[Stoicism] - Dịch Seneca (40): Về phong cách nói và diễn thuyết
Lời tựa : Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không...
Lời tựa: Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:
Bức thư số 40
Bạn thân mến!
Cám ơn bạn vì đã viết cho tôi thường xuyên, vì cho tôi thấy con người bạn, bằng cách duy nhất mà bạn có thể thực hiện điều đó. Nó chưa bao giờ làm ta thất vọng: mỗi khi nhận được thư bạn, tôi có cảm giác như ta thực sự ở cùng nhau. Nếu một bức chân dung của người bạn thân sẽ khiến ta vui sướng, làm sống lại những kỷ niệm trong trí nhớ ta, và làm nguôi ngoai nỗi buồn xa cách bằng một cảm giác thoải mái vui vẻ, dù chỉ là ảo tưởng; thì những bức thư còn có sức mạnh đến thế nào, khi nó cho ta niềm hân hoan được biết những tin tức chính xác và cập nhật từ người bạn của mình. Vì sự ngọt ngào của việc được nhìn thấy nhau cũng có thể được phần nào cảm nhận qua các bức thư, cùng những vết hằn tay bạn, và khoảnh khắc nhận ra chúng.
Bạn viết rằng bạn đã đến nghe triết gia Serapio khi ông ấy dừng chân gần chỗ bạn. “Nói nhiều và nhanh là phong cách của ông ta, không phải nhấn nhá và chậm rãi từng phần từng phần mà thay vào đó là tuôn ra những tràng dài và để con chữ đuổi nhau một cách vội vã. Có cảm giác một giọng nói là khó có thể đủ cho ông ấy”.
Về phần mình, tôi không tán thành phong cách ấy ở triết gia. Một triết gia khi nói, dạy học hay diễn thuyết cần phải kiểm soát và điều độ, cũng giống như cuộc sống của ông ta. Nhưng đâu có thứ gì vội vàng lại có trật tự. Đó là lý do, trong tác phẩm của Homer, những phần nói nhanh và không gián đoạn - tựa những cơn bão tuyết, thường được giao cho các diễn viên trẻ, trong khi những đoạn thư thái nhẹ nhàng trôi chảy "như mật ngọt" thuộc về những nghệ sĩ gạo cội.
Tin tôi đi, những tràng dài ngôn từ chỉ thích hợp cho trình diễn, chứ không phải cho người muốn truyền đạt hay dạy những thứ nghiêm túc, quan trọng. Nhưng đồng thời, tôi cho rằng việc nói nhỏ giọt thì cũng tệ không khác gì nói nhanh. Một diễn giả không nên khiến ta mệt mỏi vì nghe họ, nhưng cũng đừng áp đảo người nghe. Một phong cách nghèo nàn, thiếu ngôn từ sẽ khiến người nghe không chú tâm, bởi họ sẽ sớm cảm thấy chán nản với sự truyền đạt quá chậm rãi và thường xuyên ngắt nghỉ; dù cho đúng là ta học dễ dàng những thứ khiến ta chờ đợi hơn là những thứ bay qua đầu ta. Ở phía ngược lại, chúng ta nói rằng điều hay lẽ phải được truyền lại cho thế hệ sau. Nhưng nhồi nhét bằng cách tuôn hàng tràng thì chắc chắn không thể là cách để truyền đạt.
Hơn thế nữa, bài nói hướng tới chân lý thì nên được để tự nhiên và giản dị. Phong cách nói nhanh đang rất phổ biến ấy không hợp với chân lý, nó chỉ tìm cách khiến đám đông ấn tượng, làm say mê những đôi tai không cảnh giác và cuốn chúng đi theo những cơn bão ngôn từ ấy mà thôi. Như thế, họ tránh được sự suy xét từ người nghe, và không để thời gian cho bất cứ sự tranh luận nào. Nhưng làm sao một bài nói có thể cung cấp cho chúng ta tính kỷ luật nếu chính nó không có tính kỷ luật? Nên nhớ rằng dạng diễn thuyết hay bài giảng mà ta đang bàn đến, thứ hướng tới mục đích chữa lành tâm trí, phải để người nghe ngấm thật sâu. Cũng giống như thuốc thang, nếu bạn không uống và để nó ngấm vào cơ thể, sẽ không có tác dụng. Dù sao đi nữa, cái phong cách phổ biến ấy thì trống rỗng và vô nghĩa, “nhiều tiếng hơn miếng”. Tôi cần một bài nói để trấn an nỗi sợ hãi, kiềm chế tính tình, xua đuổi những ảo tưởng, làm mất đi những thói xa xỉ, và lên án lòng tham vô độ. Thứ gì trong số chúng có thể được thực hiện bởi sự vội vàng? Có bác sĩ nào chữa bệnh khi đang di chuyển hay không?
Bạn thử nghĩ mà xem, thậm chí ta còn chẳng thể cảm thấy chút thoải mái nào với sự ồn ào ấy, cứ cuốn vào nhau không một chút mạch lạc. Thường thì những thứ mà bạn chưa bao giờ nghĩ có thể xảy ra, bạn thường sẽ học được chúng sau một lần chứng kiến. Tương tự như vậy, với những người nói tràng giang đại hải: một lần nghe họ là quá đủ rồi. Vì có thứ gì trong bài nói của họ mà ta có thể học hay mong muốn làm theo? Có điều gì ta có thể nói về tâm trí họ khi mà bài nói của họ không trật tự, mất kiểm soát, và không thể ngắt nghỉ một cách hợp lý? Giống như một người đang lao xuống dốc thì không thể dừng khi ông ta muốn mà sẽ bị quán tính đẩy đi xa hơn, khi một người nói quá nhanh, chính anh ta cũng sẽ mất đi khả năng điều tiết nó, và vì thế phong cách ấy không thích hợp cho triết học. Triết cần phải đặt ngôn từ vào chỗ của nó, chứ không phải là tuôn chúng ra, vậy nên ngôn từ chỉ có thể ra một cách lần lượt mà thôi.
"Ý ông là gì? Chẳng phải thỉnh thoảng triết gia cũng cao giọng và đẩy nhanh nhịp nói đó sao?". Đúng thế, nhưng là theo tính toán, và để bảo toàn cũng như làm rõ sự trang nghiêm của nội dung. Sự sôi nổi quá khích sẽ làm mất giá trị của nó.
Triết nên có một sức mạnh vĩ đại, nhưng sức mạnh ấy vẫn là trong kiểm soát; nó phải như một dòng chảy mạnh, chứ không phải như lũ cuốn.
Tôi cũng không tán thành phong cách ấy ở những người biện hộ. Vì nó cứ thế tuôn ra một cách vô kỷ luật và không thể được thu lại. Làm sao hội thẩm có thể theo được? Đặc biệt khi có những người hội thẩm ít kinh nghiệm và chưa được huấn luyện. Ngay cả khi người biện hộ muốn lập tức thể hiện hiểu biết và khả năng biện hộ của mình, hay bị chi phối bởi cảm xúc, anh ta vẫn cần phải tiết chế tốc độ và sắp xếp những ý nghĩ chồng chất để người nghe có thể thu nhận.
Vậy nên bạn không có gì sai khi phớt lờ những người quan tâm nhiều hơn việc họ nói được bao nhiêu thay vì nội dung thực sự và chất lượng của những lời nói của họ. Và nếu có thể chọn, hãy chọn cách nói ngắt nghỉ có kiểm soát như Publius Vinicius - người nói lắp. Khi một người hỏi Asellius về bài nói của Vinicius, ông ấy trả lời: " Từng chút từng chút một". Dù cho Geminius Varius đã nói: "Tôi không hiểu tại sao bạn có thể coi ông ấy (Vinicius) là một diễn giả, ông ta thậm chí còn không thể chụm ba từ lại với nhau". Ngay cả như thế, sao bạn lại không nên chọn cách nói như Vinicius cơ chứ? Dù chắc chắn có những kẻ tếu táo có thể sẽ chê cười bạn, như lần một trong số chúng tình cờ nghe được Vinicius khi ông ta đang lựa chọn từ ngữ, như thể ông ta đang ra lệnh thay vì đang nói, và nói với ông ấy: "Nói đi, ông đang chuẩn bị nói gì đó đúng không?". Nhưng với tôi, nó vẫn là sự lựa chọn tốt hơn Quintus Haterius, dù ông này là người diễn thuyết nổi tiếng nhất thế hệ của ổng. Ý tôi là, cách nói nhanh của Haterius là thứ tôi nghĩ một người có hiểu biết nên tránh. Ông ta không bao giờ ngần ngừ, không bao giờ dừng; ông ta bắt đầu nói, và sẽ chỉ dừng khi kết thúc.
(Lời người dịch: Đoạn này có chút mâu thuẫn với ý phần trên, khi Seneca cho rằng nói quá chậm cũng không tốt. Tuy nhiên, có lẽ ý Seneca muốn làm rõ là dù cả hai phong cách đều không hợp lý với triết học, thì nói quá chậm vẫn tốt hơn nói quá nhanh).
Tôi cho rằng có lẽ vấn đề phong cách cũng liên quan đến văn hóa và sự khác biệt của những nhóm người khác nhau. Người Hy Lạp thường sẽ dễ chấp nhận việc nói nhanh ấy hơn, còn chúng tôi ở La Mã thì tạo nên một thói quen ngắt nghỉ thường xuyên, ngay cả trong văn viết. Đơn cử như Cicero, một trong những người nổi tiếng nhất của chúng tôi về tài hùng biện và viết lách, cũng chọn phong cách thư thái từng bước một. Những bài nói của chúng tôi có nhiều hơn sự thận trọng, chúng tự đặt ra các giá trị của chính mình, nhưng cũng đón nhận những ý kiến đánh giá và phản hồi của người nghe.
Fabianus là một người đáng kính trọng, cả về phong cách sống lẫn sự uyên thâm của ông ta, và cũng rất có tài hùng biện, dù người ta ít biết đến nó hơn. Ông ấy thường chọn cách giảng bài chuộng tính hiệu quả hơn là sự nhiệt huyết. Người ngoài có thể đánh giá ông ấy thể hiện sự thanh thoát qua ngôn từ, nhưng không bao giờ nhận định ông ấy nói quá nhanh. Tôi cho rằng đó là phẩm cách của những người thông thái, dù tôi không nghĩ đó là một điều kiện cần. Vì nó chỉ giúp bài nói của ông ta được đưa ra một cách không có trở ngại mà thôi. Nhưng, rõ ràng nếu một bên là bày tỏ, một bên là tuôn ra, tôi sẽ chọn bày tỏ.
Một lý do nữa khiến tôi muốn ngăn bạn khỏi thói nói nhanh đang thịnh hành ấy là vì bạn sẽ không thể có được nó nếu như bạn không đánh mất khả năng xấu hổ của mình. Bạn sẽ cần phải loại bỏ sự nhạy cảm, làm thô những cảm xúc của mình, và không bao giờ nghe lại những gì bạn nói. Cái phong cách tuôn trào không kiểm soát ấy sẽ mang theo nó rất nhiều điều khiến bạn hối hận và tự trách bản thân. Để tôi nhắc lại cho bạn: bạn sẽ không thể có được nó mà không mất đi sự đúng mực của mình.
Bên cạnh đó, bạn cần phải luyện tập mỗi ngày, nghĩa là bạn sẽ tốn thêm nhiều năng lượng vào câu từ hơn là vào nội dung. Và ngay cả nếu như bạn có thể nói tràng giang đại hải một cách dễ dàng, không tốn công sức, bạn vẫn nên kiểm soát nó. Vì cũng giống như ở một người thông thái thì cách đi đứng cũng giản dị lễ độ, lời nói của ông ta cũng sẽ có chừng mực, và không quá dữ dội bốc đồng.
Tóm lại, điều tôi hy vọng có thể thuyết phục bạn là: Nên nói chậm thôi.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I am grateful to you for writing so often, for you are showing me yourself, in the only way that you can. It never fails: I receive your letter, and right away we are together. If portraits of absent friends are a delight, refreshing our memory and easing the pain of separation with a kind of comfort, though false and empty, how much more delightful are letters, which bring us real traces, real news of an absent friend! For what is sweetest about seeing someone face to face is also to be found in a letter that bears the imprint of a friend’s hand—a moment of recognition.2 You write that you heard the philosopher Serapio when he made a stop in your vicinity.* “It is his way to deliver a great onrush of words, not releasing them one at a time° but driving them on in stampede. For so many come that one voice is hardly enough!” I do not approve of this in a philosopher. A philosopher’s manner of speaking should be well regulated, just as his life should be, but nothing is orderly if it is all in a rush. Th at is why, in Homer, the rapid and uninterrupted speech that is “like a snowstorm” is given to the younger orator,° while the gentle flow of speech “sweeter than honey” belongs to the elder.*3 Believe me, then, that the copious flow of words you told me about is more suited for the lecture circuit than for someone who has serious, important work to do and to teach. It’s not that I want a slow drip and dribble of words, any more than I want a flood. A speaker should neither weary our waiting ears nor overwhelm them. For a meager, impoverished way of speaking makes the audience less attentive, since they grow bored with a slow and halting delivery; all the same, we learn more easily from what keeps us waiting than from what goes flying past us. Besides, we say that precepts are “imparted” to the pupil. Running away with something is not imparting it!4 Moreover, speech that aims at the truth should be unaffected and plain. Th is popular style of speaking has nothing to do with truth; it seeks to stir the crowd, to steal upon unguarded ears and carry them by storm. It does not expose itself to scrutiny, but is off at once. But how can speech supply us with discipline if it is itself undisciplined? Bear in mind that this kind of speech, which is intended to bring healing to the mind, has to get deep inside us. Remedies that do not stay in the system cannot be eff ective. 5 Anyway, the popular style is largely vacuous and inane, more sound than substance. I need the speech to calm my terrors, curb my temper, dispel my illusions, curtail my self-indulgence, and rebuke my greed. Which of these things can be done in a hurry? What doctor cures the sick while in transit?Think of this: there is not even any pleasure to be had from such a tumult of words, hurtling on without any discimination. 6 In general when something has happened that you thought was impossible, you are satisfied to learn of it a single time. So also with these people who put words through their paces: a single hearing is plenty. For what is there in such speeches that anyone would want to learn or to imitate? What judgment is one to make about the speaker’s mind when his speech is disorderly, out of control, unstoppable? 7 Just as people running downhill cannot stop where they meant to but are carried further than they intended by the momentum of their bodies, so this rapidity of speech is not in command of itself and not well suited to philosophy. Philosophy ought to place its words, not spew them out; it should go forward one step at a time.8 “What do you mean? Shouldn’t it sometimes take wing?” Of course it should—but in such a way as to preserve its dignifi ed character. Excessive vehemence strips that away. Philosophy should have great strength, but a strength that is under control; it should be an ever-flowing stream, not a flood.
I would scarcely permit even an advocate to use such a rapid rate of speech. For it forges ahead without discipline and cannot be called back. How is the juror to follow it? Especially since jurors are sometimes inexperienced and untrained. Even when the advocate is eager to show off or is carried away by his emotions, he should restrict his pace and his accumulation of ideas to what the ear can take in.9 You will be right, then, to disregard those who care about how much they say rather than how well, and to prefer, if you must, to speak haltingly, like Publius Vinicius.° When someone asked Asellius how Vinicius’s speech went, he said, “Bit by bit.” For as Geminius Varius said, “I don’t know how you can call that man an orator; he can’t string three words together.”* Yet why should you not choose to speak as Vinicius does? 10 So what if some jokester comes your way like the one that heard Vinicius when he was groping for words as if he were dictating rather than speaking, and said to him, “Say, are you going to say something?”° For although Quintus Haterius was highly renowned as an orator in his day, his swift speaking is just what I would want the person of sense to avoid.* He never hesitated, never took a breath; he began but once, and left off only at the end.11 I suppose also that some things are either more or less suited to certain peoples. In Greeks you would put up with such license; we Romans make it a habit to put in the punctuation, even when we write.* Cicero too, the wellspring of our Roman eloquence, went forward one step at a time. Roman speech has more circumspection; it sets a value on itself, and lets others make their assessment as well.12 Fabianus was a fi ne man both in his manner of living and in his depth of knowledge, and eloquent as well, although that is of lesser importance.* He used to lecture effi ciently rather than energetically. One could say that he exhibited a facility with language, but not that he had great speed of delivery. I allow that this may be a characteristic of the man of wisdom, though I do not make it a requirement. By all means, let his speech issue forth without impediment. But it is one thing to deliver, another to gush; I prefer delivery.13 Another reason I have to dissuade you from that contagion is that you cannot employ that style of speaking except by losing your sense of shame. You have to coarsen your sensibilities and never listen to yourself. Th at heedless dash will bring with it many expressions that you would wish to criticize. 14 I repeat: you cannot achieve it without losing your sense of propriety.Besides that, you need to practice every day, and that means putting your energy into the words rather than the content. And even if a rapid flow of words comes easily to you, requiring no eff ort, still you should keep it in check. For just as a man of wisdom should be modest in his manner of walking, so should his speech be restrained, not impetuous.The sum of all my summing up, and my command, is this: speak slowly.Farewell.
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất