn ai cũng biết rằng "lãi kép" hiệu quả như thế nào nếu xét trên phương diện dài hạn. Điều tôi muốn bàn đến ở đây là làm sao để ứng dựng hiệu ứng thú vị đó vào trong chính những khía cạnh khác như sức khỏe, kiến thức, mối quan hệ, ...
Và công cụ hiệu quả nhất có lẽ là "thói quen". Thói quen là cách để bạn tích lũy và xây dựng cuộc sống trong mơ của mình. Thế nhưng điều tôi muốn đề cập trong bài viết là những thói quen, những thay đổi rất nhỏ nhưng khi cộng dồn chúng lại, mỗi ngày với nhau sẽ cho ra kết quả khổng lồ hệt như "lãi kép".
Và ví dụ kinh điển để bắt đầu cho vấn đề này là tổ chức British cycling- một tổ chức quản lý vận động viên đua xe đạp. Vì thành tích tệ hại của đội tuyển Anh trong quãng thời gian dài lúc ấy, công ty đã mời Dave Brailsford làm giám đốc thể thao ( Performance director). Với triết lý "lợi ích cộng dồn" ( The aggregation of marginal gains), ông đã tiến hành thay đổi những chi tiết rất nhỏ trong lối sinh hoạt, tập luyện của tuyển thủ. Ông thay đổi yên xe, chuẩn bị quần áo, thử loại xoa bóp, cách rửa tay để tránh bị cảm cúm. Và những thay đổi tưởng chừng nhỏ ấy đã mang lại thành quả ngọt ngào. Khi vào kì Olympic 2008 ở Bắc Kinh, đội tuyển Anh đã dành hơn 60% vàng của bộ môn đua xe đạp và còn kéo dài những năm sau đó.
Thói quen là một hành vi lặp đi lặp lại và dần trở thành bản năng, cá tính của một còn người. Vì giá trị lớn nhất của thói quen nằm ở thời gian duy trì nó. Thế nên để bản thân tốt hơn, ta chỉ cần có thật nhiều thói quen tốt và hạn chế những quen xấu.
Thói quen là một hành vi lặp đi lặp lại và dần trở thành bản năng, cá tính của một còn người. Vì giá trị lớn nhất của thói quen nằm ở thời gian duy trì nó. Thế nên để bản thân tốt hơn, ta chỉ cần có thật nhiều thói quen tốt và hạn chế những quen xấu.
Thời gian là công cụ tuyệt vời. Nếu biết tận dụng, thời gian sẽ đưa bạn đi rất xa như cách đội tuyển Anh năm ấy. Nếu là thói quen xấu, nó sẽ dần hại bạn. Bởi ta rất dễ dàng để thỏa hiệp và ăn vài miếng bánh ngọt, uống vài li trà sữa mà không bị bệnh ngay lập tức, bởi ta rất dễ để hút thuốc mà không gặp ung thư ngay lập tức. Thế nên sẽ rất dễ để ta duy trì một thói quen tiêu cực mà ta không biết.
May mắn rằng chỉ cần tốt hơn 1% mỗi ngày thì ta đã tốt hơn bản thân mình 37,8 lần trong một năm.
Vì thời gian chính là vũ khí vô cùng lợi hại, thay vì tập trung vào kết quả ta sẽ đạt được, cách hiệu quả nhất là tập trung vào hệ thống những thói quen để đạt được kết quả ấy. Bởi vì những thay đổi từ thói quen đến rất chậm và đôi khi bằng không, thế nên phải cần một hệ thống để ta có thể tiếp tục trước khi bỏ cuộc vì sự thật không giống bản thân tưởng tượng.
Nhiều người quá chú trọng vào mục tiêu, họ hô hào mình sẽ thành triệu phú trong 1 năm tới. Với góc nhìn cá nhân, tôi khuyên bạn nên tạm gác mục tiêu qua một bên để bắt đầu tinh chỉnh những thói quen, nếp sống dù là nhỏ nhất. Bởi dù là người thành công hay thất bại, ai cũng có cùng mục tiêu. Khi bước vào cuộc đua, người về nhất và hạng chót cũng có chung mục tiêu. Vì ta chỉ nhìn vào những người chiến thắng, những người có mục tiêu cao xa mà lẫm tưởng rằng việc đặt mục tiêu là quan trọng nhất. Tất nhiên nó rất quan trọng nhưng nó không tạo ra sự thay đổi giữa kẻ thắng người thua, mà khác biết ấy đến tự hệ thống thực hiện mục tiêu đó. Không những thế, bởi mục tiêu chỉ là một cột mốc nhỏ, thế nên việc đặt nặng mục tiêu dù khiến ta cố gắng thay đổi để đạt được nó. Thế nhưng sau đó, ta sẽ trở lại với phiên bản cũ của bản thân. Tôi muốn nhắc đến thói quen mà hiểu rộng ra là lối sống mà ta chọn để đi trong suốt đời.
Như Đức Phật từng nói : "Hạnh phúc có trong chặn hành trình", chứ hạnh phúc tuyệt nhiên không phải là : "Nếu đạt cái này, tôi sẽ hạnh phúc". Tôi mong rằng sẽ xây dựng được thói quen khiến mình hạnh phúc khi thực hiện.
Hiểu được vấn đề này, tôi xin đề cập đến tầm ảnh hưởng của thói quen và cách đặt mục tiêu cho hiệu quả.
Như đã nói trên, thói quen có tác động mạnh mẽ đến tính cách của con người mà rộng ra là bản tính của mỗi cá nhân. Ta không thể duy trì một thói quen sai lệch hoàn toàn với bản tính của chính. Có rất nhiều kiểu đặt mục tiêu khi ta bắt đầu một thói quen mới. Ta có thể hướng đến kết quả, hay hướng đến hệ thống rằng "trong một ngày, ta hãy đi chạy bộ". Dù biết rằng việc đặt mục tiêu hướng đến hệ thống rất tốt. Bạn sẽ dễ thực hiện thói quen của mình khi nghĩ : "Hôm nay mình chỉ cần tập 30 phút" thay vì nghĩ rằng " Trong 2 năm tới, ngày nào mình cũng phải tập luyện". Nhưng cách hiệu quả nhất với tôi là hướng đến con người mà bạn muốn trở thành. Vì con người luôn có xu hướng bảo vệ "cái tôi" hoặc niềm tin của chính mình. Việc có niềm tin về việc mình là người chăm chỉ sẽ có tác dụng thúc đẩy bản thân làm theo đúng niềm tin ấy. Và ngược lại, càng lặp lại một hành động liên tục, ta sẽ càng cũng cố cho niềm tin, tính cách của mình. Đó là con đường hai chiều từ thói quen đến tính cách, niềm tin và ngược lại. Đó là vì sao mục tiêu tốt hơn 1% nghe có vẻ rất nhỏ bé thế nhưng lại tạo được thay đổi lớn. Bởi thói quen nhỏ sẽ ảnh hưởng lên tính cách của mình, từ đó giúp ta dễ dàng thực hiện những thói quen đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn.
Nếu muốn hoàn thành giải chạy 100 km thì hãy nghĩ rằng : "Tôi là dân chạy bộ nghiêm túc". Đó là cách nói khẳng định con người mình muốn trở thành. Dẫu biết để hoàn thành mục tiêu, ta phải tập 10km một ngày thế nhưng việc đó rất khó khi bắt đầu. Hãy như câu chuyện của British Cycling, bắt đầu từ thói quen nhỏ như chạy 2km mỗi ngày, ăn uống lành mạnh hoặc chi ít là bớt đồ ăn vặt lề đường. Không những thế, ta có thể tìm hiểu về những dụng cụ, phương pháp tập luyện, chỉ cần tìm hiểu không cần phải thực thi. Chỉ với thói quen nhỏ ấy thôi đã củng cố cho bản ngã rằng : "tôi là dân chạy bộ nghiêm túc" rồi sau đó sẽ giúp ta dễ thực hiện thói quen đòi hỏi nhiều nổ lực hơn. Cứ như thế càng tăng tiến đến khi đạt đến mục tiêu khong chỉ 100km mà còn hơn thế nữa.
VẬY LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG THÓI QUEN
Để hiểu cặn kẽ vấn đề này, tôi xin giải thích cơ chế để ta hành thói quen.
Ý tưởng này xuất phát từ thí nghiệm của nhà tâm lý học Edward Thorndike khi cho những con mèo vào trong mê cung. Sau đó ông để một cái nút bấm để khi dậm chân lên, cửa mê cung sẽ mở và dẫn mèo đến đồ ăn.
Lần đầu, những con mèo cào xé, tìm những khe hở nhỏ để cố đi ra. Nhưng sau khi thoát được mê cung nhiều lần. Con mèo đã hình thành thói quen rằng bấm nút sẽ mở của và dẫn đến đồ ăn.
Con người ta cũng vậy. Não bộ luôn muốn tìm kiếm hạnh phúc và hạn chế nỗi đau và thói quen được sinh ra như một công cụ để đạt đến hạnh phúc mà không tốn thời gian suy nghĩ như lần đầu. Như con mèo có thói quen để chúng không cần phải cào xé mà vẫn có được đồ ăn (hạnh phúc). Và chỉ khi ta cảm giác thoải mái, thõa mãn với những gì vừa làm và lập lại hành vi ấy liên tục thì sẽ thành ra thói quen. Và thói quen sẽ như tiềm thức, một phần bản năng như bạn luôn ăn sáng hay cảm giác buồn ngủ vào một khung giờ cố định.
Kể cả thói quen xấu như lướt Tik Tok, trì hoãn công việc của vậy.
Có 4 bước để một thói quen hình thành.
Đầu tiên là những TÍN HIỆU cho thấy rằng nếu thực hiện hành vi ấy sẽ mang lại hạnh phúc như những clip trên tik tok hứa hẹn rằng sẽ khiến ta vui.
Thứ 2, từ tín hiệu sẽ tạo cho ta cảm giác thèm thuồng( CƠN THÈM) và muốn bắt tay vào lướt tik tok ngay. Cơn thèm đủ mạnh sẽ dẫn đến hành vi
Thứ 3, PHẢN HỒI là khi ta bắt đầu lướt tik tok
Thứ 4, PHẦN THƯỞNG là mục tiêu cuối cùng của thói quen mà ở đây là cảm giác dễ chịu thoải mái khi xem tik tok.
Thứ 4, PHẦN THƯỞNG là mục tiêu cuối cùng của thói quen mà ở đây là cảm giác dễ chịu thoải mái khi xem tik tok.
Và quá trình này cứ lặp lại đủ nhiều để tạo thành thói quen.
Vì vậy uy tắc cơ bản nhất là tác động lên cả bốn bước trong quá trình này và muốn loại bỏ nó hãy làm điều ngược lại
Ví dụ muốn xây dựng thói quen tập Gym
Làm TÍN HIỆU rõ ràng hơn như khi ta follow và xem những người nổi tiếng tập luyện và lên lịch tập rõ ràng hơn như phương pháp IF_THEN PLAN.
Làm CƠN THÈM trở nên hấp dẫn hơn với việc tự dặn lòng là sẽ có buổi massage sau tập hay đơn giản nhất là xem thành quả của người khác.
Làm PHẢN HỒI trở nên dễ dàng hơn như thiết kế những bài tập có thể tập ở nhà trong thời gian ngắn hoặc chọn phòng tập gần nhà.
Làm PHẦN THƯỞNG thỏa mãn hơn như viết lại nhật kí, post facebook để theo dõi quá trình tập luyện và thưởng kèm một li sinh tố.
Những việc làm cụ thể tôi sẽ chia sẻ vào một bài viết khác. Bởi bài viết này chỉ có mục đích xây dựng những nền tảng, mong đợi đúng về xây dựng thói quen.
Bài viết này tham khảo rất nhiều ở cuốn sách nên đừng ngần ngại mua về đọc nhé. Cảm ơn các bạn
SILENT B
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất