Chào các bạn, đây là một bài viết về self-development (lại là self-help 🤦).

1. Performance Review.

Một công ty thường có Performance Review (hay Salary Review) từ một đến hai lần trong năm. Mỗi lần như vậy nhân viên phải làm một đống các thể loại review. Nào là cấp trên review cấp dưới, cấp dưới review cấp trên, rồi cùng cấp review chéo nhau. Cuối cùng rút ra là trong thời gian qua bạn đã làm tốt điều gì, không tốt điều gì, đóng góp, phá hoại những gì. Và tương ứng được tăng lương bao nhiêu phần trăm.

Qua đợt review này, các bạn sẽ biết được những đánh giá chân thực của đồng nghiệp về mình. Đừng tin những lời hay ý đẹp họ nói với bạn, mà hãy tin vào những gì viết trong bản review họ gửi cho công ty. Có bạn nào đã từng nghĩ thầm rằng: "Sao nó nghĩ về mình như vậy mà không feedback sớm để mình cải thiện, bây giờ lại ghi trong review làm mình éo được tăng lương?"

2. Điểm NPS.

Điểm NPS (Net Promoter Score) là một thang điểm dùng để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Thang điểm này thường được đo trong khoảng từ 0 đến 10. Điểm càng cao thì sản phẩm càng tốt. Những người làm sản phẩm thường khảo sát điểm NPS bằng cách hỏi khách hàng một câu hỏi đơn giản: "Trên thang điểm từ 0-10, khả năng bạn giới thiệu sản phẩm của chúng tôi đến bạn bè, người thân của bạn là bao nhiêu?".
Câu trả lời được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm ủng hộ (Promoters 😍 điểm 9-10): Đây là những khách hàng trung thành, yêu thích sản phẩm và sẵn sàng giới thiệu nó đến bạn bè, người thân của họ. Sự lớn mạnh của sản phẩm phụ thuộc vào nhóm này.
- Nhóm không quan tâm (Passives 😐 điểm 7-8): Nhóm này không thích cũng không ghét sản phẩm. Họ vẫn dùng nhưng dễ lay động nếu có một sản phẩm khác hấp dẫn hơn.
- Nhóm không ủng hộ (Detractors ☹️ điểm 0-6): Nhóm này không hài lòng và có nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của sản phẩm. Họ có thể nói với bạn bè, người thân của họ rằng: "Đừng có xài cái đó, nó chuốiiiii lắm!".

Tất nhiên bạn sẽ muốn tăng số lượng nhóm Promoters và giảm số lượng nhóm Detractors. Bằng cách lấy feedback của họ, nhóm Promoters sẽ cho bạn biết rằng bạn đang làm tốt điều gì để tiếp tục phát huy. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết từ nhóm Detractors rằng bạn đang làm không tốt điều gì để cải thiện thêm.

3. Điểm hạnh phúc (Happiness score).

Những công ty lớn, quan tâm đến nhân viên, thường khảo sát mức độ hạnh phúc của nhân viên (có nhiều công ty Việt Nam như vậy không ta 🤔). Vì đơn giản, chỉ có hạnh phúc vui vẻ họ mới gắn bó với công ty và cống hiến lâu dài. 
Điểm hạnh phúc này cũng thường theo thang điểm từ 0-10. Khi khảo sát nhân viên, công ty cũng thường sẽ lấy feedback xem họ hạnh phúc vì điều gì và thấy không vui vì điều gì. Nếu có thể, công ty sẽ có cách phù hợp để giúp nhân viên đó hạnh phúc hơn khi làm việc ở đây.
Screenshot từ sản phẩm công ty cũ của mình 😄
Những khảo sát này thường cho phép trả lời ẩn danh. Bởi vì trong những công ty lắm drama bạn không thể để lại họ tên và nói rằng em buồn vì manager của em làm ăn như sh*t đc. Lơ ngơ là ra đảo như chơi.

4. GhostReply.

Đây là một ứng dụng mang tính giải toả là chính. Nếu bạn gian nan trải qua một hành trình dài phỏng vấn. Từ làm bài test online rồi phỏng vấn vòng một, vòng hai... Rồi cuối cùng nhà tuyển dụng ghost bạn, tức im ru không email hồi đáp tiếng nào, mặc cho bạn đợi chờ trong mòn mỏi, thì đây chính là ứng dụng dành cho bạn. Nó giúp bạn gửi một email ẩn danh đến nhà tuyển dụng cùng với một lời nhắn của bạn dành cho nhà tuyển dụng đó. Mục đích duy nhất là để họ biết hành động ghost ứng viên như vậy là không hay một chút nào.
Ứng dụng nghe có vẻ nhảm nhí, nhưng nó giải quyết nhu cầu đưa feedback của ứng viên đến nhà tuyển dụng. Một cách ẩn danh.

5. Personal Feedback.

Đến đây có lẽ bạn vẫn chưa hiểu mình đưa ra 4 chủ đề ở trên để làm gì. Đó là vì mình muốn nhấn mạnh sự quan trọng của feedback.
- Một nhân viên cần feedback của đồng nghiệp để cải thiện và phát triển kĩ năng của bản thân.
- Một sản phẩm, dịch vụ cần feedback của khách hàng để cải thiện và phát triển chất lượng.
- Một công ty cần feedback của nhân viên để cải thiện và phát triển văn hoá doanh nghiệp.
- Một cá nhân bất kì có nhu cầu đưa feedback cho người khác để giúp họ cải thiện và phát triển chính họ (Đôi khi feedback ẩn danh vì nhiều lý do).
Mình nhận ra dường như chúng ta (hoặc chỉ mình 😞) chưa nhận ra được sự quan trọng của feedback cá nhân. Tại sao các nhà làm sản phẩm lại lấy feedback của khách hàng thường xuyên để cải thiện chất lượng, các công ty cũng lấy feedback của nhân viên thường xuyên để xây dựng văn hoá tốt hơn, nhưng chúng ta khi đi làm thì lại chẳng bao giờ lấy feedback của đồng nghiệp, chẳng bao giờ lấy feedback của bạn bè? Một năm ta chỉ miễn cưỡng nhận feedback một lần vào đợt Performance Review và đôi khi cũng chẳng quan tâm đến nó.
Sẽ không ai cho ta feedback chân thật nếu ta không hỏi nó một cách chân thành. Cũng dễ hiểu, không nhiều người đủ quan tâm đến ta để chủ động nói cho ta biết những cái ta sai. Và vì giao tiếp là một chuyện khó nhằn, tại sao lại chuốc rủi ro làm phật lòng người khác khi nói cho họ những sự thật tuy có ích nhưng lại khó nghe?
Vậy nên ta phải tìm cách để có được feedback thường xuyên từ đồng nghiệp, bạn bè, và thậm chí cả người yêu. Hãy chủ động nhắn tin, email, mời họ cà phê. Hãy chủ động hỏi họ:
- "Anh thấy làm việc với em thế nào, em cần phải cải thiện điều gì? 😅"
- "Mày thấy dạo này tao sao, có gì không ổn hay không? 😏"
- "Dạo này anh có làm gì cho em buồn không? 😆"
Nếu có thể, hãy tạo một thang điểm, nhờ họ chấm điểm theo thang điểm này và theo dõi điểm số theo thời gian. Những đại lượng đo lường được sẽ giúp bạn thấy sự thay đổi rõ ràng hơn.
Bên cạnh đó, hãy chủ động cho người khác feedback, vừa giúp họ tốt hơn vừa tăng kĩ năng giao tiếp của chính bạn. Hãy khuyến khích ngợi khen khi họ làm điều tốt và khéo léo góp ý khi họ xử lý cồng kềnh. Tuy nhiên, ta cần phải cẩn trọng khi cho feedback cũng như xem xét thấu đáo những feedback mà ta nhận được. Suy cho cùng thì đó cũng là cảm nhận chủ quan, nhiều lúc nó sẽ bị sai.
Ở thế kỉ 21, bản thân mỗi chúng ta chính là một sản phẩm (product). Bên cạnh học cách đầu tư (invest), làm nổi bật (marketing) và thể hiện (sales) bản thân, đôi khi phải biết cách thay đổi (pivot), và quan trọng nhất là lấy feedback để phát triển (develop) và hoàn thiện (improve) bản thân mỗi ngày.

Nói thì dễ, làm mới khó. Bạn nào có thói quen cho/nhận personal feedback hoặc có kinh nghiệm về chủ đề này thì chia sẻ nhé. 
Chúc các bạn năm mới chân cứng đá mềm. 🎉