ảnh người bị mộng du
I, Giết người trong vô thức
    Vào đêm hôm đó, một doanh nhân 33 tuổi tên là Colin Kemp đã gặp một cơn ác mộng sau khi đi ngủ khoảng 2 tiếng. Anh ta mơ thấy một mình đi qua khu rừng nhiệt đới và bị hai người lính tấn công. Một người có súng, còn người kia có dao.
Kemp hiểu rằng mình sẽ không đủ sức kháng cự kẻ thù có vũ khí, vì vậy anh ta vội bỏ chạy. Nhưng hai người lính đã tỏ ra khỏe hơn và đã dượt đuổi theo anh. Khoảng cách đã thu hẹp dần từng phút, rồi anh đã nghe thấy tiếng thở dốc của họ sau lưng và đột nhiên hiểu rằng mình sắp chết đến nơi. Vài giây sau, kẻ thù đã áp sát.
    Một người lính giơ lưỡi kiếm sắc lẹm lên trên đầu Kemp, người kia thì nhắm bắn vào đầu anh ta. Kemp lăn nhào xuống đất và kéo theo người lính có dao. Sau đó, dùng hết sức lực cuối cùng, anh ta đã chặn tay vào cổ họng người đó rồi bóp cổ. Trong khi đó, người lính thứ hai nhảy vào hai đối thủ đang vật lộn với nhau và bắn vào đầu Kemp. Anh ta nhìn thấy một làn khói mỏng xuất hiện từ nòng súng và tỉnh dậy, cả người đầm đìa mồ hôi và hai tay run rẩy vì hoảng sợ.
    Quay nhìn sang bên trái, bên cạnh Kemp là người vợ đã nằm bất động. Anh ta cảm thấy bất an và cố gắng đánh thức cô dậy. Tuy nhiên, người phụ nữ đã không còn dấu hiệu của sự sống - cô ấy đã chết. Một làn sóng kinh hoàng lạnh lẽo bao trùm lấy Kemp: anh ta nhận ra rằng trong cơn ác mộng mình đã bóp cổ vợ.
Vài tháng sau đêm thảm kịch, một phiên tòa đã diễn ra. Kemp đã nhận tội, nhưng đề nghị tòa án xét đến việc anh ta đã phạm tội giết người trong khi ngủ mơ. Các chuyên gia tâm thần được bên bảo vệ mời đến đã chứng minh rằng Kemp đã trải qua một cơn ác mộng, được gọi là "nỗi sợ ban đêm". Bồi thẩm đoàn đã đưa ra phán quyết biện hộ và Kemp được tha bổng.

Đọc thêm:

II, Tìm hiểu về chứng mộng du

+Mộng du là gì?
    Là một chứng rối loạn giấc ngủ thuộc họ parasomnia, trong đó người mắc chứng mộng du thường hay làm những công việc mà họ vẫn làm khi còn thức.
 +Biểu hiện của chứng mộng du
    Người mắc chứng mộng du thường xuyên làm những công việc như đi bộ ngoài đường, đánh răng, rửa mặt, ngồi trước màn hình tivi, dọn dẹp bồn tắm, cắt cỏ sau vườn…và những thói quen khác được hình thành qua quá trình lặp đi lặp lại và trở lên tự động trong bộ não của họ. Nghĩa là những việc ban ngày họ hay làm thì, nếu họ mắc chứng mộng du, thì rất có thể họ sẽ thực hiện khi ngủ. Đó là những ghi nhớ được in sâu trong cuống não trở thành bản năng, vô thức khiến cho họ không mất nhiều khó khăn để làm những việc đơn giản như thế.
    Tuy nhiên, có một số việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi nhiều kĩ năng vẫn được một số người thực hiện trong giấc mơ, thậm chí với tần suất nhiều lần
Ví dụ:
    Năm 1987, tại Canada có chàng trai tên Kent, đêm đó khi đang ngủ, anh chợt tỉnh dậy và lấy xe hơi đi đến nhà bố vợ cách nhà anh 23 km và đã giết chết mẹ vợ và làm tổn thương ông chồng.
    

Ví dụ khác về khác tại Úc, khi bị mộng du là một cô nọ đi làm tình với người đàn ông lạ trong nhiều tháng cho đến khi gia đình cô phát hiện ra.
    Tất cả chúng đều được thực hiện trong khi họ đang ngủ say và hoàn toàn vô thức.
+Tác hại của chứng mộng du
            Người mắc chứng mộng du trước hết gây ra thương tổn cho chính họ và mặt thể xác, khi đã có nhiều báo cáo cho thấy có một người đàn ông tự gây ra vết thương trong giấc mơ bằng việc tự dí súng vào vai mình rồi bóp cò, hay một người phụ nữ đi qua hành lang và té ngã.
             
            Tuy nhiên có nhiều pha cầm tool né chết như phim theo cách mà các nhà khoa học vẫn còn vò đầu bứt tai khi được đề cập đến và hoàn toàn bó tay trong việc giải thích chúng.
            Hãy quan tâm vào ngày 5 năm 2009, một cô gái 18 tuổi bị mộng du đã đi qua cửa sổ và té nga tự độ cao 7,5m tương đương tầng 3 của một ngôi nhà, cô ta tỉnh lại ngay sau đó và kêu người đến với mong muốn nhận được sự giúp đỡ. Và khi nhận được kết quả chiếu chụp X-quang của cô gái trên, các bác sĩ lẫn người nhà của cô đều vô cùng sốc và ngạc nhiên khi nó cho thấy cô không hề bị gãy một cái xương nào. Bằng chứng cho thấy cô ngày hôm sau vẫn khỏe mạnh và làm việc bình thường.
            Tiếp theo là gây nguy hiểm cho người xung quanh, tất nhiên, không ai có thể không lo lắng khi trong nhà có người bị mộng du, và cơn ác mộng kéo đến mỗi đêm với họ khiến họ không ngừng lo lắng, sợ hãi, họ không biết sẽ bao lâu nữa đến cái ngày mà cây rìu dưới bếp hằng ngày họ dùng để chặt củi lại nằm im giữa trán của chính họ trong một cơn mộng du vô thức của người thân. Trong trường hợp ông bố vợ kia chắc cũng sẽ tởn đến già mà mua thêm hàng chục cái ổ khóa mới hoặc phải chuyển nhà trong mối lo lắng một ngày nào đó ông con rể quý tử lại ghé thăm mình vào ban đêm.
III, Liên hệ của chứng mộng du với hành vi phạm pháp
            Vào một buổi sáng tháng Bảy năm 2008, một người đàn ông tuyệt vọng đang đi bộ dọc bờ biển phía tây của Wales cầm điện thoại lên và gọi cho người trực tổng đài khẩn.
            “Tôi nghĩ tôi đã giết vợ mình,” ông ta nói. “Ôi Chúa ơi. Tôi nghĩ ai đó đã đột nhập vào. Tôi đang đánh nhau với những kẻ đó nhưng đó lại là Christine. Chắc tôi phải đang nằm mơ hay gì đó. Tôi đã làm gì? Tôi đã làm gì?”
    Mười phút sau, các nhân viên cảnh sát đến và tìm thấy Brian Thomas đang khóc cạnh chiếc xe hơi dã ngoại của mình. Đêm trước đó, ông giải thích, ông và vợ mình đang ngủ trong xe khi vài thanh niên trẻ đua xe vòng quanh khu đỗ xe làm họ thức giấc. Họ di chuyển chiếc xe của mình đến bìa ngoài khu đỗ xe và trở lại ngủ. Rồi, vài giờ sau đó, Thomas thức giấc, thấy một người đàn ông mặc quần jean và có mái tóc xù – một trong những kẻ đua xe, ông nghĩ – đang nằm phía trên vợ ông. Ông hét vào kẻ đó, nắm ngay cổ họng hắn và cố gắng đẩy hắn ra. Như thể ông đang phản ứng theo tự nhiên, ông nói với người cảnh sát. Kẻ đó càng cố gắng chống lại thì ông càng siết chặt hơn. Hắn cào cấu vào cánh tay Thomas và cố gắng chống trả, nhưng Thomas bóp cổ, càng lúc càng chặt hơn, và cuối cùng người đàn ông đó ngừng chuyển động. Sau đó, Thomas nhận ra trong tay ông không phải là người đàn ông nào cả, mà là vợ ông. Ông thả cơ thể vợ mình xuống và bắt đầu đẩy nhẹ vai bà, cố gắng đánh thức bà, hỏi thăm liệu bà có ổn không. Nhưng đã quá muộn.
   

Ông Thomas là người mắc chứng mộng du khi ông ta còn là một đứa trẻ. Lúc còn nhỏ, ông vẫn thường hay thức dạy vào lúc nửa đêm để chơi đồ chơi và sắp xếp những việc ông cần làm vào ngày hôm sau. Việc đó từng làm trò cười cho cả nhà…
    Mark Mahowald, một giáo sư thần kinh học tại đại học Minisota đã nói: “ Chứng mộng du là một cách nhắc nhở rằng hai trạng thái loại trừ nhau. Phần của não bộ điều chỉnh lề thói của bạn đã ngủ, nhưng những phần có khả năng về các lề thói phức tạp vẫn còn thức. Vấn đề là không có gì dẫn dắt não bộ ngoại trừ những mô hình đơn giản, các thói quen căn bản nhất của bạn. Bạn làm theo những gì tồn tại trong đầu, vì bạn không có khả năng đưa ra một sự lựa chọn”.
    Trong khi cảnh sát thì cố khởi tố việc Thomas là giết người nhưng thực tế cho rằng ông và bà vợ Christine của ông đã có hơn 40 năm hạnh phúc cho đến cái đêm ác mộng ấy. Các công tố viên hỏi một chuyên gia về giấc ngủ – bác sĩ Chris Idzikowski làm ở trung tâm giấc ngủ Edinburgh – để kiểm chứng Thomas và đánh giá một giả thuyết: rằng ông đang trong trạng thái vô thức khi giết vợ mình. Trong hai cuộc họp riêng biệt, một lần trong phòng thí nghiệm của Idzikowski và lần còn lại trong nhà tù, các nhà nghiên cứu gắn thiết bị cảm biến khắp người Thomas và đo sóng não của ông, chuyển động mắt, co cằm và chân, luồng khí qua mũi, nỗ lực hô hấp và mức ô-xy trong khi ông ngủ.
    Có một tiền sử dài về những người vi phạm cho rằng họ không có tội vì họ “hành động vô thức,” như chứng mộng du và những hành vi vô thức khác được biết đến. Và trong nhiều năm trước, khi hiểu biết của chúng ta về thần kinh học của thói quen và sự tự nguyện trở nên phức tạp hơn, những lời biện hộ đó trở nên ép buộc hơn. Xã hội, được thể hiện bằng tòa án và bồi thẩm đoàn, đồng ý rằng vài thói quen có tác động quá lớn nên chúng lấn át khả năng ra lựa chọn của chúng ta, và vì thế chúng ta không phải chịu trách nhiệm vì điều đã làm.
    Khi phiên xử bắt đầu, các công tố viên đưa ra bằng chứng cho bồi thẩm đoàn. Thomas đã phạm tội giết chết vợ mình, họ nói với bồi thẩm. Anh biết anh có tiền sử về chứng mộng du. Anh đã thất bại trong việc phòng ngừa, họ nói, và buộc anh phải chịu trách nhiệm vì tội đó.
    Nhưng khi cuộc tranh luận tiếp diễn, rõ ràng các công tố viên đang chống lại trong một trận chiến khó khăn. Luật sư của Thomas tranh cãi rằng thân chủ của mình không có ý định giết chết vợ – trên thực tế, anh còn không kiểm soát được lề thói của chính bản thân vào tối đó. Thay vào đó, anh đang phản ứng tự động trước một mối đe dọa biết trước. Anh đang làm theo một thói quen gần như xưa cũ như chính giống loài mình: bản năng chống lại một kẻ tấn công và bảo vệ một người yêu quý. Khi những phần cổ xưa nhất của não bộ nhận ra một gợi ý – ai đó đang siết cổ vợ mình – thói quen của anh chiếm lĩnh và anh đánh trả lại, mà không có cơ hội nào cho nhận thức cao hơn của anh can thiệp vào. Thomas không phạm tội gì mà chỉ là một con người, luật sư tranh cãi, và phản ứng lại theo cách mà hệ thần kinh của anh – và những thói quen xưa cũ nhất – buộc anh phải hành động.
    Sáng hôm sau, tổng công tố viên trình bày trước bồi thẩm đoàn.
“Vào thời điểm của vụ giết người, bị cáo đang ngủ và tâm trí anh ta không kiểm soát được những việc cơ thể anh ta đang làm,” ông nói. “Chúng ta đi tới kết luận rằng lợi ích cộng đồng không còn được phụng sự bằng cách tiếp tục tìm kiếm một bản án đặc biệt nữa. Vì thế chúng ta đề nghị không tìm thêm bằng chứng nào nữa và mời các bạn trở lại con đường cho một bản án không có tội.”
IV, Các phán quyết của tòa án với tội phạm mộng du và lỗ hổng của pháp luật.
            Trong cuộc sống, việc giết người được coi là trọng tội, và những kẻ giết người bao giờ cũng nhận được mức án tù rất nặng tùy theo mức độ, số lượng người bị hắn sát hại, thái độ khi hắn nhận tội, và động cơ gây án của hắn. Nhưng dù cố ý hay ngộ sát thì ít nhất hắn cũng phải chịu 12 năm tù và cao nhất là bị tước quyền cơ bản của một công dân (theo điều 123 ,Bộ luật hình sự năm 2015 sửa dổi bổ sung năm 2017).
            Ta hãy nói đến ví dụ đầu bài, vài tháng sau đêm thảm kịch, một phiên tòa đã diễn ra. Kemp đã nhận tội, nhưng đề nghị tòa án xét đến việc anh ta đã phạm tội giết người trong khi ngủ mơ. Các chuyên gia tâm thần được bên bảo vệ mời đến đã chứng minh rằng Kemp đã trải qua một cơn ác mộng, Bồi thẩm đoàn đã đưa ra phán quyết biện hộ và Kemp được tha bổng.
            Hay chuyện Thomas giết vợ mình Christine đã được hội đồng quan tòa tuyên cáo trắng án. Điều này cho thấy tòa án các nước coi việc thực hiện hành vi phạm pháp cụ thể ở đây là giết người trong lúc vô ý thức, mất kiểm soát, không điều khiển được những hành vi mà khi tỉnh táo họ chắc chắn sẽ không làm như vậy là vô tội. Sở dĩ nó không được xếp chung với hành vi ngộ sát là do tính chất của hai hành động, trong khi một hành động – mộng du- là không thể kiểm soát vì thói quen và triệu chứng của người bệnh còn hành động ngộ sát được thực hiện khi hung thủ hoàn toàn tỉnh táo và kiểm soát được hành vi. Nó cũng giải thích cho việc những người mắc bệnh điên không bị kết án cho hành vi đập phá hay cầm dao giết người. Bệnh mộng du, điên, động kinh là một triệu chứng không thể kiểm soát và nguy hiểm hơn là nó có thể di truyền từ thế hệ cha sang thế hệ con cháu. Nhưng đó ta hiểu thêm câu mà cha ông ta vẫn hay nói : “ Trăm cái lí không tí cái tình”.
Rõ ràng các công tố viên hoàn toàn gần như bất lực trong việc cố tố cáo một tên hung thủ, vì toàn bộ những chứng cớ có sắt đá mấy cũng bị vô hiệu hóa một cách trơn tru bởi một tờ giấy chứng nhận bệnh án của các nhà tâm thần học. Qua đó cũng thể hiện tính hợp lí và có tình người trong việc kết án một sinh mạng người của tòa án.
    Nhưng nhờ có lỗ hổng về luật pháp này mà có không ít những kẻ ngụy tạo bệnh án cá nhân nhằm phục vụ mục đích cá nhân. Ta thấy như vào cuối tháng 1-2018, một đường dây mua bán bệnh án tâm thần nhằm chạy án hình sự đã bị Công an Thành phố Hà Nội phát giác tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Qua quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định một đối tượng giang hồ cộm cán đã gây án chém người bị công an truy nã đã được làm bệnh án tâm thần giả. Dù đối tượng này không hề đi khám hay điều trị tại viện nhưng vẫn được làm hồ sơ bệnh án với kết luận bị tâm thần phân liệt.
Sau khi vụ án nói trên bị phát giác, tưởng rằng, những hành vi vi phạm này đã chấm dứt thế nhưng, các đối tượng cò mồi bệnh án vẫn đang ngang nhiên hoạt động tại khu vực xung quanh Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
V, Một số cách làm thuyên giảm hội chứng mộng du đáng sợ

Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác,...Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa.Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động.Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.
Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích về chứng bệnh mộng du và biết cách điều trị khi bản thân hoặc người thân bị mắc bệnh nha.:3