Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 108

Bạn thân mến!
Câu hỏi của bạn là về một vấn đề mà chỉ để biết, chứ chẳng có tác dụng gì khác; thế mà, chỉ có vậy, bạn cũng cứ thúc giục và không thể kiên nhẫn chờ đến khi tôi hoàn thành cuốn sách về đạo đức rồi mới gửi cho bạn. Thôi thì tôi sẽ lại nhân nhượng và bàn về vấn đề ấy ở đây, nhưng đầu tiên tôi muốn viết về việc tại sao bạn cần phải kiềm chế mong muốn học những thứ mới - một mong muốn thôi thúc cháy bỏng, tôi có thể thấy như vậy - để nó không mang tác dụng ngược lại. Bạn không thể cứ nhồi nhét mọi ngành hay chủ đề bạn bắt gặp, nhưng đồng thời bạn cũng không nên bị cuốn toàn bộ vào một chủ đề duy nhất: một phần cũng có thể cho bạn cái nhìn khái quát về tổng thể. Ta cần phải điều chỉnh mức độ cho phù hợp với khả năng tiếp thu của bản thân, và không để nó quá lớn đến nỗi ta cảm thấy mất kiểm soát với việc nghiên cứu. Đừng "uống" bao nhiêu bạn có thể, mà hãy “uống” bao nhiêu bạn có thể chứa và vận dụng. Chỉ cần kiên tâm, rồi qua thời gian bạn sẽ thấy khả năng của mình phát triển để có thể tiếp thu nhiều hơn. Tâm trí càng được rèn luyện, thì nó càng mở rộng và nâng cao khả năng tiếp thu của một người.

Tôi còn nhớ cách Attalus đã dạy dỗ khi chúng tôi còn thường xuyên dự lớp giảng của ông ta, là những kẻ đến lớp sớm nhất và rời lớp muộn nhất, cố nài ông ấy giảng chi tiết về rất nhiều chủ đề ngay cả khi không trong khuôn khổ trường lớp - vì ông không chỉ nhận học trò, mà còn tự mình đi ra ngoài tìm chúng. "Thầy và trò nên có cùng một mục đích", ông từng nói, "dù một là khuyến khích sự tiếp thu, trong khi một là thực hiện chính sự tiến bộ ấy". Một người theo học với một triết gia nên có thứ gì đó hữu dụng theo anh ta về nhà mỗi ngày, hoặc là cho sức khỏe thể chất hoặc là tâm trí cởi mở hơn với những sự chữa lành. Nhưng anh ta sẽ vẫn trở lại, vì tác dụng của triết không chỉ cho người trực tiếp học nó, mà cả những người chỉ đứng ngoài quan sát mà thôi. Ra ngoài nắng và bạn sẽ có lớp da rám nắng khỏe khoắn, ngay cả nếu bạn không ra ngoài với mục đích ấy; hay người nào ngồi một lúc trong tiệm nước hoa sẽ mang theo mình thứ vị thơm thơm ấy; vậy nên những người ở xung quanh triết gia cũng sẽ thu được cho mình thứ gì đó hữu ích, ngay cả nếu họ không bỏ tâm huyết vào đấy. Nhưng chú ý, tôi nói là: "họ không bỏ tâm huyết", chứ không phải "nếu họ phản kháng nó".
"Ý ông là gì Seneca? Chẳng phải ta biết có những người đã theo học triết hàng nhiều năm mà thực ra cũng chẳng thực sự thu được dù chỉ một chút hay sao?" Hiển nhiên tôi biết điều đó, thật là những người bền bỉ, nhưng tôi sẽ coi họ như những kẻ dựa hơi, bám theo triết thay vì những người học trò thực sự. Nhiều người đến dự không phải để học mà chỉ để nghe. Nó giống như việc ta bị lôi cuốn đến những rạp hát để thỏa mãn đôi tai mình với những bài nói hay, hoặc những vở ca kịch. 

Để ý, và bạn sẽ thấy thực ra hầu hết người nghe chỉ coi triết như một hình thái tiêu khiển giết thời gian khác mà thôi

Họ không tìm kiếm biện pháp để loại bỏ bất cứ một lỗi lầm nào hay để tuân thủ một quy tắc sống nào về việc phải kiểm soát thói quen, mà chỉ cốt tìm vui trong sự thỏa mãn đôi tai. Nhiều kẻ thậm chí đến dự với cả sổ tay bút máy, nhưng không phải để ghi lại những nội dung cốt lõi mà để chép những đoạn hay (ngôn ngữ kêu tai, thu hút được sự chú ý) để sau đó có thể ghi nhớ và đi rao giảng lại với những kẻ khác, với chẳng chút lợi ích thực sự nào, như với chính họ. Nhiều người lại bị lay động bởi những bài nói văn hoa, và bị cuốn vào cảm xúc của người diễn thuyết. Họ lặp lại cả cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt người nói, tinh thần của họ bị cuốn theo, và họ cũng xúc động như những tên hoạn quan Phrygian, những kẻ bị tiếng sáo làm cho say mê điên cuồng. Nhưng với những người nghe thực sự, thứ có thể lôi cuốn họ phải là nội dụng cốt lõi, chứ không phải là âm thanh của ngôn từ (vốn rất hữu hạn và thường trống rỗng). Bất cứ khi nào có người nói một cách gay gắt chống lại nỗi sợ chết, hay sự dũng cảm đối mặt với những xoay chuyển khôn lường của vận mệnh, họ sẽ sẵn sàng để có thể hành động ngay lập tức theo những lời đó. Họ bị ấn tượng bởi những lời như thế, và sẽ tiếp tục hướng theo hình mẫu họ được khích lệ trở thành, nếu những lời ấy có thể được hằn sâu trong tâm trí, và nếu đám đông, thường trớ trêu lại hay cản trở, làm ngã lòng những phẩm cách cao quý, không ngay lập tức chờ đợi để kéo họ chệch đường. Rất hiếm, chỉ một vài người có thể mang theo họ về nhà cái tinh thần mà họ đã được truyền cho.
Việc có thể lay động người nghe và khiến họ khao khát những thứ đúng đắn thì dễ dàng, vì tự nhiên đã ban cho mỗi người một nền móng và một hạt mầm của phẩm cách. Tất cả chúng ta đều được sinh ra với chúng; và khi được người khác khích lệ, thì những đức hạnh sẽ được đánh thức trong tâm trí ta như thể từ giấc ngủ sâu vậy. Bạn có quan sát thấy những tràng pháo tay trong rạp hát khi những lời ngay thẳng được nói lên, những thứ mà chúng ta, đám đông, nhận ra và đồng thuận rằng chúng đúng đắn?
Nghèo nàn thì túng thiếu một vài món, nhưng tham lam thì túng thiếu mọi thứ
Người tham lam thì không thể mang lại lợi ích gì cho người khác, nhưng lại làm hại nhiều nhất chính bản thân anh ta (trích Publilius Syrus)
Ngay cả tên tội phạm suy đồi nhất cũng tán thưởng những lời đó, vui mừng được nghe lời tấn công thói xấu của chính hắn. Thử tưởng tượng tác động khi những lời như thế được nói ra bởi một triết gia, khi những lời khuyên răn hữu ích được nhuốm trong chất thơ, để có thể thấm sâu hơn trong tâm trí những người chưa được hướng dẫn con đường đúng đắn. Vì, Cleanthes từng nói:
"Cũng giống như âm thanh của hơi thở được phóng đại qua khúc quanh hẹp của cây kèn, phát rộng ra ở đầu ngoài, thì với suy nghĩ của ta, sức ảnh hưởng của những thông điệp cũng được phóng đại bởi những nghiêm luật trong thi ca"
Vẫn những nội dung đó, nhưng sẽ thu hút được ít hơn sự chú ý và cũng tạo ảnh hưởng ít hơn nếu chỉ được nói theo cách thông thường. Nhưng khi được trộn vào vài nhịp điệu dài ngắn khác nhau của thơ ca, thì những thông điệp tuyệt vời ấy sẽ vượt lên như đôi cánh no gió. Bạn thấy đấy, rất nhiều người đã nói về việc không nên quan tâm (quá mức) tới tiền bạc; những bài nói dài khuyên người ta rằng sự giàu có thực sự chỉ có thể được tìm thấy trong tâm trí, chứ không phải trong tài khoản, và người giàu là người có khả năng tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài dù là nghèo đói, hay tự biết làm giàu bản thân với chỉ một chút của cải mà thôi. Nhưng tâm trí ta sẽ bị lay động mạnh hơn rất nhiều khi nghe câu:
Ông ta cần rất ít, vì ham muốn rất ít (hoặc nếu theo lối dịch thơ: Kiểm soát ham muốn, tự giác đủ đầy)
Ai có thể chỉ muốn đủ, thì sẽ có thứ anh ta muốn
Khi ta nghe những câu như thế ta có cảm giác từ bên trong mình rằng chúng đúng đắn, vì ngay cả người không bao giờ thỏa mãn với thứ họ có cũng ngưỡng mộ câu nói ấy, vỗ tay tán thưởng nó, và thề thốt họ sẽ ghét bỏ coi thường tiền bạc thế nào. Khi bạn nhìn thấy những phản ứng như thế, hãy lấn tới: hãy khiến chúng ngấm sâu vào tâm trí họ, và bỏ qua mọi thủ thuật uốn nắn câu chữ mà chẳng có mấy tác dụng. Nói thẳng vào việc chống lại sự tham lam, thói hưởng thụ tiện nghi, và khi bạn thấy những lời ấy có tác dụng và khán giả của bạn phản ứng tốt với chúng, hãy lấn tiếp lên: bạn sẽ phải ngỡ ngàng khi thấy lợi ích to lớn đến thế nào của những bài nói tập trung vào cách chữa lành tâm trí và nhằm đến sự tốt đẹp thực sự của người nghe. Vì thực ra không quá khó để có thể hướng tâm trí của những người trẻ đến những thứ cao quý và đúng đắn. Khi họ còn có thể uốn nắn được - đó là, khi họ chỉ mới bị ảnh hưởng xấu mà thôi - thì chân lý sẽ đưa tay về phía họ nếu nó có thể tìm được một người truyền đạt bản lĩnh.
Tôi nhớ, khi nghe đến đoạn trọng tâm trong các bài giảng của Attalus về chống lại những thói xấu, hay sai lầm, hay những thứ suy đồi của cuộc đời, chúng thường dấy lên trong tôi một sự tiếc nuối cho con người, và nghĩ rằng Attalus là một thánh nhân, đạt đến trạng thái cao, thiêng liêng nhất của tâm trí con người. Ông ta tự coi mình như một vị vua; nhưng tôi nghĩ ông ta còn vĩ đại hơn thế, khi là một người có thể chỉ trích cả vua chúa. Và khi ông ta bắt đầu khuyến khích một cuộc sống giản dị đến nghèo khổ, tranh luận rằng bất cứ thứ gì vượt quá nhu cầu thiết yếu của ta đều sẽ trở thành gánh nặng đè lên tâm trí ta, tôi thường mong muốn được rời khỏi giảng đường như một người nghèo. Khi ông ta bắt đầu phê bình những thoải mái tiện nghi, ca ngợi sự giản dị với cơ thể, ăn uống đạm bạc, và một tâm trí sáng suốt thanh sạch - không chỉ trong sạch như cách không phạm phải những thói ăn chơi trái pháp luật mà cả với những thứ không cần thiết - thì tôi cũng muốn phải đặt vào khuôn khổ cái bụng phàm ăn của mình.
Có những thay đổi tôi định ra cho mình trong giai đoạn đó, đến nay tôi vẫn tuân thủ chúng. Bởi tôi đã đưa ra cam kết với mình một cách mãnh liệt sôi nổi; và ngay cả sau khi tôi trở lại với phong cách sống thành thị, tôi vẫn giữ một vài thói quen tốt ấy. Ví dụ như, kể từ thời đó, tôi không bao giờ động đến hàu và các loại nấm. Chúng không phải là thức ăn; mà là những món gia vị nhằm kích thích những kẻ bụng đã căng đầy ăn thêm nữa (tức thứ những kẻ phàm ăn muốn, chất nhiều hơn sức chúng có thể chứa), vì chúng dễ trôi xuống, nhưng cũng dễ trồi lên trở lại. Kể từ thời đó, tôi từ bỏ tất cả những thứ dầu thơm: vì hiểu rằng thứ mùi thơm nhất cho cơ thể người là không có mùi. Cũng từ đó tôi thôi không dùng đến rượu, và tránh những lần tắm (Lời người dịch: lưu ý ở đây là tắm rượu, hay tắm hơi nhé. Seneca đã đề cập và lên án những thú này trong các bức thư trước). Thiêu đốt cơ thể rồi làm nó cạn kiệt trong những đợt thải mồ hôi với tôi vừa vô ích vừa suy đồi. Nhưng cũng có những thứ thời đó tôi đã từ bỏ, rồi sau này lại phải thay đổi; nhưng một cách có kiểm soát và giới hạn nghiêm ngặt. Những giới hạn đó rất gần với việc từ bỏ hoàn toàn và thực ra còn khó khăn hơn việc từ bỏ hoàn toàn, vì có nhiều thói quen dễ dàng từ bỏ hơn là giảm cường độ.
Vì tôi bắt đầu bằng việc nói với bạn rằng tôi đã tìm đến với triết một cách hồ hởi và quyết tâm thế nào như một chàng trai trẻ hơn là bây giờ, khi tôi đã già, tôi sẽ không hổ thẹn mà thừa nhận rằng tôi đã tôn thờ Pythagoras. Sotion giải thích cho tôi tại sao Pythagoras lại quyết định ăn chay hoàn toàn, và tại sao Sextius sau đó cũng làm tương tự. Lý do của họ khác nhau, nhưng đều rất ấn tượng. Sextius cho rằng một người có thể ăn đủ chất mà không cần phải giết chóc; và rằng khi máu đổ xuống để phục vụ những thói hưởng thụ (ăn ngon), thì người ta sẽ ngày càng trở nên tàn bạo hơn. Ông ta cũng từng nói rằng một người nên giảm bớt những thứ vật chất của hưởng thụ, và ông ta đưa ra lập luận để chứng tỏ rằng có rất nhiều loại thức ăn là không tương hợp với cơ thể con người và gây nên bệnh tật. Pythagoras, về phần mình, nói về mối quan hệ, sợi dây liên kết mọi thứ trong cuộc sống và về sự luân chuyển của tâm trí từ cơ thể này sang cơ thể khác. Nếu bạn tin ông ta, thì không có một linh hồn nào thực sự chết, hay ngay cả chấm dứt hoạt động trừ một khoảnh khắc ngắn ngủi khi nó chuyển sang cơ thể khác. Thậm chí, ta sẽ thấy bao nhiêu thời đại cần trải qua, bao nhiêu lần nó cần phải luân chuyển từ một cơ thể này sang cơ thể khác trước khi nó trở lại cơ thể con người. Giữa lúc đó, Pythagoras truyền cho con người nỗi sợ phạm phải những hành động sai trái - cụ thể hơn, giết linh hồn của cha mẹ, những người thân thích. Vì nếu phần linh hồn của người thân lại đang nằm trong những cơ thể động vật ấy, thì họ, vô tình, lại đang ám hại chính linh hồn cha mẹ hay người thân của họ với dao chọc tiết và với cả răng họ. Sau khi Sotion đưa ra những lời giải thích đó, ông ta đưa thêm quan điểm của chính ổng:
Không lẽ bạn không tin rằng tâm hồn luân chuyển từ cơ thể này sang cơ thể khác, và sự kiện mà chúng ta gọi là cái chết thực ra chỉ là một sự chuyển giao? Không lẽ bạn không tin rằng trong những bầy đàn ấy, những con vật hoang dã hay sinh vật dưới biển khơi, trong chúng có một mảnh tâm hồn đã từng là của người? Không lẽ bạn không tin rằng mọi thứ trên thế giới này không bao giờ bị tiêu hủy hoàn toàn, mà chỉ thay đổi tình trạng mà thôi - rằng không chỉ những hình thể siêu phàm là tham gia vào quỹ đạo của vạn vật, mà ngay cả động vật cũng tuân theo những vòng tuần hoàn của chúng qua các thời đại, và tâm trí sẽ đi đủ vòng của nó trước khi lại trở về điểm xuất phát? Lịch sử đã chứng nhận rất nhiều danh nhân đều đồng thuận theo quan điểm ấy. Bởi vậy nên, hãy từ bỏ những đánh giá phiến diện, và để tâm trí mình được cởi mở đón nhận nó. Nếu những điều ấy là đúng, thì ăn chay mang ý nghĩa là không hại một ai; nếu chúng sai, thì cũng sẽ cho bạn những lợi ích kinh tế nhất định. Bạn sẽ mất gì nếu từ bỏ sự tàn bạo giết chóc với động vật? Thực ra tôi chỉ mong bạn sẽ tránh khỏi thức ăn của những con thú tàn bạo như sư tử hay kền kền mà thôi.
Được truyền cảm hứng từ những lời ấy, tôi bắt đầu ăn chay, từ bỏ thịt động vật, và hơn 1 năm sau đó thì thói quen ấy đã trở nên vừa dễ dàng vừa thoải mái với tôi. Tôi tin rằng tâm trí mình có vẻ thông suốt hơn, và ngay cả giờ đây tôi vẫn nghĩ như vậy. Bạn có muốn biết tại sao tôi lại từ bỏ thói quen ấy không? Hồi đó khi tôi còn trẻ, là những năm tháng trị vì đầu tiên của Tiberius. Những tôn giáo ngoại bang bị loại bỏ thẳng tay, và không ăn thịt động vật được coi là một bằng chứng của việc có tham gia những tôn giáo ấy. Vậy nên, vì sự khẩn nài của cha tôi (người không sợ sự sỉ nhục nhưng lại không ưa triết), tôi ăn thịt động vật trở lại; ông đã không gặp vấn đề gì trong việc thuyết phục tôi ăn uống như những người bình thường. Attalus từng khuyến khích dùng một loại đệm mà không làm cong cơ thể. Tôi vẫn dùng nó ngay cả khi về già, thứ không để lại một dấu gì sau khi ta nằm lên.

Mục đích của tôi trong việc chia sẻ những điều này với bạn là để chỉ cho bạn thấy những người trẻ có thể sẽ được khích lệ và khơi dậy một cách mạnh mẽ thế nào với những thứ đúng đắn cao đẹp khi họ gặp đúng thầy. Nhưng tôi hiểu chứ, luôn có những sai lầm, cả về phía người hướng dẫn, khi họ dạy chúng cách tranh luận những vấn đề nhỏ nhặt cụ thể chứ không phải về cuộc sống, về cách sống, và ở cả phía chúng, khi mục đích dự những buổi giảng ấy không phải để cải thiện tâm trí mà để phát triển tài năng hùng biện. Vậy nên thứ từng là triết giờ trở thành môn nghiên cứu ngôn ngữ mất rồi.

Mục đích của một người khi tiếp cận việc học tập nghiên cứu sẽ mang tính quyết định

Khi một người hướng đến trở thành nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếp cận tác phẩm của Virgil, đọc những dòng chữ xuất sắc như:
Thời gian bay đi, và không thể lấy lại
anh ta sẽ không nghĩ về: "Ta phải cẩn trọng, nếu ta không khẩn trương lên, ta sẽ bị bỏ lại, thời gian sẽ trôi qua rất nhanh, và nó sẽ cuốn ta theo đến nỗi ta sẽ không thể để tâm đến điều gì cho trọn vẹn, rồi thì ta cứ mãi trì hoãn, để bao cơ hội trôi đi và ta thì vẫn cứ dùng dằng ở phía sau". Không, anh ta sẽ đọc nó với tâm thế chỉ chăm chăm tìm những cách mà Virgil dùng để nhấn mạnh đến tốc độ của thời gian, rằng Virgil thường dùng từ "bay", như trong đoạn này:
Khoảng thời gian đẹp nhất đời ta, những con người với kiếp sống hữu hạn,
bay qua một cách chóng vánh, và rồi thay cho nó là bệnh tật
tuổi già và những đau đớn hay chịu đựng khác,
cho đến khi cái chết tàn nhẫn đến với ta
Còn với người nghiên cứu triết, anh ta sẽ nhìn chính những dòng ấy và nói với bản thân: "Lý do Virgil không bao giờ nói thời gian trôi qua", mà luôn là "bay qua", là vì bay là hoạt động nhanh nhất có thể có, và ý ông ta là chính những khoảng thời gian đẹp nhất lại mất đi nhanh nhất. Tại sao không tăng tốc độ chính mình, để có thể theo kịp những người “chạy nhanh nhất”? Những ngày đẹp nhất đời ta đang trôi qua rất nhanh; và những ngày tồi tệ sẽ sớm đến. Đời ta giống như một cái hũ đựng: những thứ thuần khiết nhất trong nó lại dễ bay hơi nhất; trong khi cặn và những chất đục lại chìm xuống đáy. Vậy không lẽ ta sẽ để phần tốt đẹp nhất đời bị lấy đi bởi kẻ khác, và chỉ giữ lại cặn cho chính bản thân mình? 
Hãy luôn giữ những dòng ấy trong tâm trí; hãy để chúng là câu trả lời của bạn:
Khoảng thời gian đẹp nhất đời ta, những con người với kiếp sống hữu hạn,
bay qua rất nhanh
Tại sao lại là phần đẹp nhất? Vì phần còn lại thì không chắc chắn. Tại sao lại đẹp nhất? Vì khi đó ta còn trẻ, ta có thể học hỏi, vì tâm trí ta vẫn còn linh động và có thể được hướng đến những thứ tốt đẹp; vì đó là khoảng thời gian thích hợp cho những nỗ lực không ngừng, để rèn luyện tâm trí với học tập và cơ thể với những công việc chân tay hay bài tập luyện thể chất. Phần còn lại sẽ chậm hơn, mệt mỏi hơn, và gần kết thúc hơn. Bởi vậy, hãy để ta có đủ bản lĩnh để bỏ qua tất cả những cám dỗ có thể làm ta chệch đường, và chỉ tập trung vào một mục đích duy nhất, nếu không ta sẽ quá muộn để ngộ ra cái hiểu về tốc độ của thời gian, thứ mà ta không thể làm chậm lại. Hãy để ta có được sự hài lòng mỗi ngày là phần tốt đẹp nhất của cuộc sống ta được ban cho, và ta sẽ giữ gìn nó. Đời ta đang bay đi rất nhanh, ta cần phải theo và kiểm soát được nó.
Còn ai đọc cũng đoạn ấy với con mắt của một người nghiên cứu văn chương sẽ không cân nhắc tại sao khoảng thời gian tốt đẹp nhất của cuộc đời lại mất đi đầu tiên - rằng thay vào đó là bệnh tật, rằng tuổi già hiện ra trước mắt ta ngay cả khi ta vẫn còn mải mê với tuổi trẻ của mình. Thay vào đó, anh ta sẽ nói rằng Virgil luôn sử dụng những từ "bệnh tật" và "tuổi già" cùng nhau. Và đó là một nhận xét đúng, vì có lý do để Virgil làm vậy! Vì tuổi già thực ra có thể xem như một căn bệnh vô phương cứu chữa. "Hơn thế nữa", anh ta nói, "Virgil dùng một tính ngữ riêng biệt cho tuổi già: ông ta gọi nó là buồn bã":
và thay vào vị trí của nó là bệnh tật
và tuổi già buồn bã
Ở một chỗ khác ông ta viết:
khi những căn bệnh đến, làm ta tái nhợt và làm buồn nản tuổi già
Tóm lại, mỗi người đều sẽ tìm thấy những thứ phản ánh mong muốn tìm kiếm của anh ta. Và đâu có gì để ta ngạc nhiên: trên cùng một đồng cỏ những con bò sẽ tìm cỏ, chó tìm kiếm những chú thỏ rừng, và những con cò thì tìm thằn lằn. Khi ba người, một nhà nghiên cứu lịch sử, một nhà nghiên cứu văn chương ngôn ngữ, và một triết gia cùng đọc cuốn "Về cộng hòa" của Cicero, mỗi người sẽ hướng sự chú ý của mình đến một thứ khác biệt. Triết gia sẽ phải ngỡ ngàng trước bao nhiêu điểm có thể được đưa ra để chống lại sự công bình (justice). Nhà nghiên cứu lịch sử, trong cùng một tác phẩm ấy, sẽ ghi chú về việc có hai vị vua La Mã, một người không có cha và một người không có mẹ. Vì không có ghi chép rõ ràng về mẹ của Servius, và Ancus thì không thấy nói gì về cha ông mà thay vào đó chỉ nói rằng ông là cháu của Numa. Ông ta cũng sẽ chú ý đến việc người có quyền lực mà ta gọi là "kẻ độc tài" thì người thời xưa gọi là "thầy của đám đông". Thông tin đó được tìm thấy ngày nay từ những sổ tiên đoán, và có cả những bằng chứng về việc người đứng ngay dưới kẻ độc tài được gọi là "thầy của ngựa". Ông ta sẽ chỉ ra, thêm vào đó, rằng Romulus chết trong sự lu mờ của mặt trời, và có thứ gọi là sự chấp thuận của đám đông ngay cả trong thời đại quân chủ. Điều ấy có thể tìm thấy trong cả bản ghi chép của giáo hoàng, và Fenestella hay một vài người khác đồng ý với điều đó. Khi nhà nghiên cứu văn chương ngôn ngữ giải nghĩa cùng một cuốn sách ấy, điều đầu tiên ông ta đưa vào bình luận của mình là việc Cicero sử dụng từ reapse thay cho re ipsa (trong thực tế), và tương tự sepse cho se ipse (chính anh ta). Sau đó, ông ta sẽ nhận xét sự thay đổi cách sử dụng ngôn ngữ qua thời gian. Ví dụ như, Cicero viết rằng: "Vì sự ngắt quãng của anh ta đã kéo chúng ta trở lại từ dòng kẻ vôi", tức là, vạch kết thúc. Thứ ta giờ đây gọi là: vạch phấn (creta) ở cuối chặng đua, thì những người viết trước đây gọi là dòng kẻ vôi (calx). Sau đó, ông ta sẽ thu thập những dòng khác nhau của Ennius, đặc biệt là những dòng về Scipio Africanus:
người mà không dân chúng hay kẻ thù nào
có thể trả đủ cho sự giúp đỡ của ông ta
Từ những dòng ấy ông ta sẽ kết luận rằng thời xưa từ "giúp đỡ" (ops) mang nghĩa không những là "giúp" mà còn là "gắng sức". Bởi ý của Ennius là không ai, cả dân chúng cũng như kẻ thù, có thể trả được hết cái giá cho sự gắng sức của Scipio. Tiếp đó, ông ta sẽ tự ca tụng mình vì đã tìm ra bằng chứng trong tác phẩm của Virgil:
Trên cả vị thần quản sấm sét ở cửa thiên đường
Ông ta nói rằng Ennius đã ăn cắp những lời ấy từ Homer, và Virgil lại thừa hưởng nó từ Ennius; vì Cicero, trong cùng tác phẩm "Về cộng hòa", trích cặp câu này của Ennius:
Nếu điều ấy là đúng đắn cho ai mong muốn “vươn tới trời cao”
Thì cánh cửa vĩ đại của thiên đường sẽ rộng mở với ta

Nhưng thôi, tôi không muốn chính mình sẽ biến thành một nhà nghiên cứu lịch sử hay một người nghiên cứu văn chương. Suy nghĩ của tôi hướng về thứ khác. Ở những ví dụ ấy, tôi chỉ muốn thuyết phục bạn rằng khi ta đọc và nghe các triết gia, ta cần phải hướng sự chú ý của mình đến mục đích cốt lõi, đó là hạnh phúc đích thực của đời người. Ta không nên (để mình bị phân tâm trong việc) cố gắng nghiên cứu tìm kiếm nguồn gốc của những từ lạ, từ mới, những ẩn dụ khác thường, và những khía cạnh khác của bài nói, mà nên chú tâm vào những lời khuyên răn hữu ích, những câu nói truyền cảm hứng và sự dũng cảm cho bản thân mình, thứ ta có thể sớm áp dụng vào cải thiện chính đời ta. Hãy để ta tiếp thu họ một cách trọn vẹn, để từ ngữ có thể chuyển hóa thành hành động.

Nhưng trong tất cả những kẻ đã làm chệch hướng mục đích của con người, tồi tệ nhất là những kẻ dạy triết vì tiền, như thể nó là thứ để trao đổi, rồi sống đời họ một cách hoàn toàn khác biệt với những gì họ dạy. Vì, trở thành ví dụ điển hình cho những thứ họ chỉ trích phê bình, chính họ cho thấy sự vô dụng của công việc, bài giảng của họ. Những sự dạy dỗ ấy sẽ không thể cho ta chút lợi ích nào, vì nó như thể một người lái tàu mà lại bị say sóng trong lúc bão lớn vậy. Khi những đợt sóng đang trồi lên dạt xuống dữ dội và ta cần một đôi tay lành nghề để lèo lái con thuyền, để vật lộn với trận bão giữa biển khơi bao la, để hạ buồm giữa gió lớn, thì một kẻ lái thuyền sợ hãi và nôn mửa sẽ có ích lợi gì cơ chứ? Và cuộc đời thì thực ra luôn ẩn chứa nhiều bão tố hơn bất cứ con tàu nào gặp phải ngoài biển khơi. Tôi không cần ai đó nói cho tôi nghe, mà tôi cần một người có thể giúp tôi lèo lái đời mình.
Mọi thứ họ nói, tất cả những bài nói trôi chảy xuôi tai trước đám đông người nghe ấy, thực ra đều lấy từ người khác. Từ ngữ thuộc về Plato, Zeno, Chrysippus hay Posidonius hay một trong những triết gia vĩ đại khác. Làm cách nào họ có thể chứng tỏ rằng những tư tưởng ấy là của họ? Tôi sẽ nói cho bạn: họ cần phải thực hành điều họ rao giảng.
Đó là những gì tôi muốn nói, và muốn thuyết phục bạn. Rồi tôi sẽ trả lời yêu cầu của bạn trong bức thư theo sau đây, để bạn không mệt mỏi khi phải tiếp cận một chủ đề hóc búa (sau khi đã đọc những dòng thư này), thứ cần đến không chỉ sự chú tâm mà còn cả việc suy nghĩ sâu nữa.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Your inquiry is on a matter there is no point knowing about except
just to know; and still, with no other point than that, you are in a
hurry to fi nd out and aren’t willing to wait for the books I’m now
putting together covering the entire domain of ethics.* I’ll get to it
right away, but fi rst I’ll write about how you ought to hold off on
your desire for learning—a burning desire, I see—so that it doesn’t
become counterproductive. 2 You ought not to take up every subject
you encounter, nor should you delve greedily into every topic in its
entirety: pieces of it will give you a sense of the whole. We should
adjust the burden to our strength, not taking on more than we can
handle. Don’t drink as much as you want, but as much as you can
hold. Just keep the right attitude, though, and the time will come
when you can hold as much as you want. Th e more the mind takes
in, the larger it becomes.
3 I remember how Attalus used to teach us when we were constantly
in attendance at his lectures, being the fi rst to come and last
to leave, and asking him to expound on various topics even when he
was out walking—for he did not just receive pupils; he went out and
found them. “Teacher and learner should have the same purpose,” he
used to say, “the one to enable progress, the other to make progress.”*
4 One who studies with a philosopher should have some benefi t to
take home with him every day, either better health or a mind more
open to healing. But he will, for the power of philosophy is so great
that it aids not only students but even casual bystanders. People who
are out in the sun get a tan, even if they didn’t go out for that purpose;
people who sit around for a while in a perfume-shop carry the aroma
of the place away with them; and those who have been around a
philosopher necessarily take away something benefi cial, even if they
don’t make any eff ort. Observe: I say “even if they don’t make any
eff ort,” not “even if they resist.”
5 “What do you mean? Don’t we know people who have studied
with a philosopher for many years and have not gained even a tinge of color?” Of course I do, and very persistent people too, but I would
describe them as hangers-on rather than as students of philosophy.
6 Some people come not to learn but only to listen. It is like when
we are enticed into the theater to delight our ears with speech or
song or story. You can see that the majority of this audience regards
a philosophical lecture as a mere diversion. Th ey are not seeking to
lay aside any of their faults or to adopt any rule of life by which to
regulate their habits, but only to fi nd enjoyment in the pleasures of
the ear. Some even come with notebooks, not to record the content
but to take down phrases that they can then repeat, with no more
benefi t to others than they have derived themselves. 7 Some are
stirred by fi ne-sounding speeches and take on the emotion of the
speakers. Th eir expressions are eager; their spirits are aroused; they
are as excited as Phrygian eunuchs,° half-men raving on command
at the sound of the fl ute.* What sweeps them away is the beauty
of the subject matter, not the sound of empty words. Whenever
someone speaks fi ercely against the fear of death, or boldly against
the vagaries of fortune, they are ready to act immediately on what
they have heard. Th ey are very responsive; they are just what they
are told to be—if the mood stays with them, if their fi ne resolve
is not assailed by the people, that great discourager of honorable
conduct. Few are able to take home with them the intention they
have formed.
8 It is easy to rouse a listener and make him desire what is right,
for nature has given everyone the foundations and seeds of the virtues.*
We are all born for such things; and when someone provides a
stimulus, the good awakens in our minds as if from sleep. Have you
not observed how applause echoes in the theater when certain lines
are spoken which we, the public, recognize and affi rm as true?
9 Penury is deprived of much, but avarice of all.
Th e greedy man is good to none, but worst to his own self.*
Th e vilest criminal applauds these lines, rejoicing to hear an attack
on his own vices. Just imagine the eff ect when the lines are spoken
by a philosopher, when healthful precepts are imbued with poetic
rhythms to drive them deeper into the minds of the uneducated.
10 For, as Cleanthes used to say, 
Just as the sound of our breath is amplifi ed when driven through
a trumpet with its narrow windings, fl ared at the end, so our
thoughts are amplifi ed by the stringent requirements of verse.*
Th e same points are attended to less carefully and make less of an
impact when expressed in plain speech. When meter with its specifi
ed pattern of long and short syllables is added to an excellent idea,
that same sentiment is hurled, as it were, by a stronger arm. 11 Much
is said about not caring for money; long speeches advise people that
riches are found in the mind, not in the bank account, and that the
wealthy person is the one who adjusts to his poverty and makes
himself rich with little. But our minds are struck much more when
we hear verses like these:
Th at mortal man needs least whose wants are least.
He who can want what is enough, has what he wants.*
12 When we hear such things we feel compelled to admit that they
are true, for even people who are never satisfi ed with what they have
admire them and cheer for them and cry aloud how they hate money.
When you see this reaction, press your advantage: load everything
onto them, and leave behind all those subtleties, those syllogisms and
sophisms and other clever but pointless tricks. Speak against avarice;
speak against self-indulgence; and when you see that you are making
progress and having an eff ect on your audience, press harder still: you
will be amazed how benefi cial such a speech can be when it is intent
on the cure and entirely devoted to the good of its audience. It is easy
to turn the hearts of young people toward the love of what is honorable
and right. When people can still be taught—that is, when they
are only lightly corrupted—truth lays its hand upon them if only it
fi nds a suitable advocate.*
13 In my own case, when I used to hear Attalus at the climax of
a speech against faults, against errors, against everything bad in life,
I often felt pity for the human race and thought that Attalus was an
exalted being, above the pinnacle of human aff airs. He said himself
that he was a king; but I thought he was more than that, for here
was a man who could censure kings. 14 And when he started recommending
poverty, arguing that any possessions in excess of our basic needs are only a burden to weigh us down, I often wanted to walk out
of the lecture a poor man. When he began to castigate our pleasures,
praising a chaste body, an abstemious diet, and a pure mind—pure
not only of illicit pleasures but even of unnecessary ones—then I
wanted to put a check on my gluttonous belly.
15 Some of the resolutions I made at that time are still with me,
Lucilius. For I went at it all with great enthusiasm; and even after I
resumed a more urbane manner of living, I kept a few of those good
habits. All my life since then, I have refrained from eating oysters
and mushrooms. Th ese are not food; they are only tidbits meant to
entice those who are full to eat some more (which is what the glutton
wants, to stuff himself beyond capacity), for they go down easily, and
come back up easily too. 16 All my life since then, I have abstained
from perfumed oil: the best smell for the body is no smell at all.
Since then I have kept my stomach free of wine, and all my life I
have avoided the baths. Boiling one’s body and then draining it by
sweating seems to me both pointless and decadent. Other practices I
had given up have since returned; but though I have ceased to abstain
from them, I observe very strict limits. Such restrictions are near
to abstinence and in fact may even be more diffi cult, because some
habits are easier to break than to reduce.
17 Since I have started telling you how much more eagerly I went
after philosophy as a young man than I hurry after it now that I am
old, I won’t be embarrassed to admit how smitten I was with love for
Pythagoras. Sotion explained to me why Pythagoras abstained from
animal foods, and why Sextius later did the same.* Th eir reasons were
diff erent, but impressive in both cases. 18 Sextius held that a person
could get enough to eat without resorting to butchery; and that
when bloodshed is adapted to the purposes of pleasure, one develops
a habit of cruelty.* He also used to say that one should pare away
the resources of self-indulgence, and he off ered reasoning to show
that variety in food is alien to our bodies and detrimental to health.
19 Pythagoras, for his part, spoke of a relationship among all things
and of an interchange of minds passing from one form to another. If
you believe him, no soul ever dies, or even ceases its activity except
for the brief instant when it transfers to another body. Eventually,
we will fi nd out how many ages must pass, how many times it must
travel from one lodging to the next before it returns into a human being. In the meantime, Pythagoras instilled in humankind a fear
of wrongdoing—more specifi cally, of parricide. For if some spirit
related to them happened to be dwelling in a given body, they might,
without realizing it, assault the soul of their parent with the knife or
with their teeth. 20 After Sotion had explained all this, fi lling it out
with his own arguments, he added,
Do you not believe that souls are allotted to one body after another,
and that what we call death is really transmigration? Do
you not believe that in these cattle, these wild animals or sea
creatures, there lives a mind that was once that of a human? Do
you not believe that things in this world do not perish, but only
change their location—that not only do the heavenly bodies revolve
in defi nite orbits, but animate creatures also cycle through
the ages, their minds coming round to where they started? Great
men have believed these things. 21 Th erefore refrain from judgment,
if you will, but be open-minded about it. If these things
are true, then abstaining from animal foods means not harming
anyone; if they are false, it is a matter of economy. How much of
a loss is it for you to refrain from savagery?° I am only depriving
you of the food of lions and of vultures.
22 Inspired by these words, I began to abstain from animal foods, and
a year later the habit was both easy and pleasant for me. I thought
my mind was livelier, and even today I suspect it might have been.
Would you like to know why I gave it up? Th e time when I was a
young man was in the early years of Tiberius’s principate. Religions
of foreign origin were then being eliminated, and abstinence from
animal foods was considered proof of adherence. So at the request
of my father (who did not fear opprobrium but had a hatred of philosophy),
I returned to my former habits; he had no trouble, really, in
persuading me to dine in better style. 23 Attalus used to recommend
a mattress that would not yield to the body. I use such a mattress even
in my old age, the kind that does not hold an imprint.
My purpose in telling you all this has been to show how excited
brand-new recruits can become about every form of good behavior
when they have someone to exhort and encourage them. But there
is also some wrongdoing, both on the part of instructors, when they
teach us how to argue a point and not how to live, and on the part of students, when their purpose in attending is not to improve their
minds but to develop their rhetorical talent. Hence what used to be
philosophy has now become mere philology.
24 It matters a great deal what one’s purpose is in approaching
any fi eld of study. When the prospective literary scholar examines his
copy of Virgil, and reads that exceptional line,
time fl ies on irretrievable,*
his thought is not “We must take care—if we do not make haste,
we will be left behind—the fl eeting moment hurries on, and hurries
us—heedlessly are we swept along—we are always procrastinating—
opportunity hurtles by and still we make delays.” No, he reads it just
so that he can observe that every time Virgil speaks about the rapid
movement of time, he uses the word “fl ies” ( fugit), as follows:
Th e best times of our lives, poor mortal creatures,
fl y fi rst away, and in their place come illness
and sad old age and suff ering and pain,
until hard pitiless death takes us away.*
25 Th e person who looks to philosophy takes these same lines and
applies them as he ought. “Th e reason Virgil never says that time
‘passes,’ but always that it ‘fl ies,’ is that fl ying is the quickest kind of
movement, and his point is that the best people are the fi rst to be
taken away. Why not quicken our own steps to match the pace of
that swiftest of all runners? Our better days are hastening on; worse
days will follow. 26 Our life is like a storage jar: the purest of its
contents are decanted fi rst; all the sediment and turbid matter sink
to the bottom. Are we going to let the best of our lives be siphoned
off for others, and keep only the dregs for ourselves? Keep these lines
always in mind; let them be to you as an oracular response:
Th e best times of our lives, poor mortal creatures,
fl y fi rst away.
27 Why the best? Because what remains is uncertain. Why the best?
Because when we are young, we are able to learn, since our minds
are still fl exible and can be turned toward better things; because this
is the time of life that is suited to strenuous eff ort, to exercising the
mind with study and the body with work. What remains is slower, wearier, nearer to the end. Let us therefore forget all our diversions
and aim for this one thing with all our mind, lest we come too late
to understand the rapidity of fl eeting time, which we cannot detain.
Let us be pleased with each new day as the best that life will give
us, and so add it to our store. Life is fl ying away; we must catch it.”
28 Th e one who reads with the eye of a literary scholar does not
consider why the best times of our lives come fi rst—that in their
place comes illness, that old age looms over us even while we are still
intent on our youth. Instead, he says that Virgil always uses the words
“illness” and “old age” together. So he does, and with good reason! For
old age is an illness that has no cure. 29 “Moreover,” he says, “Virgil
employs a fi xed epithet for old age: he calls it ‘sad’:
and in their place come illness
and sad old age . . .
Elsewhere he says,
where wan diseases dwell and grim old age.”*
Each person fi nds in the same material refl ections suited to his own
pursuits. And no wonder: in one and the same meadow the ox looks
for grass, the dog for a hare, and the stork for a lizard. 30 When
three people, one an antiquarian, one a literary scholar, and one a
philosopher, pick up Cicero’s treatise On the Republic, each directs
his attention to something diff erent. Th e philosopher is amazed that
so many points could have been made against justice.* Th e antiquarian,
reading the same passage, takes note of the fact that there were
two Roman kings, one of whom had no father and the other no
mother. For there are no clear reports about Servius’s mother, and
Ancus is not said to have had a father but only to have been the
grandson of Numa.* 31 He remarks also that the offi cial whom we
call a “dictator” was in ancient times called “master of the populace.”
Th at information can be found today in the augurs’ record book, and
there is further evidence in the fact that the dictator’s appointee is
called “master of horse.” He points out, furthermore, that Romulus
died during an eclipse of the sun, and that there was such a thing
as the appeal to the people even during the monarchy. Th is is also
in the pontifi cal record, and Fenestella and a few others° share this
view.* 32 When the literary scholar expounds these same scrolls, the fi rst thing he puts into his commentary is the fact that Cicero uses
the word reapse for re ipsa (“in reality”), and likewise sepse for se ipse
(“himself ”). Th en he moves on to changes in linguistic usage over
time. For instance, Cicero writes, “Since his interruption has called
us back from the very lime line,” that is, the fi nish line. What we now
call the chalk line (creta) at the races, the old writers called a lime line
(calx). 33 Th en he collects various lines of Ennius, especially the ones
about Scipio Africanus,
whom neither citizen nor foe
could ever repay the price of his assistance.*
From these lines, he concludes that in the old writers the word “assistance”
(ops) meant not just “aid” but also “endeavor.” For Ennius’s
point is that no one, neither citizen nor foe, could ever repay Scipio
the price of his endeavor. 34 Next, he congratulates himself for fi nding
out the source of Virgil’s line,
Above whom heaven’s massive portal thunders.*
He says that Ennius stole the line from Homer, and Virgil took it
from Ennius; for Cicero, in the same work On the Republic, quotes
this couplet of Ennius:
If it be right for anyone to mount the skies,
for me alone does heaven’s great portal open.
35 But I don’t mean to turn into an antiquarian or literary scholar
on my own account. My business is elsewhere. I am only advising
that when we read and listen to the philosophers, we should direct
our attention toward our goal, which is happiness. We should not be
trying to track down archaic words, neologisms, peculiar metaphors,
and fi gures of speech, but to seek out benefi cial precepts and courageous
and inspiring utterances that will soon fi nd application in our
lives. Let us learn them so thoroughly that words turn into actions.
36 But of all those who have done humankind a bad turn, the
worst are those who teach philosophy for money, as if it were some
tradesman’s craft, and then live their lives in a manner very diff erent
from their precepts. For, being prime examples of the very faults they
criticize in others, they provide a fi ne demonstration of how useless
their teaching is. 37 Such instruction cannot do me any good, any more than a helmsman who is prone to seasickness during a storm.
When the waves are coming fast and a hand is needed to grip the
tiller, to wrestle with the sea itself, to take down the sail in a high
wind, what is the use of a helmsman who is panicking and throwing
up? And life is beset by worse storms than any ship. I don’t need
someone to talk at me; I need someone to steer!
38 Everything they say, all their fi ne speeches before crowds of
listeners, are taken over from someone else. Th e words are those of
Plato, or of Zeno, or of Chrysippus or Posidonius or one of the many
other great names in philosophy. How can they prove that those ideas
are their own? I’ll tell you: they must practice what they preach.
39 Since I have fi nished saying what I wanted to convey to you, I
shall now comply with your request. I’ll put your inquiry into a fresh
letter so that you won’t be fatigued when taking up a thorny subject
that needs a thoughtful and attentive hearing.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: