Chào các bạn, Hoàng tử đẹp trai hôm nay lại trở lại và đem đến một kiến thức mới hấp dẫn không kém đống logic loằng ngoằng.

Tôi ở đây để nói về Taekwondo, môn võ thuật tôi đã có 11 năm tập luyện và 3 năm kinh nghiệm đào tạo các cháu dưới 5 tuổi. Là một người dày dạn kinh nghiệm hôm nay tôi xin trình bày về một đòn đá đầy uy lực của Taekwondo.

Lẽ ra theo tiến trình thì tôi sẽ giới thiệu các đòn đá cơ bản trước, thế nhưng sau khi tham gia sự kiện này tôi quyết định trình bày một đòn đá tương đối "vl" (nhắc lại câu của cậu nào đấy hôm đó).


Thôi quay lại vấn đề chính, chắc những ai xem phim võ thuật đều ít nhất một lần được trông thấy đòn đá hoa mỹ này:

hay 

Đây chính là kỹ thuật tôi giới thiệu và phân tích ngày hôm nay - đá tống sau:

Giới thiệu kỹ thuật:

  • Tên đòn đá: 
    • Thuật ngữ: Dwip chagi
    • Tên tiếng Anh: Back kick (tra google cho dễ)
    • Tên tiếng Việt: Đá tống sau
    • Phiên âm: Tuýp cha-gi
  • Kỹ thuật chân cao cấp, xuất hiện trong bài thi lên cấp 4 (đai đỏ) và xuất hiện bắt đầu từ bài quyền số 11 hệ thống quyền Taekwondo WTF (Từ bài số 8 là kỹ thuật cao cấp).
  • Trong thi đấu là một trong số những đòn Đánh trúng là out và là đòn đánh trúng là out đơn giản nhất.

Mô tả kỹ thuật:

  • Khởi thế: Ở thế thủ chiến đấu (chú ý 2 bàn chân song song) như hình:
  • Phân thế động tác:
    • Rút thẳng chân sau qua kheo chân trước sao cho 2 gót chân chỉ hướng đá, đầu gối chân đá cao hơn thắt đai. Hai tay thủ thoải mái trước ngực. Lúc này, gót chân có vai trò thước ngắm định hướng khi bắn chân ra, gối cao có tác dụng khi bắn ra đòn đá sẽ đủ cao, nếu gối dưới thắt đai đòn đá sẽ kết thúc ở đầu gối đối phương.
    • Bắn thẳng chân ra sau đồng thời liếc mắt qua phía chân đá nhìn mục tiêu. Tiếp xúc mục tiêu bằng gót chân. Lưng gần như thẳng (nghiêng khoảng 10-15 độ so với phương thẳng đứng)
    • Rút gối về hông, quay lại động tác 1, đặt chân vừa đá lên trước, đứng trở lại động tác khởi thế.

Xong, kỹ thuật đơn giản vậy thôi. Giờ sẽ bước sang phần quan trọng nhất, uy lực và ứng dụng.

Trước hết nói về uy lực, như đã mô tả ở trên, đá tống sau là kỹ thuật đá trúng là out để thấy uy lực khủng khiếp đòn đánh này gây nên. Vậy, uy lực này từ đâu mà có?

Tôi đã từng nói trong bài Cú đấm 1 inch lực bắt nguồn từ hông và tạo lực tối đa bằng cộng hưởng các lực trên cơ thể. Dwip chagi là đòn đá có sức nặng tạo nên từ tốc độ xoay hông đặc trưng nhất có thể thấy. Mô - men xoắn ở hông làm tăng gia tốc tức thời của đòn đánh, sức nặng toàn bộ lực từ hông được truyền qua đùi đến mục tiêu. Đó là lực chủ yếu được sinh ra trong đòn đánh. Vậy để đòn đánh mạnh hơn, ta cần xoay hông nhanh hơn, hông càng nhanh, đòn chân càng uy lực.

Còn một lực nữa, lực mà tôi nói cộng hưởng với lực sinh ra từ hông. Lực này từ gót chân trụ sinh ra. Cách tạo ra lực này khá phức tạp khi tập. Tại thời điểm bắn chân vào mục tiêu, chân trụ sẽ bị lùi lại do bản chất kỹ thuật, tuy nhiên, võ sĩ sẽ phải sinh ra một lực nhích chân trụ về phía trước khoảng 20cm, việc làm này có 3 mục đích chính: 

  • Khi tấn công đòn đánh sẽ đến được đối phương nếu đối phương chạy lùi hoặc đòn đánh đâm xuyên đối phương nếu đối phương không kịp chạy.
  • Vận dụng tối đa sức mạnh cơ bắp của cơ thể.
  • Áp sát đối phương, tránh bị ăn đòn nếu lỡ đá trượt.

Các bạn có thể xem thêm ở đây để thấy được sức mạnh của đòn đánh.


Về ứng dụng, dwip chagi có rất nhiều ứng dụng, tôi xin chỉ ra một vài ứng dụng cơ bản sau:

Trong thi đấu:

Do đây là đòn đá quay sau, tốc độ thường sẽ chậm hơn các đòn đã trước nên dwip chagi thích hợp để phản đòn. Khi đối phương tấn công, ta thực hiện đòn đánh này đồng thời chạy lùi ra xa đối phương trong quá trình phản. Chú ý khi phản, chân trụ không nhích trước mà sẽ đứng im và cơ thể có xu hướng đổ về sau (do cần di chuyển tạo khoảng cách). Lúc này, sức nặng của đòn đá giảm còn khoảng 2/3 so với khi tấn công.

Khi tấn công, do đây là một đòn chậm và tất sát nên sẽ không sử dụng trực tiếp để tấn công. Thường thì sẽ kết hợp mồi bằng 1 hoặc 1 vài đòn đá trước rồi bất ngờ ra chân dwip chagi. Lúc này, cứ trúng là ta thắng. Lỡ trật, hãy yên tâm, chân trụ nhích lên 20cm đã giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách với đối phương, kết thúc đòn đánh, ta ở sát đối thủ và không lo bị phản công.

Trong thực chiến/tự vệ:

Cơ bản, cách dùng để tự vệ giống như khi thi đấu.

Trường hợp đối phương có hung khí (dao, tuýp sắt v.v...) đây là một đòn tuyệt đối an toàn khi đối phương thực hiện chém, bổ từ trên cao xuống. Do đòn chém, bổ có xu hướng đi từ ngoài vào trong, ta lập tự đá tống sau, tuy nhiên chú ý lúc này thân không thẳng mà nằm song song so với mặt đất mục đích hạn chế tối đa khả năng bị ăn đòn.

So sánh với các kỹ thuật khác:

Dwip chagi hay bị nhầm lẫn với một số đòn đá như đá xoay sau (dollyo pande chagi)

Pande chagi xoay hết hông lên phía đối phương, tiếp xúc mục tiêu bằng lòng bàn chân và khi kết thúc đòn, chân đá trở lại vị trí khi xuất phát.




Hoặc đá tống ngang (Yop chagi)

Đòn đá này hông cũng úp như dwip, tuy nhiên thân lại nằm ngang chứ không úp như dwip, tiếp xúc mục tiêu bằng cạnh ngang bàn chân. Như ảnh bên.





Để kết thúc bài viết, tôi xin trình bày một số thủ thuật khi thực hiện đòn đá. Đây là những thứ được học nằm ngoài khuôn kỹ thuật căn bản:

  • Để đá chính xác, chân được thẳng hướng đá mong muốn khi bắn chân ra ta thực hiện đổi vị trí 2 hông. Điều này giúp đòn đá hướng đến đúng mục tiêu.
  • Khi sử dụng dwip chagi để phản công trong thi đấu, cơ thể đối phương có xu thế ngang, song song với cơ thể của chúng ta. Nếu bắn dwip theo đúng kỹ thuật căn bản, đảm bảo trượt. Để đá trúng đích, trước khi bắn chân ra, ta mở đầu gối, đầu gối như thước ngắm vậy, khi bắn chân nhanh chóng chuyển gót chân trụ về hướng đá.
  • Hạn chế tối đa sử dụng Dwip chagi để đá lên mặt đối phương. Để đá vào mặt, ta làm thế này:

Không liên quan nhưng em đã tìm thấy bullet, anh Hưng khỏi phải sửa nữa. Chỉ cần thêm tab là được rồi <3.