Đơn giản là vì người như thế không hề tồn tại.
Ảnh: Internet.
Hai cá thể độc lập tuyệt đối không bao giờ giống hện nhau bởi rất nhiều khác biệt về giáo dục, gia đình, gene,… Việc hai người có nhiều quan điểm, sở thích hòa hợp không có nghĩa họ hoàn toàn đồng nhất. Chỉ vì bạn chưa có cơ hội ở bên cạnh soulmate 27/7 nên luôn ảo tưởng họ giống như “bản sao” của bạn mà khó chấp nhận ra cũng có suy nghĩ của riêng mình, và nhiều phần trong đó có thể trái ngược với suy nghĩ trong đầu bạn. Kể cả khi gạt đi hình ảnh “soulmate hoàn hảo” để chấp nhận soulmates chỉ ở một vài lĩnh vực cụ thể, kiểu musicmates, bookmates, filmmates,… thì sự đồng điệu cũng không thể kéo dài lâu. Ai rồi cùng sẽ lớn, thậm chí con người thay đổi hằng ngày, hằng giờ và nếu như qua thời gian họ càng khăng khít với chúng ta, thì cũng rất có thể họ càng trở nên xung khắc.
“When people grow, they grow apart.”
Do đó, việc trông chờ một người khác sẽ thấu hiểu mọi điều bạn nói, thậm chí hiểu cả những điều bạn không nói là một gánh nặng phi lý. Hậu quả nghiêm trọng của mong đợi vô lý này là nghĩ rằng “soulmates” có trách nhiệm và khả năng chịu trách nhiệm cho những vấn đề của bạn. Khi buồn, soulmate nên là người biết phải nói gì, làm gì để an ủi và khiến bạn vui hơn. Khi vui, soulmate nên biết đồng tình và ủng hộ niềm vui bằng cách nào đó mà chính bạn cũng chẳng biết. Hay cả khi tự nhiên thấy chán đời và lạc trôi, soulmate kiểu gì cũng sẽ có cách cứu được bạn. Nếu họ không làm được nhiệm vụ này, bạn sẽ càng thất vọng và bực bội hơn thay vì sáng suốt nghĩ rằng mình còn không thể hiểu chính mình tại sao còn trông đợi một người ngoài làm nổi điều đó?
Ngược lại, thử tưởng tượng khi bạn đang cố gắng an ủi đứa soulmate đang đến kỳ khó ở của mình, nhưng hỏi gì cũng chẳng chịu nói, rủ ăn gì cũng nói không, chỉ lặng lẽ bắn hints rồi sau trách móc bạn không hiểu nó, bạn thật tồi tệ và thiếu tinh tế. Thấy sao? Chuyện đọc được suy nghĩ của người khác chỉ có trong phim sci-fi thôi, đừng xem và đọc quá nhiều tiểu thuyết diễm tình rồi mơ mộng về một người hiểu em mà không cần phải nói. Phim ảnh biến kỳ vọng này thành một cái gì rất đỗi ngọt ngào nhưng mình thấy nó thật vô lý. Đến đứa trẻ con đẻ ra cũng biết dùng tiếng khóc thay vì im lặng, và dần về sau phải học nói để giải thích người lớn hiểu nhu cầu của nó. Con người có công cụ giao tiếp cực tiện lợi là ngôn từ cho nên hãy biết tận dụng nó, đừng lười biếng và mong chờ điều viển vông.
Nói thế chứ trước đây mình cũng có ảo tưởng về soulmates, cũng từng im lặng và chờ được dỗ dành, từng hy vọng có những người sẽ mãi thích xem cùng thể loại phim, nghe cùng loại nhạc và đọc cùng loại sách với mình. Sau kha khá thời gian buồn rầu thất vọng thì giờ mình chỉ cảm thấy trân trọng những người đang ở bên cạnh trong hiện tại mà không mong đợi gì hơn. Như là hôm trước, mình buồn quá tìm đến đứa bạn lâu năm ăn vạ mà không ngờ càng nói chuyện lại càng bực mình. Đầu tiên cũng có nghĩ: chết rồi, hay là đã hết “hợp” nhau. Hết hợp thì tìm cách cho hợp, mình bảo: “Cậu an ủi sai cách rồi, an ủi người buồn thì cần nhường nhịn họ một chút chứ không phải nói lý lẽ.” Nghe xong, nó cũng bảo: “Ừ, rồi sẽ sửa.” Chẳng biết đứa cứng đầu cứng cổ như thế thật sự đồng tình hay chỉ đầu hàng vậy cho mình dễ chịu. Dù sao việc có đứa bạn như thế chịu ở bên cạnh mình cũng đã ấm áp và an ủi lắm rồi. 
Chúng mình chẳng cần một ai có khả năng đọc suy nghĩ đi cùng cả đời. Mình làm chủ đời mình mà, buồn vui bao nỗi đều ở mình cả. Với lại, vì không ai có thể theo cả đời nên càng thêm quý những lúc họ còn ở cạnh bên.
Đọc thêm: