TẠI SAO TRÊN ĐƯỜNG SẮT PHẢI RẢI ĐÁ?
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao đường sắt phải rải đá ở đường ray chưa? Tất cả đều có lý do đấy nhé!
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao đường sắt phải rải đá ở đường ray chưa? Tất cả đều có lý do đấy nhé!
Thiết kế đường ray gồm 2 thanh ray được đặt song song nhau và được gắn cố định trên các thanh tà vẹt (Traverse) và tất cả đều được đặt trên một lớp đá ba lát (ballast).
Vậy lớp đá này quan trọng như thế nào và tại sao phải có?
Khi một đoàn tàu đi qua, đường ray sẽ chịu ứng suất lực rất lớn. Thanh tà vẹt bên dưới giúp cố định đường ray tạo nên khổ ray đồng thời có chức năng truyền áp lực từ ray xuống mặt đất bên dưới. Để đảm bảo áp lực được truyền đều xuống bên dưới trong khi vẫn giữ cho đường ray ổn định dưới tải trọng động của một con tàu đang chạy, các thanh tà vẹt được đặt trên một lớp đá dằn.
Thêm vào đó, đường ray thường nằm lộ thiên vì vậy chúng phải đối mặt với các yếu tố thời tiết như co giãn nhiệt, chuyển động của mặt đất, địa chấn, mưa và nhiều yếu tố thiên nhiên khác như cỏ dại, cây dại mọc lên từ bên dưới.
Trước đây xỉ sắt và than vụn đã từng được dùng làm lớp nền cho đường ray. Tuy nhiên, kể từ những năm 1840 thì đá ba lát đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi và trở thành một yếu tố tối quan trọng trong cấu trúc đường ray. Đá ba lát là những viên đá nghiền có kích thước dưới 40 mm. Chúng được rải dưới và xung quanh tà vẹt và sở hữu một đặc tính gọi là "nội ma sát của tập hợp đá".
Nội ma sát này quan trọng như thế nào? Để dễ hình dung, hãy nghĩ tới một đụn cát và một đống đá với độ cao như nhau. Nếu dùng tay đẩy đụn cát đi, bạn sẽ thấy nó dễ dàng di chuyển. Ngược lại, nếu dùng tay đẩy đống đá đi, bạn sẽ cảm nhận được lực cản. Thật không dễ dàng để di chuyển đống đá và thậm chí nó vẫn trơ trơ cho dù bạn cố hết sức. Tương tự khi bạn đứng trên đụn cát, nó dễ dàng bị bẹp xuống và khi bạn đứng lên đống đá, nó vẫn không hề thay đổi. Đây chính là nội ma sát.
Hiện nay, ngành công nghiệp đường sắt cũng đã phát triển và áp dụng những loại đường sắt không cần dùng đá ba lát (ballastless track). Thay vì sử dụng lớp đá ba lát trợ lực, người ta dùng các phiến bê tông đặt liên tiếp nhau và đường ray được đặt trực tiếp lên mặt trên của phiến bê tông.
Nguồn: Khoahoc.tv
Theo dõi nhiều bài viết khác tại Instagram: @oof.mh
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất