TÀN TÍCH PHỒN THỰC Ở ẤN ĐỘ
1) Tàn tích văn hóa là gì? Tàn tích văn hóa là những sự kiện của một nền văn hóa thấp đã tiêu vong vẫn còn tồn tại trong nền văn...
1) Tàn tích văn hóa là gì?
Tàn tích văn hóa là những sự kiện của một nền văn hóa thấp đã tiêu vong vẫn còn tồn tại trong nền văn hóa cao hơn đang tồn tại.
2) Những tàn tích văn hóa Ấn Độ còn sót lại:
Những tượng điêu khắc trong 22 ngôi đền tại Khajuraho, Ấn Độ
(2) Ở Ấn Độ, nơi nào cũng thấy dấu vết của sự thờ phụng sinh thực khí đó: khi thì là những dương vật trong các đền ở Népal, ở Bénarères, vân vân, khi thì là những linga vĩ đại ở các đền thờ Shiva, rồi những đám rước dương vật long trọng, những hình dương vật người ta đeo ở cổ, ở cánh tay.
Ngay hai bên đường, cũng dựng các linga, người Ấn cầm trái dừa đã lột vỏ, đập mạnh vào để tưới linga, đó là một cách dâng lễ vật cho linga. Ở đền Rameshvaram, mỗi ngày người ta lấy nước sông Gange chùi rửa linga rồi bán nước đó cho những người muốn cầu tự, như chúng ta bán nước Thánh vậy. Nghi thức thờ linga thường giản dị: chỉ cần lấy dầu hoặc một nước riêng nào đó tưới vào, rồi lấy lá cây trang hoàng.
(3) Chiếc Linga trong Bà la môn giáo: phần hình vuông (âm tính) ở dưới ứng với thần Brahma sáng tạo, khúc hình bát giác ở giữa mang tính chuyển tiếp, ứng với thần Vishnu bảo tồn, còn phần hình trụ tròn (dương tính) ở trên ứng với thần Shiva phá hủy. Phần dưới của Linga gắn liền với một cái đế, giống như một cái chậu vuông, có rãnh thoát nước, biểu tượng của bộ phận sinh dục của nữ giới (Yoni). Bộ phận hình chậu vuông này còn là biểu tượng của nữ thần phù hộ cho đất đai, luôn phải nhờ ơn mưa móc của Linga.
(4) Yoni Puja, một lễ nghi vô cùng thiêng liêng đã tồn tại hàng nghìn năm qua và vẫn còn tồn tại đên ngày nay, có rất nhiều đền thờ và gia đình làm án thờ Yoni như cội nguồn của sự sống và sự ấm no, sung túc.
(5) Ambubachi Mela là lễ hội quan trọng nhất được tổ chức tại đền thờ Kamakhya Guwahati, Assam, vào khoảng giữa tháng Sáu, khi lũ tràn về sông Brahmaputra. Người ta tin rằng nữ thần của đền thờ là Devi Kamakhya, đang trải qua chu kỳ kinh nguyệt hằng năm vào khoảng thời gian này. Họ cũng tin rằng chính sức mạnh của mưa và gió đã nuôi dưỡng “kinh nguyệt” của Mẹ Đất để bồi đắp phù sa cho vùng đất này
(1) E.B.Tylor 1871: Văn hóa Nguyên thủy, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Huyền Giang dịch, chương III, trang 96
(2) Will Durant, Lịch sử văn minh Ấn-độ, bản dịch Nguyễn Hiến Lê, nxb. T&T tái bản ở Mỹ, 1989, tr. 285-286
Du lịch - Ẩm thực
/an-choi
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất