TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI ĐỨNG THẲNG ?
Bài viết này được tham khảo nhiều từ cuốn “ Chinh phục đỉnh cao tri thức – sự sống loài người”
Ok, tôi muốn làm rõ với mọi người , bài viết này sẽ giải thích tại sao con người lại “đứng thẳng” , chứ không phải tại sao con người lại đi bằng hai chân đâu nhé !
Hãy nhìn vào bức ảnh ở dưới, các bạn chắc hẳn đã gặp nó trong SGK lịch sử rồi. Theo thuyết tiến hóa của Darwim, chúng ta đã trải qua hàng triệu năm tiến hóa và nhiều thời kì để có được hình dáng như thế này. Các bạn được dạy rằng hàm răng , bộ não , bàn chân và bàn tay của con người đã thay đổi như thế nào, nhưng chắc chắn rằng bạn chưa biết tại sao dáng đứng của ta lại thay đổi như thế kia đúng không ?.
Đấy là lí do tôi ở đây hôm nay. Không dài dòng nữa, vào việc luôn nào !
Vấn đề có nhiều giả thuyết
Một là thuyết lao động, hay còn gọi là thuyết sử dụng công cụ. Thuyết này cho rằng để bù đắp sự thiếu hụt về thể chất, tổ tiên loài người cần phải sử dụng công cụ, cần phải giải phóng đôi tay, mà muốn giải phóng đôi tay cần có sự phân công tay chân. Từ chức năng đi lại, tay được giải phóng, đứng thẳng có lợi cho việc giải phóng tay. Vượn người đi lại theo phương thức thẳng đứng có được tư thế sinh học tương đối ưu việt trong đấu tranh sinh tồn. Vì thế phương thức vận động này tự nhiên lựa chọn cho sự tiến hóa. Đồng thời, việc sử dụng công cụ lại thúc đẩy sự xác lập tư thế đi thẳng đứng. Nhưng đối với thuyết này có một số nhà nhân loại học cho rằng vẫn chưa có hóa thạch chứng minh tính đúng đắn. Vì thế , giới nhân loại học cho rằng giả thuyết này vẫn chỉ là giả thuyết
Một lý thuyết khác là thuyết mang theo, do nhà nhân loại học Ô-oen Rốp-giô-i thuộc trường đại học bang Ken-tơ của Mĩ đưa ra. Ông cho rằng, tổ tiên của loài người thường sống cuộc sống thiên di, thành viên nam thường xuyên đi săn bắt, tìm kiếm thức ăn, vợ của họ cũng phải thường xuyên dắt con cái, đem theo lương thực để di chuyển. Con cái đem theo càng nhiều, thức ăn càng nhiều thì cơ hội sinh tồn càng cao. Đi thẳng đứng, có thể dùng tay bế con, gùi thức ăn trên lưng, chiếm ưu thế trong đấu tranh sinh tồn.
Nhà nhân loại học người Anh Pi-tơ Uây-lơ đã nêu thuyết nhân tố sinh lý. Ông cho rằng tổ tiên loài người sống ở những khu rừng rộng lớn vùng nhiệt đới. Ở đó quanh năm ánh sáng mặt trời chiếu thẳng, ánh sáng gay gắt, nhiệt độ cao. Nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng của đại não.
Phương thức đứng thẳng có lợi cho việc phòng ngừa nhiệt độ cao làm tổn hại đến thân thể con người, có lợi cho việc bảo vệ đại não. Thứ nhất, phương thức đứng thẳng có thể giảm bớt diện tích bị Mặt trời chiếu vào, lượng nhiệt hấp thu cũng giảm đi nhiều. Uây lơ đã nghiên cứu so sánh sự tiếp nhận ánh sáng ở tư thế đứng thẳng và tư thế đi bốn chân. Ông đã phát hiện, vào buổi trưa, diện tích tiếp nhận ánh sáng của tư thế đứng thẳng giảm 60% so với tư thế đi bằng tứ chi, cũng có nghĩa là phương thức đứng thẳng hấp thu nhiệt lượng Mặt Trời ít đi 60%. Thứ hai, phương thức đứng thẳng có lợi cho việc tỏa nhiệt. Những nơi ở gần mặt đất, vì tác dụng ngăn trở luồng không khí trên bề mặt đất và trên bề mặt Trái Đất nên sự lưu động của không khí tương đối chậm. Sau khi đứng thẳng lên, tốc độ không khí sẽ tương đối nhanh, dễ tỏa nhiệt. Thứ ba, mặt đất ở các khu thảo nguyên nhiệt đới mọc đầy cây cối, do tác dụng bốc hơi của thực vật, nên không khí trong không gian gần mặt đất tương đối ẩm ướt, vì thế mồ hôi ra chậm. Vì thế nên đứng thẳng sẽ giúp mồ hôi dễ bay hơi hơn.
Đi thẳng đứng làm cho đầu của người ta ở trên thân , làm cho các cơ thịt bám chặt vào đầu để giữ cho tư thế đầu ổn định, từ đó có lợi cho sự phát triển của đại não. Đứng thẳng giúp tăng lượng thông tin mà mắt có thể thu nạp, làm cho đại não phát triển nhanh chóng. Cho nên Ăng-ghen cho rằng đứng thẳng là một bước có ý nghĩa quyết định trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
Trên đây là một vài lý giải cho việc tại sao con người lại đứng thẳng. Tuy rằng vẫn chưa có bất cứ kết luận chính xác tuyệt đối nào được đưa ra, nhưng cũng phần nào làm thỏa mãn trí tò mò của người đọc.
Peace !
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất