TẠI SAO NGƯỜI ĐIỂM CAO LẠI KHÔNG THÀNH ĐẠT CAO
Cái ta học giỏi trên lớp thì ở đời không cần và cái đời cần thì người giỏi trên lớp lại không có.
Theo kết quả điều tra tạm thời, khoảng 80 phần trăm người được hỏi thừa nhận rằng người thành công cao (kinh doanh, chính trị, nghiên cứu, nghệ sỹ...) đều có điểm số làng nhàng hồi đi học hoặc không hề đến trường.

Ảnh minh họa: Sách sắp phát hành
TẠI SAO NGƯỜI ĐIỂM CAO LẠI KHÔNG THÀNH ĐẠT CAO
1. Bị ảo tưởng. Những anh học cấp 3 điểm cao tưởng rằng mình sẽ bất bại và giỏi giang trong mọi thứ nên không thèm học và không thèm sửa đổi. Thái độ cao ngạo và không muốn làm việc hèn kém của những tay này đã vô tình khiến họ không ngóc đầu lên được. Không những thế, sếp một công ty bấ kỳ, đều ghét và xua đuổi hạng người điểm cao như trên. Thêm vào đó, những tay học giỏi trên lớp, đa số, ngờ nghệch-ngây ngô về thực tế cuộc đời. Hắn luôn coi đời là sách vở. Thực ra, sách vở chỉ phản chiếu méo mó về cuộc đời.
Trong khi đó, những tay điểm thấp và hay nghịch ngợm thường “lo lắng học ở đời” để bù lấp quá khứ “yếu kém”. Đã mang tiếng dốt nên họ không mặc cảm khi học hỏi bạn bè, sếp và cấp dưới. Thêm vào đó, những tay học ở lớp kém thì thường ma lanh ngoài đời như chạy chọt, quan hệ, giao lưu, nâng li, thăm hỏi, đánh đòn tâm lý.
2. Cái ta học giỏi trên lớp thì ở đời không cần và cái đời cần thì người giỏi trên lớp lại không có. Người điểm kém chưa chắc mọi thứ đều kém. Lớp học và đời sống không giống nhau nhiều lắm. Quan hệ ở đời phong phú, chằng chéo phức tạp hơn ở lớp học.
Lớp học, nếu ví đó như sân khấu âm nhạc thì bạn chỉ cần giỏi món hát nhạc bolero thì đã thắng đậm. Trong khi đó, ngoài đời bạn phải chơi dòng nhạc remixed - vinahouse. Những anh không giỏi remixed sẽ chết tức tưởi. Belero chỉ bật cho giáo viên nghe thì hợp lý.
Chim vành khuyên trong trường học sẽ được bằng khen nếu nó gặp bác chào mào, biết chào bác, gặp chị sáo nâu, biết chào chị. Nhưng ở ngoài đời, vành khuyên phải biết chào theo nhiều tông phái khác nhau.
3. Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, là số phận. Bạn chớ bao giờ phủ nhận vai trò của số phận. Càng phủ nhận bao nhiêu, càng chứng tỏ bạn chồn nâu bấy nhiêu. Thậm chí, bảy mươi phần trăm cuộc đời chúng ta bị chi phối bởi số phận (hoàn cảnh sinh ra, tư chất lúc sinh ra, thời đại lúc sinh ra...).
LỜI TƯ VẤN
Những ai học giỏi trên lớp thì hãy nên tiếp tục đi đến lớp cả đời. Ví dụ, tiếp tục đi học Tiến sỹ đến năm 50 tuổi rồi đợi về hưu. Đúng là bây giờ nhiều người chọn con đường này. Một nghề hẳn hoi. Gọi là nghề đi học. Chẳng sao cả, miễn là nó hợp với bạn. Hoặc, bạn tiếp tuc đi học cao để làm thầy. Xưa kia bạn lên lớp đi học giỏi thì già bạn nên lên lớp để dạy giỏi. Lởn vởn ra ngoài đời đấu đá, thiên hạ sẽ đánh cho bạn bung mỏ. Chớ bảo mình không dặn kỹ.
Trên đời không có tốt có xấu. Chỉ có cái gì hợp với bạn và bạn thích làm thì hãy làm cho tốt mà thôi.
Tất cả các cơ sở đạo tạo, bao gồm cả Harvard, chỉ tạo ra các công nhân chất lượng cao (highly-qualified workers). Trong số đám thợ giỏi ấy, có vài anh sẽ trỗi dậy thành thiên tài, lãnh đạo kiệt xuất. Và số ấy đều do tự học, có phẩm chất tự trời xuống. Gọi nôm na là con giời con phật.
Thiên tài không thể do đào tạo ra. Nền giáo dục dù cao siêu đến đâu cũng chỉ có thể tạo ra THỢ GIỎI mà thôi.
Phần lớn những chính trị gia lỗi lạc, những doanh nhân lừng danh, thậm chí cả những nhà phát minh, hồi nhỏ đều có thành tích học làng nhàng, thậm chí không đi học.
"Đi họp lớp cấp 3, ta nhận ra rằng đa số đại gia nghìn tỷ và trăm tỷ đều là thành phần học yếu cá biệt ngày xưa. Bọn đại gia ấy, đa phần chỉ giỏi trốn học, giỏi đánh nhau và giỏi tán gái hồi cấp 3.
Trái lại, những đứa điểm cao nhất nhì lớp vẫn đang làm cửu vạn, nô lệ trá hình, hăng say và bền vững."
Bạn đã từng 1 lần về họp lớp chưa?
Từ chính điều mắt thấy tai nghe của bản thân, bạn thấy nhận định trên là ĐÚNG hay SAI? Chớ suy luận và chớ mở sách báo để lên giọng chính ủy.
Xin để lại chữ Đ hoặc S để mình làm tư liệu điều tra. Biết ơn các bạn rất nhiều. Chúc các bạn mạnh khỏe bình an.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Có khi việc bắt một người học 16 năm từ bé đến lớn, 12 năm học giáo dục đại chúng kèm 4 năm đại học là sai lầm. Cái giai đoạn quan trọng nhất trong việc trưởng thành của con người lại chỉ quanh quẩn đi từ nhà tới trường, không biết văn hoá dân tộc thế nào, thế giới ra sao, xã hội vận hành kiểu gì. Chỉ biết cầm một đống kiến thức toán lý hoá mà sau vài năm quên hết 99% thì có tác dụng gì?
Hôm nọ em hỏi thử con chat GPT xem người trưởng thành đủ 18 tuổi cần có những kỹ năng gì để sống trong xã hội. Nó trả lời là kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ, tư duy phản biện, quản lý tài chính cá nhân, công nghệ, giao tiếp, tự học và tìm kiếm việc làm. Đấy ngay cả con chat GPT nó còn biết thế, vậy mà bộ giáo dục cứ bắt học sinh lớp 12 ngày ngày cắm mặt giải toán tích phân?
Em vẫn nhớ như in lúc tốt nghiệp lớp 12 xong, em cảm thấy hoang mang không biết đời mình sẽ đi đâu về đâu, đối mặt với xã hội kiểu gì, kiếm việc làm ra sao. Rõ ràng học xong giáo dục phổ thông thì con người phải đủ kỹ năng để sống trong xã hội mới đúng chứ?
Có lẽ nhiều người tài năng thân tâm họ đã cảm thấy nền giáo dục có gì đó không ổn nên họ chống đối một cách vô thức, giúp bản thân tránh bị tẩy não thành phế vật.