TÂM LÝ HỌC VỀ TIỀN - QUYỂN SÁCH RẤT HAY ĐỂ MN CÙNG THẢO LUẬN (PHẦN 3)
Chúng ta không phải là một cái máy để đưa ra những quyết định lý trí lạnh lùng trong mọi trường hợp...
11 - Hợp lý > Có lý: Hãy yêu khoản đầu tư của bạn
Chúng ta không phải là một cái máy để đưa ra những quyết định lý trí lạnh lùng trong mọi trường hợp
Ở đây tác giả muốn chúng ta đừng chỉ đưa ra quyết định dựa vào mỗi lý trí mà hãy để cả cảm xúc vào nữa. Điều này khá đối lập với các nhà giao dịch kỹ thuật khi mà họ luôn dặn chúng ta đặt cảm xúc ra bên ngoài.
🥸 Theo mình thì việc có cảm xúc khi tham gia thị trường là điều không thể tránh khỏi, nhưng hãy luôn lý trí bởi việc gì cũng có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng phương pháp đối mặt với nó. Còn ông nào mà bảo không cảm xúc gì thì là mồm điêu 😂
12 - Ngạc nhiên chưa! : Quá khứ không phải tấm bản đồ cho tương lai
Việc nghiên cứu lịch sử để nghiên cứu về việc mọi người hay mắc sai lầm ở đâu và cung cấp bản hướng dẫn sơ lược những hành động thường mang lại hiệu quả. Chứ không phải là tấm bản đồ của tương lai.
🥸 Ở đây tác giả vẫn nhất quán khi thể hiện việc nghiên cứu những việc có hiệu quả với số đông sẽ hợp lý hơn là chỉ nghiên cứu những cá nhân nổi bật. Thêm vào đó nữa mình cũng nghĩ tới việc là dùng PTKT để phản ứng giá và dự đoán sẽ chỉ có xác xuất đúng một phần.
Thị trường tài chính nó không giống như vật lý toán học khi ta đưa dữ liệu vào thì sẽ có 1 kết quả chính xác cho ra. Bởi thị trường tài chính ở đó còn cảm xúc của con người thứ mà khó có thể dự đoán được.
Ngoài ra nó còn bị chi phối bởi những nhân vật, sự kiện, và cả sự thay đổi trong cấu trúc nên việc dùng quá khứ để định hướng tương lai khó thể đúng được bởi nhiều khi đó là giới hạn của trí tưởng tượng.
13 - Chừa chỗ cho sai lầm: Chắc chắn sẽ xảy ra, hãy có 1 quỹ khẩn cấp.
Phần quan trọng nhất của mọi kế hoạch là lên kế hoạch phòng khi kế hoạch không diễn ra theo đúng kế hoạch
Giữ kỳ vọng ở mức thấp, sống sót trải qua những rủi ro.
Điểm thất bại lớn nhất của tiền bạc là sự phụ thuộc duy nhất vào một nguồn tiền để tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng trong ngắn hạn mà không có bất cứ khoản tiết kiệm nào để tạo ra một khoảng cách giữa những khoản chi tiêu mà bạn nghĩ tới trong hiện tại và tương lai.
14 - Rồi bạn sẽ khác: Con người thay đổi, sự kiện khó đoán hãy thích nghi
🥸 Tâm điểm của sự kiểm soát là kiệm và tích lũy với việc lập kế hoạch dài hạn về tài chính là khôn ngoan và cần thiết. Nhưng trong quá trình đó chúng ta thay đổi và có những sự kiện tác động rất lớn đến kế hoạch của bản thân hãy mạnh dạn thay đổi đó nhưng luôn giữ trong tâm là tiết kiệm và tích lũy đừng tiếc những chi phí chìm để chìm sâu vào việc mất kiểm soát và hi vọng.
15 - Không gì là miễn phí: Muốn đạt được điều gì hãy trả đủ giá cho nó.
Nếu bạn chưa thành công trên thị trường tài chính hay bất cứ 1 công việc nào, đó có thể là do bạn chưa trả đúng cái giá cần thiết để có được nó.
🥸 Sự bấp bênh về lợi nhuận là một trong những cái giá bạn phải trả và phải chấp nhận nó khi tham gia thị trường tài chính. Hoặc nếu bạn muốn đánh cắp nó bạn sẽ bị trừng phạt.
16 - Bạn và tôi: Chúng ta khác nhau
Mỗi chúng ta đều có mục tiêu tài chính khác nhau, chân trời thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng chúng ta lại vội vàng nghe theo những lời khuyên giống nhau.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất