Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 64

Bạn thân mến!
Ngày hôm qua bạn ở đây với chúng tôi. Bạn có lý do chính đáng để phàn nàn nếu chỉ có duy nhất ngày hôm qua. Nhưng vì vậy nên tôi mới nói là "chúng tôi", vì với tôi, bạn luôn ở cạnh bên mình. Vài người bạn đến thăm, và nhà tôi lại nhộn nhịp hơn bởi những làn khói bếp (không giống những cột khói cuồn cuộn từ căn bếp của những kẻ nhà giàu, thứ khiến đội cứu hỏa cũng phải lo lắng, mà chỉ là một ngọn lửa đủ để khiến người ngoài nhìn vào sẽ biết trong nhà có khách). Chúng tôi nói đủ thứ chuyện, như thể trong một bữa tiệc tối, không cố tìm ra kết luận trong bất cứ một đề tài nào mà chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác một cách tự nhiên. 
Sau đó là tiết mục đọc sách. Cuốn sách được chọn là tác phẩm của Quintus Sextius - một người đáng kính, bạn có thể chắc chắn như vậy, một Stoic, ngay cả khi ông ta từ chối thừa nhận điều ấy. Ơn Chúa, hãy nhìn sự mạnh mẽ, và sáng suốt trong tinh thần của ông ấy! Đó không phải là thứ bạn có thể thấy ở bất cứ một triết gia nào. Nhiều người trong số họ rất nổi tiếng, nhưng tác phẩm viết ra lại vô cùng khô khan, không có sức sống. Họ đưa ra quan điểm, tranh luận các vấn đề, và thậm chí nhiều khi uốn nắn câu chữ, nhưng không bao giờ họ có thể kích thích tinh thần, vì chính họ không có sức sống. Khi bạn đọc Sextius, bạn sẽ thấy: "Ông ta linh hoạt, mạnh mẽ, tự do, ông ta vượt trên nhân thế, và luôn khiến tâm trí ta tràn đầy cảm hứng".
Cho phép tôi nói rõ hơn những cảm nhận của tâm trí mình khi đọc tác phẩm của Sextius: tôi nóng lòng được đối mặt với tất cả những cú đòn của số mệnh, để có thể hét lên: "Tại sao khiến ta chờ đợi, hỡi số mệnh? Hãy làm tất cả những điều ngươi có thể làm! Nhìn xem, ta đã sẵn sàng!". Tôi mang theo mình thái độ của một người tìm kiếm thử thách, để chứng tỏ sự vững vàng, để thể hiện sự dũng cảm của bản thân:
Giữa bầy thú thân thiện, chàng cầu mong có thể đối mặt
Với con lợn rừng hung dữ, hay con sư tử ngăm ngăm oai hùng
đến từ đỉnh núi kia (trích thơ Virgil)
Tôi nóng lòng có thứ gì đó để đánh bại - thứ gì tôi có thể chịu đựng như một phần của sự trui rèn. Bởi đó là một phẩm chất khác của Sextius: ông ta sẽ cho bạn thấy sự huy hoàng cao quý của hạnh phúc thực sự, nhưng không lấy đi của bạn hy vọng đạt được nó. Bạn sẽ nhận ra rằng nó rất xa bạn, nhưng đồng thời biết rằng nếu muốn chính mình cũng có thể có được.
Phẩm cách cũng có những tính chất tương tự, bạn ngưỡng mộ chúng, nhưng có thể hy vọng có được chúng. Với tôi, ít nhất, suy nghĩ về sự thông tuệ chiếm lĩnh phần lớn thời gian của tôi. Tôi ngắm nhìn nó với vẻ ngạc nhiên và chút ngỡ ngàng, như cách thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn lên trời, cảm giác như thể đó là lần đầu tiên vậy.
Bởi vậy tôi luôn trân quý, thậm chí tôn sùng những thành quả của triết và những người đã tìm ra chúng; và tôi sung sướng được thừa hưởng chúng từ lớp người đi trước. Mọi thứ họ tổng hợp được, hay tự phát hiện ra, đều là cho tôi! Nhưng hãy để ta làm thứ mà một người đứng đầu gia đình làm: hãy để ta đóng góp thêm vào cái khối tài sản ấy. Hãy để nó trở nên lớn hơn khi ta truyền lại cho thế hệ sau. Rất nhiều thứ còn phải làm, và luôn là thế: không gì cản trở, ngay cả ngàn thế hệ đi sau, có thể tiếp tục cống hiến và mở rộng nó.

Nhưng ngay cả nếu cha ông ta đã tìm ra mọi thứ, đây là điều sẽ luôn mới mẻ: tiếp nhận những thành quả ấy, áp dụng chúng, nhằm đạt đến cái hiểu và có thể sắp xếp chúng. Ví như có vài loại thuốc được truyền lại cho ta để chữa mắt. Ta không cần tìm loại thuốc mỡ nào khác, nhưng ta vẫn phải dùng chúng đúng loại đúng liều lượng cho từng bệnh và từng hoàn cảnh. Một thứ có thể điều trị viêm mắt, thứ khác làm bớt sưng mí mắt, thứ khác nữa chữa việc chảy nước mắt, thứ nữa cải thiện khả năng nhìn. Nhưng chúng sẽ chỉ mang lại hiệu quả khi bạn làm phần việc của bạn - trộn bột và chọn thời điểm và phương pháp cho đúng với từng người. Đơn thuốc cho tâm trí cũng được phát hiện bởi cha ông; vậy nên công việc của ta là tìm hiểu khi nào và làm thế nào để áp dụng chúng. Cha ông ta đã đạt được rất nhiều thành quả, nhưng công việc của họ chưa hoàn thành.

Nhưng không phải vì thế mà ta thôi ngưỡng mộ họ. Ngược lại, ta còn nên coi họ như những vị chúa của mình. Tại sao tôi không nên giữ hình ảnh những con người vĩ đại bên cạnh mình, để khích lệ tâm trí tôi, và thậm chí kỷ niệm sinh nhật họ? Tại sao tôi không nên tiếp tục thể hiện sự tôn kính với họ, như sự tôn kính tôi có với thầy cô của mình. Tôi nợ họ, những người giáo viên của nhân loại, cội nguồn của rất nhiều thứ tốt đẹp.
Nếu tôi tình cờ gặp một người pháp quan, tôi sẽ thể hiện sự tôn kính với ông ta theo cách thông thường: xuống ngựa, ngả mũ, nhường đường. Vậy, chẳng lẽ tôi sẽ không thể hiện sự tôn kính tương tự khi nghe đến tên Marcus Cato? Laelius người thông thái? Socrates hay Plato? Zeno hay Cleanthes? Tôi thực lòng kính trọng họ: khi những cái tên ấy được nhắc đến, tôi sẽ luôn cúi mình kính cẩn.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Yesterday you were with us. Now, that would be reason for complaint if yesterday were the only time. Th at’s why I said “with us”: for you are always with me. Some friends had come over so that my household would create some more smoke. Not like what billows out of fashionable kitchens, alarming the fi re department, but just a modest plume, indicating that guests were in the house. 2 Our conversation ranged widely, as it does at a dinner party, not pursuing any topic to its conclusion but skipping around from one thing to another. Th en there was a reading. It was a book by Quintus Sextius the Elder—a great man, you may be sure, and a Stoic, even if he denies it.* 3 By god, what vigor there is in the man—what spirit! Th at’s not something you’ll fi nd in every philosopher. Some of them are widely renowned, and yet what they have written is dry and lifeless. Th ey construct arguments, debate issues, and raise objections, yet they never rouse the spirit, because they are spiritless themselves. When you read Sextius, though, you will say, “He is alive—vigorous—free—he soars above humankind; he sends me away full of tremendous confi dence.”
4 I will tell you what is my own state of mind when I read him: I yearn to challenge every stroke of fortune—to shout, “Why let up, fortune? Do your worst! See, I am ready!” I gird myself with the mind of him who seeks a proving ground for himself, a place to demonstrate his courage:
Amid the tamer herds he prays to meet
the foaming boar, or else the tawny lion,
come from the mountaintop.*
5 I yearn to have something to conquer—something I can endure as part of my training. For this is another of Sextius’s outstanding qualities: he will show you the magnitude of true happiness, and yet not take away your hope of achieving it. You will realize that it is far above you, and yet know that one who wants to can attain that height.
6 Th is same attitude is inspired by virtue itself, namely, that you admire it and yet hope to achieve it. For me, at least, the very thought of wisdom absorbs much of my time. I am no less astonished when I gaze at it than I am sometimes by the heavens themselves, which I often see as if for the fi rst time. 
7 For that reason I hold in awe both the discoveries of philosophy and those who have made those discoveries; and I thrill to claim what is, as it were, an inheritance from many predecessors. Everything they collected, everything they labored over, was for me! But let us do what a good head of household does: let us add to our endowment. May it be a larger inheritance when it passes from me to posterity. Much work remains to be done, and always will: nothing prevents those born a thousand generations hence from making their contribution.
8 But even if the ancients did discover everything, here’s something that will always be new: taking those discoveries made by others and applying them, understanding them, and organizing them. Suppose some medications had been handed down to us for healing the eye. I do not need to seek out any ointments other than these, and yet I still need to make use of them as suits the disease and the situation. One relieves infl ammation of the eye itself, another decreases a swelling in the eyelid, another eases sudden pressure and watering, another improves vision—but only if you do your part, making up the powders and selecting the time and method of administration that is right for the individual. Remedies for the mind were discovered by the ancients; it is our job, though, to fi nd out how to apply them and when. 9 Our predecessors achieved a great deal, but their work is still unfi nished.
But we should admire them all the same; indeed, we should revere them as we do the gods. Why shouldn’t I keep images of great men beside me, to stir my mind to action, and even celebrate their birthdays? Why shouldn’t I address them by name each time, as a way to honor them? Th e same homage I render to my teachers, I owe also to the teachers of the human race, who are the source of so much good.
10 If I see a consul or a praetor, I will honor their offi ce in all the usual ways: I’ll jump down from my horse; I’ll uncover my head; I’ll yield them the walkway. Well, then! Am I to give anything but the most respectful welcome to Marcus Cato, the elder and the younger? To Laelius the Wise?* To Socrates and Plato? To Zeno and Cleanthes? Truly I revere these men: when such great names are mentioned, I rise to my feet.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: