Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 65

Bạn thân mến!
Ngày hôm qua tôi sống cùng căn bệnh của mình (bệnh hen suyễn, Seneca viết về nó trong bức thư số 54): nó chiếm ưu thế buổi sáng, nhưng để tôi thảnh thơi vào buổi chiều. Đầu tiên tôi thử tự kiểm soát nhịp thở của mình với một chút đọc; và khi cảm thấy có thể chịu đựng được, tôi quyết định đòi hỏi nhiều hơn, hay là cố gắng giành lại khoảng thời gian đã mất. Tôi viết một chút; thực ra, tôi đã viết chăm chú hơn mọi khi, vì đang đối mặt với một chủ đề khá khó khăn và không muốn để mình bị đánh bại. Cuối cùng vài người bạn đến thăm, và họ quyết ngăn tôi khỏi công việc, như đối xử với một người bệnh cứng đầu ngang ngược. Kết quả là cuộc trò chuyện thay thế bút sách, và trong đó có một chủ đề chưa ngã ngũ mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi muốn bạn làm giám khảo.
Có thể nó phức tạp hơn bạn nghĩ: vấn đề được chia làm 3 phần nhỏ như sau. Như bạn biết đấy, những người trong trường phái Stoicism chúng tôi cho rằng trong thế giới tự nhiên có hai thứ mà từ đó mọi thứ khác được sinh ra: căn nguyên và vật chất. Vật chất thì không có sự sống, trơ ra, là thứ chấp nhận mọi khả năng, nhưng sẽ duy trì sự không hoạt động nếu không có ai tác động vào nó. Nhưng căn nguyên, hay nói cách khác, ý thức hoặc lý trí, đẽo gọt, đưa vật chất vào khuôn mẫu và biến chúng thành thứ gì nó muốn, từ các hoạt động hay sự kết hợp khác nhau. Vậy nên với bất cứ thứ gì tồn tại trên đời, sẽ phải có thứ mà từ đó nó được làm rathứ là tác nhân khiến nó được làm ra. Cái đầu tiên là vật chất, cái sau là căn nguyên.
Mỗi kỹ năng thực ra đều là một sự sao chép từ thiên nhiên; vậy nên ta có thể áp dụng thuyết tôi vừa trình bày một cách tổng quát cho những thứ được làm ra bởi con người. Một bức tượng có cả nguyên liệungười nghệ nhân để áp lên nguyên liệu ấy một hình dạng. Vậy nên trong trường hợp một bức tượng, nguyên liệu là những thứ vật chất như đồng, đất, và căn nguyên là chính người nghệ nhân. Điều tương tự cũng có thể được áp dụng với những thứ khác: chúng đều là kết hợp của nguyên liệu (vật chất) và căn nguyên.
Stoicism cho rằng chỉ có một căn nguyên - đối tượng thực hiện hành động. Aristotle cho rằng từ "căn nguyên" có thể được dùng theo 3 nghĩa. "Căn nguyên đầu tiên", ông ta nói, "là chính vật chất, thứ mà nếu không có ta sẽ không thể tạo ra bất cứ thứ gì (Lời người dịch: ở đây theo mình hiểu là Aristotle không phân loại vật chất và căn nguyên, mà cho vật chất chính là căn nguyên đầu tiên); thứ hai là người nghệ nhân; và thứ ba là khuôn mẫu cho từng sản phẩm, ví dụ như bức tượng". Đó là thuyết mà Aristotle gọi là eidos. "Có thứ căn nguyên thứ tư nữa", ông ta bàn thêm, "bên cạnh những căn nguyên trước, ta có cả mục đích tổng quan của toàn bộ công việc". Để tôi dùng ví dụ làm rõ điều này. Theo Aristotle, đồng là căn nguyên thứ nhất của bức tượng, vì nếu không có nó (thứ vật chất hiện hữu) ta sẽ không thể có bức tượng. Căn nguyên thứ hai là người nghệ nhân, vì một lượng đồng không thể tự nó làm nó thành hình dạng một bức tượng nếu như không có bàn tay người nghệ nhân. Căn nguyên thứ ba là khuôn mẫu hình dạng bức tượng, vì bức tượng sẽ không thể được gọi là "Kẻ chống lao" hay "cậu bé thắt dải buộc đầu" (Lời người dịch: những bức tượng nổi tiếng thời ấy) nếu hình dáng khuôn mẫu không được áp vào nó. Căn nguyên thứ tư, theo ông ta, là mục đích của việc tạo ra bức tượng; vì nếu không có nó, bức tượng cũng sẽ không được làm ra. Vậy mục đích là gì? Đó là thứ đã tạo ra động lực cho người nghệ nhân, và là thứ anh ta muốn có được qua việc làm ra bức tượng. Có thể đó là tiền, nếu anh ta tạo ra tượng để bán; hoặc là lòng sùng kính, nếu anh ta tạo ra nó để dâng tặng nhà thờ. Bởi vậy mục đích cũng là căn nguyên để bức tượng được tạo ra; hay bạn nghĩ rằng ta có thể thực sự tách biệt nó khỏi những căn nguyên khác, thứ mà nếu không có nó thì sản phẩm sẽ chẳng bao giờ được làm ra?
Rồi Plato thêm vào một thứ nữa, căn nguyên thứ năm, mô hình của sản phẩm (Lời người dịch: mình hiểu cái này ý chỉ giống loài, tức là tổng quát hơn cái khuôn mẫu cá biệt cho từng sản phẩm - căn nguyên thứ ba của Aristotle trình bày bên trên), thứ mà ông ta gọi là Ý niệm. Đây là thứ người nghệ nhân có trong đầu khi ông ta tạo ra sản phẩm. Nó có thể được lấy cảm hứng từ một đối tượng bên ngoài ông ta đã nhìn thấy, hay thứ chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của anh ta mà thôi. Cũng như Chúa có trong đầu toàn bộ mô hình của vạn vật, và tâm trí Người hoàn thiện mọi thứ từ khối lượng vật chất đến các tiêu chuẩn để các mô hình ấy có thể trở thành sự thật. Người tràn đầy những mô hình mà Plato gọi là Ý niệm - không thể bị tiêu diệt, không thay đổi, và không thể bị phân hủy. Vậy nên dù mỗi cá thể chúng ta có thể bị tiêu hủy, thì loài người nói chung - mà từ đó mỗi người được nặn ra, sẽ tiếp tục tồn tại; và dù mỗi người sẽ phải chịu đựng đau khổ và cuối cùng là cái chết, thì loài người sẽ không bị ảnh hưởng.
Lời người dịch: Mình không tìm hiểu sâu về ý niệm này nên cũng không chắc lắm, nhưng cảm nhận nó hơi ngô nghê một chút nếu xem xét từ thời đại bây giờ. Vì có lẽ thời Seneca ngay cả những người thông thái nhất cũng cho rằng các loài sẽ không thể bị tuyệt chủng. Thực tế thì con người cũng chỉ là một trong những giống loài mà thôi.
Vậy nên, theo Plato có 5 căn nguyên: từ nó mà ra, bởi tay nó mà ra, trong nó mà ra, dựa theo nó mà ra, và bởi vì nó mà ra. Và cuối cùng thì sản phẩm được tạo thành. Ví dụ, với bức tượng, ta có đồng là căn nguyên thứ 1, người nghệ nhân là căn nguyên thứ 2, khuôn mẫu, hình dạng riêng biệt là căn nguyên thứ 3, Ý niệm về giống loài là căn nguyên thứ 4, và mục đích mà bởi nó bức tượng được làm là căn nguyên thứ 5.
Vũ trụ, theo Plato, cũng chứa những điều tương tự. căn nguyên thứ 1 là vật chất; căn nguyên thứ 2 là Chúa; căn nguyên thứ 3 - khuôn mẫu, là hình dạng và sự sắp xếp mọi thứ hài hòa của thế giới mà ta thấy; căn nguyên thứ 4 - Ý niệm - thứ mà dựa theo nó Chúa tạo ra những tạo vật thật đẹp của Người; và căn nguyên thứ 5 - mục đích - là tâm nguyện của Người. Bạn hỏi tâm nguyện đó là gì? Là sự tốt đẹp. Đó là thứ chính Plato đã khẳng định: "Căn nguyên nào khiến Chúa tạo ra thế giới? Người tốt đẹp; và một đấng linh thiêng tốt đẹp thì không bao giờ dè sẻn với những thứ cũng tốt đẹp; Người tạo ra nó như thế giới tốt đẹp nhất Người có thể tạo ra".

Bạn là giám khảo, vậy hãy thử cân nhắc về vấn đề này. Hãy đánh giá ý kiến của ai theo bạn là gần với sự thật nhất, chứ không phải ai đã nói ra sự thật. Vì điều đó là quá sự hiểu biết của con người như chúng ta.
(Thêm một gợi ý cho bạn) Luận điểm về căn nguyên của Aristotle và Plato bao hàm hoặc là quá nhiều hoặc là quá ít. Vì nếu ý kiến của họ là bất cứ khi nào việc loại bỏ một trong những căn nguyên cũng sẽ khiến sản phẩm không thể được tạo ra, thì họ đã liệt kê quá ít. Thời gian cũng cần được thêm vào danh sách; vì không thứ gì có thể được làm mà không có thời gian. Họ cũng cần đề cập đến địa điểm; vì nếu không có địa điểm thì thứ gì có thể được tạo ra. Và cả sự vận động nữa: không có sự vận động, thì không gì có thể được tạo ra hay tiêu hủy; nếu không có nó, sẽ không có người nghệ nhân, và không có sự thay đổi.

Tuy nhiên, giờ hãy thử xem xét đến cái căn nguyên tổng quát đầu tiên. Nó cần phải đơn giản, vì vật chất thì đơn giản. Vậy thử hỏi căn nguyên là gì? Không nghi ngờ gì, đó là ý thức, là lý trí muốn tạo ra mọi vật, hay nói cách khác, Chúa. Vì tất cả những căn nguyên họ đề cập đến không độc lập, mà đều phụ thuộc vào một thứ - đấng sáng tạo. Họ nói khuôn mẫu là một căn nguyên? Khuôn mẫu là thứ người nghệ nhân áp lên sản phẩm; nó là một phần của căn nguyên, nhưng không thể là căn nguyên. Tương tự, Ý niệm cũng không phải là căn nguyên, mà là một bộ phận cần thiết của căn nguyên. Ý niệm cũng cần thiết cho người nghệ nhân như cách cái chàng cái đục hay cục mài cần thiết vậy: nếu không có chúng thì công việc của người nghệ nhân không thể được tiếp tục, nhưng chính chúng lại không phải là một phần của sản phẩm, và vậy nên không thể coi chúng là căn nguyên. Có người sẽ nói: "Mục đích của người nghệ nhân - lý do khiến ông ta muốn làm ra cái gì đó - là căn nguyên". Ta cứ cho nó là sự thật, thì đó cũng chỉ là một căn nguyên thêm vào, chứ không phải cái cốt lõi. Và những thứ thêm vào ấy thì rất nhiều; trong khi thứ ta đang cân nhắc là cái căn nguyên cốt lõi. Đồng thời, những lời ấy của Plato và Aristotle không đồng nhất với quan điểm phổ biến của họ, cho rằng cả vũ trụ là căn nguyên đầu tiên tổng quát nhất. Vì có một sự khác biệt rất lớn giữa sản phẩm và căn nguyên của nó.
Hoặc là đưa ra ý kiến của bạn, hoặc là theo phương án dễ dàng hơn trong trường hợp này, khẳng định rằng vấn đề không rõ ràng, không thể đưa đến kết luận cuối cùng và giải tán đám đông.
Nhưng bạn sẽ hồi đáp: "Điều gì cuốn hút ông, khiến ông lãng phí thời gian vào những vấn đề như thế này, những vấn đề không có chút ích lợi gì trong việc loại bỏ cảm xúc quá nồng nhiệt hay những ham muốn thói xấu của con người?" Bạn biết mà, tôi cũng tập trung vào những thứ quan trọng hơn, những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vững vàng và thông thái của tâm trí. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây cũng là một trong những vấn đề có thể mang lại sự bình thản cho tâm trí. Tôi tìm hiểu bản thân mình trước, rồi mở rộng ra thế giới. Ngay cả lúc này tôi cũng không lãng phí thời gian như bạn chê trách. Vì bao lâu những vấn đề ấy chưa ngã ngũ, với điều kiện người ta không chia nhỏ nó ra và đi vào tiểu tiết, chúng có thể nâng cao và soi sáng tâm trí. Chúng giải tỏa tâm trí khỏi những gánh nặng của cuộc sống đời thường và khơi gợi trong nó khao khát được tự do, trở lại như những yếu tố đã tạo ra nó. 
Vì cái cơ thể này là gánh nặng, là một sự trừng phạt với tâm trí: khi nào còn phải chịu giam cầm trong cơ thể, tâm trí bị ràng buộc và nô lệ, nếu nó không thể tìm đến triết như một sự giải cứu, và để triết nâng đỡ nó lên, có được sự dũng cảm để thấy được sự rộng lớn của vũ trụ, và hướng nó đến những thứ thiêng liêng thay vì những thứ vật chất tầm thường. Đó là tự do: nó được giải thoát khỏi tù ngục cơ thể và tìm đến sự thiêng liêng của thiên đường. Giống như nghệ nhân, khi họ chú tâm vào những thao tác khó khiến mắt mỏi mệt trong điều kiện không đủ ánh sáng, thường đi ra ngoài và tìm đến những chỗ thông thoáng để thư giãn mắt với ánh sáng tự nhiên; thì tâm trí cũng vậy, bị kìm hãm trong một nơi tối tăm ảm đạm, sẽ thoát ra bất cứ khi nào nó có thể để tìm đến nơi rộng lớn hơn trong những suy nghĩ về vũ trụ.

Người thông thái, và những người đi theo con đường ấy, vẫn chịu ràng buộc của sự tồn tại trong cơ thể của họ, nhưng phần tốt đẹp hơn trong họ đã tự thoát ra, đến với những thứ thiêng liêng hơn. Trung thành với lời thề tồn tại, họ coi cuộc đời như là giai đoạn họ phải thực hiện nhiệm vụ. Họ đã được trui rèn đến mức họ có thể không yêu cũng chẳng chán ghét cuộc sống; họ chỉ đơn giản là chấp nhận sống cuộc sống rồi sẽ đến lúc phải kết thúc này, với suy nghĩ rằng những thứ tốt đẹp hơn sẽ đến sau nó.

Không lẽ bạn không cho phép tôi được chìm trong suy tưởng về vũ trụ? Không lẽ bạn sẽ kéo tôi lại từ sự toàn vẹn thiêng liêng, và ràng buộc tôi trong một phần nhỏ bé này? Không lẽ tôi không thể tự vấn đâu là điểm mở đầu của mọi thứ? Bàn tay nào đã nặn ra thế giới? Khi mọi thứ chỉ là một và chìm trong trạng thái không vận động, ai đã phân chia chúng? Không lẽ tôi không thể hỏi ai là người nghệ nhân của vũ trụ? Bằng kế hoạch vĩ đại và kỳ công nào mà sự rộng lớn bao la ấy có thể trở nên quy củ và sắp đặt hài hòa như vậy? Ai đã thu thập những thứ đã rơi vụn, phân loại những thứ đã trộn lẫn với nhau, chia ra từng phần theo khuôn mẫu cả một khối rộng lớn vô định dạng ấy? Đâu là nguồn cội của ánh sáng thiêng liêng đến với chúng ta? Liệu có phải đó là lửa, hay thứ gì sáng hơn nó? Không lẽ tôi không thể tự vấn những điều ấy? Không lẽ tôi không thể tự hỏi từ nơi thiêng liêng nào tôi đã xuống nơi này? Liệu tôi sẽ chỉ nhìn thấy thế giới này 1 lần duy nhất, hay là sẽ sinh ra thêm nhiều lần với những cuộc đời khác nhau? Đâu sẽ là đích đến cuối cùng của tâm trí này? Nơi nào đang chờ đợi tâm trí tôi khi nó được giải thoát khỏi sự nô lệ trong cuộc đời con người? Liệu bạn sẽ từ chối không cho tôi có được phần của mình trên thiên đường - cũng là, bắt tôi sống với đôi mắt luôn mãi phải cúi nhìn xuống dưới hay sao?

Không, tôi vượt trên sự tồn tại này; tôi được sinh ra với một sứ mệnh lớn hơn là nô lệ cho cái cơ thể con người tôi đang có. Tôi coi nó chỉ như chiếc còng đang trói buộc tự do của tôi. Bởi vậy tôi hiểu nó là quân bài của số mệnh, và sẽ không để bất cứ một vết thương nào có thể chạm đến được tâm trí mình. Vì cơ thể là phần duy nhất của tôi có thể phải chịu đau đớn. 

Trong nơi cư ngụ ấy, tâm trí tôi tồn tại một cách tự do.


Sẽ không bao giờ những xương thịt này có thể bắt buộc tôi phải trở nên hèn nhát; hay phải chấp nhận bất cứ một sự không thành thật nào không xứng đáng với một người đức hạnh. Sẽ không bao giờ tôi nói dối chỉ để có được những tiện nghi cho cái cơ thể này. Khi nào bản thân cảm thấy đã đến thời điểm, tôi sẽ sẵn sàng rời bỏ nó; ngay cả bây giờ, khi hai phần vẫn ràng buộc với nhau, sự ràng buộc ấy cũng không đến từ sự ngang hàng: tâm trí sẽ vượt trên về mọi mặt. Coi thường cơ thể là cách để có được tự do tuyệt đối.
Nhưng để trở lại với chủ đề ban đầu, thực ra sự tự do ấy sẽ được củng cố bởi những suy nghĩ như vậy (những suy nghĩ về căn nguyên của mọi vật). Mọi thứ đều được tạo ra bởi vật chất và Chúa. Chúa điều khiển vật chất, những thứ bao quanh Người và tuân theo sự sắp xếp nhào nặn của Người. Nhưng Chúa, người tạo ra mọi thứ, thì có sức mạnh và giá trị vượt trên mọi vật chất, những thứ chỉ tuân theo Người mà thôi.

Trong cơ thể con người, tâm trí thực hiện chức năng như là Chúa với thế giới, và vật chất trong thế giới cũng giống như cơ thể đối với ta. Vậy nên hãy để phần ít quan trọng hơn phục vụ phần quan trọng hơn: hãy để ta dũng cảm đối diện với số mệnh của mình; để ta không run sợ trước thương đau, tra tấn, gông cùm, và cả nghèo khổ.

Cái chết là gì? Hoặc là kết thúc hoặc là một sự chuyển giao. Tôi không sợ phải đối mặt với kết thúc (vì nó cũng giống như chưa bao giờ bắt đầu), cũng như không bao giờ sợ sự chuyển giao. Vì có nơi đâu mà tôi bị ràng buộc kìm kẹp như nơi này.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Yesterday I shared the day with illness: it claimed the morning for itself but left me the afternoon.* At fi rst I tested my breath with a little reading; when it stood up to that, I ventured to demand more of it—or rather to allow it more leeway. I did some writing; indeed, I wrote more intensely than usual, as I was contending with a diffi cult subject and did not want to be beaten by it. Finally some friends came by, so as to restrain me by force, like some unruly invalid. 2 Conversation took over from the pen, and out of that conversation I will convey to you the part that is still in contention. We have called on you to adjudicate the matter.
It’s more work than you think: the case is threefold. As you know, the adherents of our Stoic school say that in the world’s nature there are two things from which everything comes into being: cause and matter. Matter lies inert, a thing open to all possibilities, which will remain inactive unless moved by someone else. But cause—that is, reason—shapes matter and turns it in any direction it wants, producing from it various works.* Hence for any given thing there has to be something out of which it is made and something by which it is made: the latter is the cause, the former the matter.
3 Every skill is an imitation of nature; so transfer what I was saying about things in general to those that have to be made by a human being. A statue has both material for the craftsman to work on and a craftsman to impose some appearance on the material. Th us in the case of the statue, the material is the bronze and the cause is the artisan. Th e same specifi cation applies to all things: they consist of that which is made and that which makes.
4 Th e Stoics hold that there is just one cause, that which acts. Aristotle’s view is that the word “cause” is used in three ways.* “Th e fi rst cause,” he says, “is the material itself, without which nothing can be created; the second is the artisan; the third is the form that is imposed upon each and every work, just as it is upon the statue.” Th is is what Aristotle calls the eidos. “Th ere is also a fourth cause,” he says, “in addition to these, namely, the purpose of the work as a whole.” 5 I will explain what that is. Bronze is the fi rst cause of the statue, for it would never have been made if that from which it was cast or forged had not existed. Th e second cause is the craftsman, for the bronze could not have been worked into the shape of a statue if his skilled hand had not been added. Th e third cause is the form, for that statue would not be called a “spear bearer” or “youth tying a headband” if that appearance had not been imposed upon it.* Th e fourth cause is the purpose of making it; for if this had not been there, it would not have been made. 6 What is the purpose? It is what motivated the craftsman, what he was after in making it. Either it was money, if he crafted it to sell; or reputation, if he wanted to make a name for himself; or reverence, if he fashioned it as a gift for a temple. Th erefore this too is a cause for its being made—or don’t you agree that something without which a thing would not have been made should be counted as one of its causes?
7 To these causes Plato adds a fi fth, the model, which he calls the Idea.* Th is is what the craftsman had in view when he made what he intended to make. It does not matter whether he has an external model to cast his eyes upon, or an internal one that he himself has conceived and set up within. Th ese, the models of all things, God holds within himself, and encompasses in his mind the numbers and measures of everything that is to be achieved. He is full of those shapes that Plato calls Ideas—deathless, changeless, tireless. Th us while human beings indeed perish, humanity itself, according to which a human being is molded, remains; and although human beings suff er and die, humanity is unaff ected.
8 Th ere are, then, fi ve causes on Plato’s account: that from which, that by which, that in which, that according to which, and that because of which. Last of all, there is that which comes of these. For instance, in a statue (to continue in my previous vein), that from which is the bronze, that by which is the craftsman, that in which is the form that is applied to it, that according to which is the model that the person who makes it is imitating, that because of which is the maker’s purpose, and that which comes of these is the statue itself.
9 By Plato’s account, the world too has all of these: the maker—this is God; that from which it is made—this is matter; the form—this is the condition and order of the world that we see; the model—which is to say, that according to which he made such a vast and supremely beautiful piece of work; the purpose—his aim in making it. What aim does God have, you ask? Goodness. Th at is defi nitely what Plato says: 10 “What was the cause of God’s making the world? He is good; one who is good is not parsimonious with any good; he made it, then, to be the best world he could make.”
You be the judge, then, and make your ruling. Whose account seems to you most likely to be true? Not who gives the truest account, for that is as far above us as truth itself.
11 Th is host of causes posited by Aristotle and by Plato encompasses either too many things or too few. For if their view is that whenever the removal of something would make it impossible for some item to be made, that thing is a cause of its making, then they have named too few things. Th ey should count time as a cause, for nothing can be made without time. Th ey should count place: if there is nowhere in which a thing can be made, once more it will not be made. Th ey should count motion: without motion, nothing is either made or destroyed; without it, there is no craftsmanship and indeed no changing.
12 We, however, are looking now for the primary and generic cause. Th is must be simple, for matter too is simple. Are we asking what this cause is? Unquestionably, it is productive reason, that is, God.* For all these things you have mentioned are not multiple individual causes but are dependent on one, the one that makes. 13 You say that form is a cause? Form is what the craftsman imposes on his work; it is part of the cause but not the cause itself. Th e model is not the cause either but a necessary instrument of the cause. Th e model is necessary to the craftsman in the same way as the chisel and the pumice stone: without them his craft cannot go forward, and yet they are not parts of the craft, and neither are they causes. 14 Someone says, “Th e aim of the craftsman—the purpose for which he came to make something—is a cause.” Even supposing it is a cause, it is not the effi cient cause but a supervenient cause. And such causes are innumerable; what we are looking for is the generic cause. As for their claim that the entire world in all its fullness is a cause, there they speak with less than their usual sophistication. For there is a big diff erence between a work and the cause of that work.
15 Either make your ruling, or do what is easier in this sort of case: say you fi nd no clear solution and tell us to go home. “What is the attraction for you in frittering away your time on these matters which do not eliminate any of your passions nor drive out any desires?” In fact I do go after those more important things; I do engage in those studies by which the mind is calmed. I examine myself fi rst, and then this world of ours. 16 Even now I am not wasting time, as you suppose. For as long as such studies are not beaten to death, nor dragged off down pointless pathways of scholarly sophistication, they do elevate the mind.* Th ey lighten that burden under which it labors, longing to get free and to return to its origins. For this body is the weight and penalty of the mind: while thus oppressed, it is in chains, unless philosophy comes to its aid, bidding it gaze upon the world’s nature and so draw breath, releasing it from earthly things to things divine. Th is is its freedom, its diversion: it gets away for a while from the prison-house where it is confi ned, and fi nds refreshment in the skies.* 17 Just as craftsmen, when they are engaged in some intricate task that strains the eyes and the light is indirect and poor, come out into the open and visit some place devoted to public recreation, there to refresh their eyes with the free light of day; even so does the mind, shut away in this somber, dark apartment, emerge whenever it can into the open and relax in the contemplation of the universe. 18 Th e wise person, and likewise the seeker after wisdom, abides indeed within his body, yet with his better part is absent, turning his thoughts to things above. Like one sworn into the service,* he thinks himself well paid if he but remains alive, and due to his training has neither love of life nor hatred of it but endures this mortal time, though he knows of richer things to come.
19 Do you forbid me to gaze upon the universe? Do you pull me back from the whole, and confi ne me to the part? Am I not to ask what are the beginnings of all things? Whose is the hand that shaped the world? When all things were merged into one and weltering in inactive matter, who separated them? Shall I not ask who is the craftsman of the universe itself? By what plan such vastness came to be ordered and regulated? Who collected what was scattered, separated what was mingled, apportioned visible form to all that lay in one vast and shapeless mass? What is the source of the mighty light that is shed on us? 20 Was it fi re, or something brighter than fi re? Shall I not ask these things? Am I not to know whence I have descended? Whether I shall see this world but once, or be born many times? Where I shall go when I depart? What abodes are waiting for my spirit when it is released from the slavery of human life? Do you deny me my share of heaven—which is to say, do you bid me live with eyes cast downward?
21 Too great I am to be slave to my body; too great is that for which I was born. I regard the body as nothing but a shackle fastened around my freedom. Th erefore I set it in the way of fortune as a hindrance, and do not allow any hurt to pass through it to me. Th is is the only thing in me that can suff er injury: in such vulnerable quarters does my free mind dwell. 22 Never will this fl esh compel me to cowardice; never to pretenses unworthy of a good person; never will I tell a lie merely to honor this paltry body of mine. When I see fi t, I will break off my alliance with it; and even now, while we adhere to one another, that alliance will not be of equal standing: the mind will draw every privilege to itself. Disregard for one’s body is certain liberation.* 
23 But let me get back to my stated objective. Th is freedom is greatly abetted by that contemplation we were just talking about. It’s like this. All things in the universe are made up of matter and God. God controls them, and they are his followers, ranged about him as their ruler and guide. But that which makes—which is God—is more powerful and valuable than matter, which is acted upon by him. 
24 Now in a human being, the mind performs the same role as God performs in the world, and what matter is in the world is in us the body. So let the inferior parts serve the better: let us be brave against the strokes of fortune; let us not tremble at injuries, or wounds, or fetters, or want.
What is death? Either an end or a crossing over. I am not afraid to come to an end (for that is the same as never having started), and neither am I afraid to cross over. For nowhere will I be as constricted as I am here.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: