Lời tựa:

Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.     
                      
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.    
                       
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 24

Bạn thân mến!
Bạn viết rằng bạn đang lo lắng về kết quả của vụ kiệu tụng mà kẻ thù đã tạo ra. Bạn cho rằng tôi sẽ khuyên bạn nên nghĩ đến những thứ tốt đẹp hơn, và tìm chút an yên trong sự cám dỗ của hy vọng. Sau tất cả, có lý do gì để lo lắng về những thứ trong tương lai, hủy hoại hiện tại vì những lo sợ chúng mang lại. Khi mà chúng đến, ta sẽ có thời gian để giải quyết chúng. Rõ ràng là ngờ nghệch khi bị hoảng loạn ngay lúc này, chỉ bởi bạn sẽ bị hoảng loạn trong tương lai.
Nhưng không, tôi sẽ chỉ cho bạn một con đường khác để đến với thanh thản. Nếu bạn muốn chấm dứt lo toan, hãy tập trung tâm trí bạn vào chính những thứ bạn lo sợ sẽ xảy ra, và tưởng tượng như thể chúng chắc chắn sẽ xảy ra vậy. Bất kể điều đó là gì, hãy ước lượng hậu quả trong đầu, và cả sự sợ hãi của bạn. Bạn sẽ sớm nhận ra những thứ bạn sợ thực chất không quá to tát hoặc sẽ chóng qua.
Thậm chí tôi cũng sẽ không cần phải đưa cho bạn quá nhiều ví dụ để bạn tin. Mỗi thế hệ đều chứa đầy những tấm gương như thế. Bất cứ nơi đâu ta hướng sự chú ý tới, trong nước hay nước ngoài, những cá nhân với tâm trí vững vàng hoặc cực kỳ liêm khiết đều sẽ xuất hiện trong tâm trí ta. Thử cho rằng bạn bị kết án: có gì tồi tệ sẽ xảy đến với bạn hơn là bị lưu đày, hoặc ngục tù? Hay có gì đáng sợ hơn bị thiêu cháy? Hãy nghĩ đến từng thứ một trong số chúng, và tự nhắc bản thân những người đã đối mặt với chúng một cách dũng cảm. Bạn thậm chí không cần phải tìm kiếm, mà sẽ có cơ số người để nhớ về. Rutilius cam chịu án như thể thứ duy nhất quan trọng với ông ta là bị đánh giá sai. Metellus chấp nhận đi đày một cách dũng cảm, Rutilius thậm chí còn hân hoan. Trong khi Metellus quyết tâm sẽ trở về vì tình yêu đất nước, Rutilius từ chối trở về vì chống đối Sulla, người mà ở thời điểm đó là tối thượng không ai dám cãi lại. Socrates giảng bài trong tù, và mặc dù có những người sẵn sàng sắp xếp giải thoát cho ổng, ổng từ chối, ở lại trong tù để đối mặt với 2 thứ mà người đời vẫn sợ đến vãi mật: cái chết và tù đày.
Mucius tự cho tay mình vào lửa. Chỉ cần bị bỏng đã đau khổ lắm rồi, còn khó tưởng tượng đến thế nào nếu chính ta lựa chọn hành động thiêu cháy một phần cơ thể mình. Bạn thấy không, một người đàn ông không cả được học hành trường lớp, không một lời chỉ dạy về cách đối mặt với cái chết hay đau đớn, mà chỉ bằng chính sức mạnh, sự ngoan cường và lòng dũng cảm của một người lính, đã tự thực hiện sự tra tấn mà kẻ thù định dành cho mình. Ông ấy chứng kiến tay phải mình bị hủy hoại trong ngọn lửa của kẻ thù. Da thịt bị nung cháy và từ từ tách rời khỏi xương, nhưng ông ta không hề dao động hay có ý định rút tay ra, mà chính kẻ thù phải dập tắt ngọn lửa bên dưới. Có những thứ khác ông ta có thể thực hiện, nhưng chắc chắn không có hành động nào có thể dũng cảm hơn thế. Hãy chú ý sự mạnh mẽ của phẩm cách dũng cảm khi đối mặt với hiểm nguy, nó lớn hơn rất nhiều so với sự tàn ác đề ra những hiểm nguy ấy: Porsenna cảm thấy còn dễ dàng tha tội mưu sát của Mucius hơn là Mucius tự tha thứ cho mình vì đã thất bại.
"Những ví dụ như thế cứ mãi được nhắc đi nhắc lại trong tất cả các trường phái. Khi bạn nói đến việc coi nhẹ cái chết, chắc bạn sẽ lại lôi Cato ra, đúng không?" bạn hỏi. Tại sao không cơ chứ? Tại sao tôi không thể nhắc lại với bạn về đêm cuối của Cato, ông ta vẫn có thể ung dung mà đọc Plato, với lưỡi kiếm để bên mình. Đó là 2 thứ mà ông ta đã chọn để đối mặt với giờ khắc cuối cùng của cuộc đời, một thứ cho ông dũng cảm để đối mặt với cái chết, và một thứ để ông tự kết thúc đời mình. Sau khi ông ta lo liệu chuyện hậu sự, dù cho thực ra cũng chẳng có hy vọng gì cho tương lai tốt đẹp hơn, ông ta quyết định là sẽ không ai có quyền hành hình, hay cơ hội để cứu ổng. Rút gươm, lưỡi gươm mà ông ta luôn gìn giữ sự cao quý, ông ấy nói: "Số mệnh, người đã khước từ mọi mong muốn của ta. Cho đến nay ta đã chiến đấu cho quê hương mình, cho tự do của nó chứ không phải của mình ta. Mục đích duy nhất của đời ta không phải là được tự do, mà là được sống giữa những người tự do. Giờ đây mục tiêu ấy đã không còn hy vọng gì nữa, hãy để ta ra đi". Sau đó ông ta lấy gươm tự đâm chính mình, và khi mà vị thầy thuốc đến cố sức băng bó nó lại, với chút máu ít ỏi còn lại, khi đã quá yếu, nhưng với một tinh thần vẫn ngoan cường và mạnh mẽ, và sự căm hận lúc ấy không chỉ với Caesar mà với chính bản thân ông ấy, ông ấn bàn tay mình vào vết đâm và lôi ra một phần của tâm hồn cao quý vượt trên tất cả các sức mạnh thống trị khác.
Tôi không chất đống những ví dụ ấy chỉ vì mục đích văn chương, mà để khuyến khích bạn đừng sợ hãi những thứ tưởng chừng rất nguy hiểm. Sẽ là dễ dàng hơn rất nhiều để làm điều đó nếu tôi có thể chỉ cho bạn không chỉ những người thông thái có thể đối mặt một cách nhẹ nhàng với những hiểm nguy: rất nhiều người dù có thể vô cùng tồi tệ ở những mặt khác lại vẫn có thể làm như thế. Ví dụ như Scipio, bố vợ của Pompey. Một cơn gió ngược lôi tàu của ông ta về lại châu Phi, bị bắt giữ bởi kẻ thù, ông lấy kiếm tự đâm mình, và khi mọi người hỏi thì ông trả lời: “Mọi thứ đều tốt đẹp”. Chính câu nói đó khiến ông ta sánh ngang với những vị anh hùng đi trước và lưu danh muôn đời sau. Thực sự là một điều lớn lao khi có thể chiếm Carthage, và lớn lao hơn nữa khi có thể vượt trên cái chết. Mọi thứ đều tốt đẹp: liệu có cái chết nào cao quý hơn cho một vị tướng?

Tôi không ngồi luyên thuyên chuyện lịch sử với bạn, và tôi cũng không thu thập ví dụ từ mỗi thế hệ, dù có rất nhiều người có thể coi nhẹ cái chết. Quan sát chính thời đại của chúng ta, thời đại của lười biếng và hư hỏng: nó cũng có thể cho ta những ví dụ về những người ở các tầng lớp khác nhau, độ tuổi khác nhau, có thể chấm dứt sự bất hạnh của họ bằng cách tìm đến cái chết. Tin tôi đi, cái chết thực sự không đáng sợ, và chỉ cần một chút dứt khoát trong thái độ, một người có thể tìm đến nó một cách bình thản. Vậy nên hãy lắng nghe một cách không sợ hãi sự kết tội từ kẻ thù của bạn. Lương tâm trong sạch của bạn cho bạn lý do để tin tưởng, và, vì rất nhiều thứ khác có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, hy vọng điều tốt nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Hãy nhớ trên hết, đừng chấn động. Quan sát kỹ mọi thứ, và bạn sẽ học được rằng: không có gì đáng để sợ hãi về tình cảnh của bạn trừ chính nỗi sợ hãi. Bạn thấy đấy, với trẻ con, những người thân quen như bố mẹ có thể dễ dàng làm chúng sợ gần chết chỉ cần bằng cách đeo mặt nạ. Thực ra chính điều đó đang xảy ra với chúng ta, những đứa trẻ to xác. Chỉ là với chúng ta, chiếc mặt nạ cần phải lột bỏ, không phải từ người khác, mà từ những sự kiện. Và khi đó sự sợ hãi sẽ chấm dứt.
"Tại sao ngươi lại làm 1 show về gươm đao và những đau đớn hành hạ khác? Hãy tránh xa ta với những thứ đó, đi mà dọa bọn ngốc. Ngươi chỉ là cái chết, thứ mà mới hôm qua nô lệ hay thậm chí người hầu của ta còn có thể khinh thường. Tại sao phải bày ra thêm lần nữa những thứ đồ tra tấn này trước mắt ta? Tại sao chúng lại còn được thiết kế đặc biệt cho từng bộ phận của cơ thể? Tại sao có đến cả ngàn dụng cụ để tách từng bộ phận cơ thể? Hãy bỏ những thứ ấy đi, những thứ khiến chúng ta trở nên bàng hoàng với sợ hãi. Và ngươi, hãy làm im lặng những tiếng rên rỉ, khóc lóc, và hét thất thanh của những người cũng đang bị hành hình. Ngươi cũng chỉ là sự đau đớn, thứ mà người bị viêm khớp khinh thường, người mắc chứng khó tiêu chịu đựng trong các bữa tiệc linh đình, hay thứ mà người phụ nữ bình thường nhất cũng có thể chịu đựng khi sinh đẻ. Nếu ta có thể chịu được ngươi, ngươi chả có gì đáng kể; còn nếu không, thì ngươi cũng qua nhanh thôi". 
Ghi nhớ những lời nói ấy trong đầu bạn. Bạn đã nghe chúng quá nhiều lần, và nói chúng nữa. Nhưng chỉ có hành động của bạn mới có thể chứng tỏ liệu những lời bạn nói có đúng hay không. Vì sự buộc tội nhục nhã nhất với chúng ta như những người yêu triết là ta chỉ nói chứ không thể thực hiện. Ok, vậy cái chết, lưu đày, sự đau đớn đến với bạn: liệu đây có phải lần đầu bạn nhận thấy? Bạn sinh ra để đón chúng. Bất cứ thứ gì có thể xảy ra, hãy nghĩ đến chúng như chắc chắn sẽ xảy ra.
Tôi biết bạn đã thực hiện những điều tôi khuyên. Vậy trên đó, bạn đừng để sự lo lắng của bạn chiếm ngự trí óc, vì nó sẽ làm não bạn tê liệt, và bạn sẽ có rất ít nhuệ khí khi bạn cần chứng tỏ mình. Hãy hướng suy nghĩ của bạn xa khỏi tình trạng hiện thời, đến với những sự kiện đại chúng. Nói với bản thân bạn rằng cái cơ thể bạc nhược này không vĩnh cửu, và nó rất mong manh. Không chỉ những đau khổ có thể đe dọa nó: ngay cả những thoải mái tiện nghi cũng hoàn toàn có thể đày đọa nó. Tiệc tùng khiến nó không thể tiêu hóa, rượu bia khiến nó chấn động và làm tê liệt các dây thần kinh, ham muốn (tình dục) khiến đẩy nhanh tốc độ lão hóa, đặc biệt là của khớp.
Tôi sẽ trở nên nghèo khổ - đúng, và tôi sẽ là một trong những người như vậy. Tôi bị lưu đày - tôi sẽ nghĩ mình như một người sinh ra ở nơi bị lưu đày. Tôi bị tiết chế. Gì cơ? Bạn nghĩ giờ bạn đang tự do? Tự nhiên đang hành hạ ta trong thân xác ì ạch nặng nề này. Tôi sẽ chết. Thứ mà bạn đang thực sự nói là: “Tôi sẽ không còn bị đe dọa bởi đau ốm, tù đày, hay cái chết”.
 
Tôi sẽ không ngờ nghệch đến nỗi hát cho bạn nghe bài hát của Epicurus, về sự vô nghĩa của nỗi lo địa ngục, rằng Ixion không cuốn quanh bánh xe, hay Sisyphus không phải dùng vai mà đẩy tảng đá lên mỗi ngày, hay ruột một người không thể bị tháo ra lắp vào. Không ai ngu ngốc đến độ sợ Cerberus, bóng tối, hay những bộ xương ma cà rồng. Cái chết hoặc là tiêu thụ ta hoặc là giải phóng ta. Nếu chúng ta được giải phóng, điều tốt đẹp hơn sẽ chờ đón ta, khi mà những gánh nặng đã được giải thoát. Nếu cái chết tiêu thụ ta, vậy chả có gì chờ đợi ta cả: cả điều tốt điều xấu đều đã qua.  
Giờ hãy cho phép tôi nhắc bạn nhớ về bài thơ của chính bạn, vì có lẽ bạn phải hiểu rõ bạn viết nó không phải chỉ cho người khác mà cho chính bản thân mình. Thật xấu hổ khi nói một đường làm một nẻo, vậy còn xấu hổ đến thế nào nếu viết một đường hành động một nẻo. Tôi nhớ có lần bạn đã mở rộng từ chủ đề: “Chúng ta không đối mặt với cái chết một lần duy nhất, mà từ từ tiến đến nó”. Chúng ta chết mỗi ngày một chút, vì mỗi ngày một phần của cuộc sống bị lấy mất khỏi ta. Ngay cả khi chúng ta còn đang phát triển, cuộc đời ta đã đi xuống. Ta mất thời bập bõm biết đi, thời thơ ấu, rồi trai trẻ. Tất cả thời gian của ta bị mất trong khoảnh khắc nó trôi qua, đến tận ngày hôm qua, và ngay cả hôm nay cũng bị chia cắt bởi phần đã mất. Như chiếc đồng hồ nước không chỉ làm cạn đến giọt cuối cùng mà còn tất cả những thứ trôi qua nó trước đó, giờ cuối cùng của cuộc đời không phải là thời khắc duy nhất ta chết đi, mà chỉ cho ta cái kết cục của sự chết mà thôi. Đó là khi ta chạm tới cái chết, nhưng thực ra ta tiến đến nó từng bước mỗi ngày. Khi bạn giải thích tất cả những điều đó, bạn nói:
Cái chết không phải là một sự kiện; cái chết mà thực sự đến với chúng ta chỉ là cái cuối cùng.
 
Tôi nghĩ bạn nên đọc lại lời mình thay vì bức thư của tôi.  
Tôi biết bạn đang tìm kiếm món quà của mình trong thư này - những câu nói có thể truyền lửa cho bạn. Tôi sẽ cho bạn một thứ chính tôi đang nghiên cứu. Epicurus chế giễu những người mong muốn cái chết như chính những người sợ hãi nó:
"Tìm đến cái chết chỉ bởi khinh ghét sự sống thì thật là ngu ngốc, khi mà ngươi, chính thái độ của ngươi, khiến cái chết trở thành một thứ đáng tìm đến".
Hay một câu nói tương tự của ông ta:
"Có gì ngu ngốc hơn là tìm đến cái chết khi mà nỗi sợ chết khiến cuộc sống của bạn không yên".
 Và một câu nữa, cũng của ổng:
"Tôi cảm thấy sự sự ngờ nghệch, không, sự điên khùng của loài người, khi mà họ tìm đến cái chết bởi nỗi sợ chết".
 
Bằng việc nhắc lại những câu nói ấy, bạn sẽ làm vững hơn tâm trí mình để có thể chịu đựng cả cái chết lẫn sự sống. Bởi chúng ta cần được chỉ bảo để có thể vững tâm trước cả tình yêu quá tha thiết với cuộc sống lẫn sự khinh ghét nó tột cùng. Ngay cả khi lý trí hướng một người tìm đến cái chết, hành động ấy cũng không nên được thực hiện một cách vô tâm hay nhanh chóng. Một người đàn ông dũng cảm và thông thái không nên chạy trốn khỏi cuộc sống, mà chỉ nên rời khỏi nó mà thôi.
 
Đồng thời, hay đặc biệt, một người cần tránh bị ảnh hưởng bởi ý định muốn chết. Bởi cũng giống như những thứ khác, bạn tôi ơi, có một sự suy xét bệnh hoạn chờ đợi cái chết, thứ đã thu hút những người thuộc dòng giống cao quý và có thiên hướng ưa liều lĩnh, và đồng thời những người nhút nhát và hèn kém. Bọn đầu tiên khinh ngạo đời, bọn thứ hai bị đời làm cho thất vọng. Những người khác cảm thấy họ đã bị làm cho chán ngấy với một vòng lặp đi lặp lại đầy tẻ nhạt của cuộc đời, họ không căm ghét đời nhiều như họ khinh nó. Chúng ta thậm chí có thể bị ảnh hưởng bởi nó ngay khi đang tìm hiểu triết học, khi ta nói: “Còn bao lâu nữa cho những thứ lặp đi lặp lại này?” Ý tôi là còn bao lâu tôi phải dậy và ngủ, ăn và lại đói, rồi lại lạnh hay lại nóng. Không thứ gì có kết thúc: tất cả mọi thứ đều kết nối đến mọi thứ khác trong cuộc đời. Mọi thứ đuổi theo những thứ khác theo vòng lặp: đêm đến sau ngày, ngày sau đêm, hè đến thu, thu đến lạnh giá của mùa đông, rồi mùa đông nhường bước cho xuân về. Mọi thứ ra đi chỉ để lại quay lại. Tôi chả làm thứ gì mới, nhìn thấy thứ gì mới. Người ta có thể phát bệnh vì những thứ như thế”. Có rất nhiều người cảm thấy, không phải là cuộc sống quá khó khăn, nhưng vô nghĩa.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You write that you are worried about the outcome of a lawsuit that an enemy’s rage has brought against you. You suppose that I will urge you to fix your thoughts on the best and to ease your mind with comforting expectations. After all, what need is there to take an advance on future troubles, ruining the present with fear of the future? When troubles come is time enough to bear them. Surely it is foolish to be miserable now just because you are going to be miserable later on!
2 But what I will do is lead you down a different road to tranquility. If you want to be rid of worry, then fix your mind on whatever it is that you are afraid might happen as a thing that definitely will happen. Whatever bad event that might be, take the measure of it mentally and so assess your fear. You will soon realize that what you fear is either no great matter or not long lasting.
3 Nor do I need to cast about very long for examples to strengthen you with. Every age supplies them. Wherever you direct your powers of recall, amid civic or external affairs, individuals will come to mind who were either morally advanced or exceptionally bold. Suppose you are convicted: can anything worse happen to you than being sent into exile, or being thrown in prison? Is there anything more terrifying than being burned—than dying? Take up each of these things in turn, and summon to mind those who have thought little of them. You will not have to conduct a search; rather, you have a number to choose from. 4 Rutilius endured his conviction as if the only thing that troubled him was being misjudged. Metellus endured exile bravely; Rutilius even gladly. While Metellus made sure that he would return for his country’s sake, Rutilius refused to return in order to oppose Sulla, who at that time was meeting with no opposition. Socrates lectured while in prison, and although there were people there to arrange an escape, he refused to leave; instead, he stayed, meaning to do away with humankind’s two greatest fears: death and imprisonment.
5 Mucius put his hand in the flames. It is a hard thing to be burned; how much harder when the burning comes about through your own agency! You see a man with no schooling, without benefit of any instructions concerning death or pain, equipped only with a soldier’s toughness, exacting punishment from himself for vain endeavor. He witnessed his own right hand sizzling on the enemy’s brazier. His flesh was peeling away from the bones, and yet he did not remove it until after the enemy had put out the fire beneath it. There are happier things he could have done in that camp, but no braver thing. Observe how much fiercer virtue is in confronting perils than cruelty in imposing them: Porsenna found it easier to pardon Mucius for trying to assassinate him than Mucius did to pardon himself for failing.
6 “These stories,” you say, “are the constant refrain in all the schools. I expect the minute you get to making light of death you’ll tell me about Cato.” Why shouldn’t I tell you about Cato’s last night, how he was reading a book by Plato with his sword right next to his head? Those were the two things he had selected to equip himself against his final hour, the one so that he would be willing to die, the other so that he would be able. Once he had settled his affairs—insofar as such fractured and desperate affairs could be settled—he decided to take such action that no man would either have the privilege of killing Cato or the opportunity of saving him. 7 Drawing his sword, which up to that day he had preserved unstained with any act of violence, he said, “Fortune, you have achieved nothing by resisting all my endeavors. Until now I have fought for my country’s freedom and not my own. My purpose in acting with such determination was not to live free but to live among the free. Now that hope is lost for humankind, let Cato be taken away to safety.” 8 Then he struck the blow that meant death to his body; and when the doctors bound it up, with little left of blood, little of strength, but of spirit as much as before, and hostile now not only toward Caesar but also toward himself, he thrust his naked hands into the wound and did not release, but hurled from him, that noble spirit heedless of all domination.
9 I am not piling up these examples just for literary exercise, but to exhort you not to fear those things that seem most alarming. It will be easier for me to do that if I show you that it is not only powerful men who have made light of this instant when the spirit is expelled: some who are debased in other ways have shown themselves equal to the bravest in this regard. For instance, there was Scipio the father-in-law of Gnaeus Pompey. Driven back to Africa by a contrary wind, and seeing his ship captured by the enemy, he impaled himself on his sword; and when people asked where the general was, he said, “All’s well with the general.” 10 This saying made him equal to his ancestors and kept up the glorious reputation preordained for the Scipios in Africa. It was a great thing to conquer Carthage; a greater thing to conquer death. “All’s well with the general”: how else should a general die? How else Cato’s general?
11 I am not sending you back to your history books, and neither am I going to collect examples from every age of men who made light of death, though there are many such. Look to our own times, times that we say are all too indolent and pampered: they will supply us with people of every station, every class, every time of life, who cut short their misfortunes by dying. Believe me, Lucilius, so little terror is there in death that by its good graces nothing else holds terror either. So listen unperturbed to your enemy’s prosecution. 12 Your clear conscience gives reason to be confident; still, since many external factors have a bearing on the outcome, hope for the best but prepare yourself for the worst.
Remember above all to get rid of the commotion. Observe what each thing has inside, and you will learn: there is nothing to fear in your affairs but fear itself. 13 You see with children how people they love and know, people they play with, frighten them terribly if they see them wearing masks: well, the same thing happens with us, who are just slightly bigger children. In our case, though, the mask needs to be removed not only from people but from events as well, and their true face revealed.
14 “Why are you making me a show of swords and torches, of torturers clamoring in your train? Away with this façade you set before you, to terrify the fools! You are only death, whom recently my slave and even my serving maid despised. Why this great display of whips and racks spread out again before my eyes? Why the instruments of torture specially designed for every joint? Why a thousand more devices for dismembering a person bit by bit? Lay down your astonishing devices; bid the groans be silent, and the cries, the shrill vociferations extorted by the lash! You are only pain, whom that arthritic fellow there despises, whom the dyspeptic endures at fancy meals, whom the merest girl endures in childbirth. If I can bear you, you are slight; if I cannot, you are short.”
15 Ponder these words in your mind. You have heard them many times, and said them too. But whether it was true what you have heard and said is true—that, you must prove by results. For the most shameful of the accusations against us is that we deal in the words of philosophy but not the actions. Well, then! Death, exile, pain loom over you: is this the first time you have realized it? You were born for this! Whatever can happen, let’s think about as something that will happen.
16 I know you are sure to have done already the things I am advising you to do. My further advice to you at this point is that you not allow your concern over this matter to overwhelm your mind, for that will deaden it, and you will have less energy when it is time to rouse yourself. Turn your thoughts away from your personal situation and toward that of people in general. Tell yourself that this paltry body is mortal, and that it is frail. It is not only unjust assaults or superior forces that threaten it with pain: its very pleasures turn into torments. Banquets cause it indigestion; drinking bouts cause tremors and dullness of the nerves; lusts bring on deformations of the hands and feet and all the joints.
17 “I shall become poor.” I will be one among many. “I shall be exiled.” I’ll think of myself as a native of my place of exile. “I shall be bound.” What of it? Am I now unfettered? Nature has chained me to this heavy weight that is my body. “I shall die.” What you are saying is this: I shall no longer be susceptible to illness, to imprisonment, to death.
18 I am not so silly as to sing to you here the Epicurean song, about how fears of hell are empty, how Ixion is not spinning on his wheel nor Sisyphus shouldering his rock uphill, how no one’s entrails can be devoured and regenerated daily. No one is such a child as to be afraid of Cerberus and the dark and the skeleton figures of ghouls. Death either consumes us or sets us free. If we are released, then better things await us once our burden is removed; if we are consumed, then nothing is waiting for us at all: both goods and evils are gone. 19 Allow me at this point to remind you of your own poem, advising you first to decide that you wrote it not just for other people but also for yourself. It is shameful to say one thing and mean another; how much more shameful to write one thing and mean another! I remember you once expanded on the theme, “We do not meet death all at once; we move toward it bit by bit.” 20 We die every day, for every day some part of life is taken from us. Even when we are still growing, our life is shrinking. We lost our infancy, then childhood, then youth. All our time was lost in the moment of passage, right up to yesterday, and even today is divided with death as it goes by. As the water clock does not empty out its last drop only but also whatever dripped through it before, so our last hour of existence is not the only time we die but just the only time we finish dying. That is when we arrive at death, but we have been a long time coming there. 21 When you had explained all this in your usual ringing tones (you always were a great speaker, but never more intense than when giving voice to the truth), you said, Death is not one event; the death that takes us is our last.
I’d rather you read yourself than my letter! It will then be obvious to you that the death we fear is our last one, but not our only one. 22 I see where you’re looking! You are peeking to see what I have tucked into this letter, what spirited saying of some author or what useful precept. I’ll send you something from the same material I just had in hand. Epicurus reproaches those who desire death as much as those who fear it, saying,
It is absurd to run after death out of disgust with life, when it is you, with your manner of living, who have made death something to run after.
23 Similarly in another passage he says, What could be more absurd than to seek death when it is fear of death that has made your life unquiet? To this may be added another saying of his, to the same effect: 
So great is the foolishness, no, the madness of human beings, that some are driven toward their death by fear of death. 
24 By reflecting on any of these, you will strengthen your mind to endure either death or life. For we need to be admonished and strengthened both against excessive love of life and against excessive hatred of it. Even when reason advises one to make an end of oneself, the act should not be undertaken heedlessly or in haste. 25 A man of courage and wisdom should not flee life but merely depart from it. Also, and especially, one must avoid that state which has come over many people: a craving for death. For just as there is for other things, dear Lucilius, so there is an ill-considered longing for death that frequently grips men who are noble and of an adventurous disposition, and frequently also those who are timid and shiftless. Th e first kind scorn life; the second kind are weighed down by it. 26 Others find that they have become satiated with seeing and doing the same things, and do not hate life so much as they are disgusted by it. We slip into it even at the instigation of philosophy, when we say,
“How much more of the same things? I mean, how long will I wake and sleep, eat and grow hungry, grow cold and grow hot? Nothing has an ending: everything is connected to the rest of the world. Things chase each other in succession: night comes on the heels of day, day on the heels of night; summer yields to autumn, autumn is followed hard by winter, which then gives way to spring. Everything passes only to return. I do nothing that is new, see nothing that is new. Sometimes this too produces nausea. There are many who feel, not that life is hard, but that it is pointless.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: