Phim hoạt hình của Pixar chưa bao giờ là chỉ dành cho trẻ con cả, mình tin rằng bất cứ người lớn nào xem xong "Soul" cũng chiêm nghiệm được rất nhiều điều, sau đây là 5 bài học mình rút ra được sau khi xem xong bộ phim “Soul”,
bài viết có spoiler nên nếu bạn chưa xem phim thì hãy cân nhắc trước khi đọc nhé

Bài học đầu tiên:

Happiness is just around the corner” - Hạnh phúc đôi khi ở ngay trước mắt chúng ta
Mình ấn tượng rất mạnh về câu chuyện của Dorothea kể về 2 con cá, 1 già 1 trẻ. Con cá trẻ nói với con cá già rằng nó muốn tìm kiếm thứ mà mọi người gọi là “Đại dương”, con cá già nghe và khểnh cười, “đại dương á?”, đây là đại dương nè”, con cá trẻ phản ứng nghi ngờ hỏi lại “đây á? đây là nước cơ mà”, tui muốn kiếm đại dương cơ”
img_0
Thì ý chính của câu chuyện là khi chúng ta còn trẻ, ai trong chúng ta đều nuôi dưỡng những hoài bão, ước mơ. Những mục tiêu cao xa mà đôi khi chúng ta bỏ qua chúng ở ngay trước mắt, chứ không phải những điều xa vời.
Mình rất ao ước về 1 cuộc sống tự do, dư giả về vật chất. Đến bây giờ mình vẫn ôm những ước mơ về sự giàu sang, phú quý mà mọi người hay nhắc đến. Nhưng hoá ra bản thân hiện tại mình đã đạt được điều đó rồi, mình tự do quyết định có thể làm gì trong ngày, ăn những gì mình thích, muốn thì có thể đi du lịch. Tuy không phải ở mức xa xỉ nhưng gần như mọi thứ mình muốn làm thì mình đều có thể làm. Đó là tự do.

Bài học thứ hai:

Tận hưởng quá trình, đích đến chỉ là động lực nhưng chưa bao giờ là tất cả.
Trong phim nhân vật chính là Joe Gardner, 1 giáo viên âm nhạc có niềm đam mê mãnh liệt với nhạc Jazz. Ước mơ lớn nhất của ông là được trình diễn nhạc jazz cùng với những nghệ sĩ huyền thoại như Dorothea. Ông nghĩ rằng đó là cách ông đạt được ước mơ và sống hết mình với âm nhạc. Đối với ông, sứ mệnh của cuộc đời này là chơi nhạc.
Và ông hoàn toàn không hề sai về điều đó. Ông vừa có đam mê và vừa có chuyên môn về nhạc jazz. Thời điểm của ông toả sáng cuối cùng đã đến.
Ông đã tưởng chừng có 1 cái công tắc, khi mà ông có được cơ hội trình diễn nhạc Jazz trên sân khấu lớn, thì cuộc đời của ông sẽ sang một trang mới. Nhưng rồi khoảnh khắc đó qua đi, ông nhận ra mình không hạnh phúc đến như thế.
img_1
Khoảnh khắc ông thẫn thờ nhìn Dorothea, kể về việc cảm thấy trống rỗng làm mình nhớ về bản thân 4 năm trước. Khi mà mình nhận báo điểm, mình đậu nguyện vọng 1. Đúng như những gì bản thân đã mơ ước và nỗ lực. Nhưng rồi bản thân mình cũng cảm thấy trống rỗng. Mình tự hỏi rất nhiều “Rồi bây giờ cần làm gì tiếp theo?” Mình đã cố gắng cho kì thi trong suốt hơn 1 năm qua, để rồi mình quên mất là mình đang sống trong cuộc đời này. Mà ở nơi đó thi đại học chỉ là 1 kì thi, không hơn không kém, nó không phải là tất cả mọi thứ như thầy giáo luyện thi mình từng nói. Đó là cú hích đầu tiên của mình về việc trân trọng quá trình nhiều hơn là kết quả.

Bài học thứ ba:

Just give it a try - Hãy cứ thử đi
Việc ghép đôi giữa một linh hồn không muốn chết và một linh hồn không muốn sống thực sự là điều tài tình của những nhà làm phim Soul
img_2
22 đã nghĩ rằng trái đất buồn chán, chẳng thú vị gì cho đến khi được trải nghiệm thời gian ngắn ngủi ở trong cơ thể của Joe Gardner, linh hồn nhỏ bé mới hiểu được rằng cảm giác được sống là như thế nào. Từng ngọn gió thoáng qua, từng cánh hoa nhỏ bé cũng làm 22 cảm thấy được vẻ đẹp của việc được sống. Mặc dù 22 đã có hàng nghìn năm quan sát trái đất từ xa, cứ ngỡ rằng đã hiểu được hết mọi sự trên quả đất này. Nhưng hoá ra khi trải nghiệm rồi, 22 mới hiểu được rằng thế nào là sống.
Nhân vật 22 này cũng làm mình nhớ đến bản thân hồi còn là học sinh, khi mà ở vị thế cũng là 1 học sinh tốt trong trường, được tiếp cận với internet từ sớm, mình ngỡ rằng bản thân đã biết hết mọi thứ rồi. Mình cảm thấy mọi thứ đều quá nhàm chán, không đáng để bản thân quan tâm.
Nhưng rồi khi bản thân thực sự nghiêm túc tìm hiểu hay chỉ đơn giản là thử làm mình mới thấy được có nhiều thứ thú vị hơn mình nghĩ.
Ví dụ như mình từng nghĩ edit video có gì đâu mà khó, chỉ cần ghép hình với nhạc là xong rồi mà, có gì đâu. Nhưng rồi khi bản thân thực sự làm mình mới nhận ra là mình không biết gì cả, càng làm mình mới càng thấy có nhiều thứ thú vị. Nên là từ khi đó mình không hề đánh giá việc gì mình cách chủ quan nữa, mình sẽ cố gắng trải nghiệm trước, để có cái nhìn chân thật nhất rồi mới biết rằng bản thân mình có thích hay không.
Mình nghĩ là nếu mà còn trẻ thì cứ thử thôi, đừng sợ mất gì cả. Thực ra lúc trẻ chúng ta ngoài sức trẻ thì có gì đâu chứ. Tiền chưa có, sức khoẻ thì nhiều, thời gian không làm gì cũng trôi qua mà. Cứ thử đi. Kết quả làm bạn bất ngờ hơn đó.

Bài học thứ tư

Đừng tự hỏi đam mê của bản thân, vì đam mê không giống như đi chợ. Không phải cứ chọn đại 1 cái thì sẽ là đam mê.
Mà nó giống như việc mình đứng giữa 1 chợ đồ ăn, để mùi hương dẫn dắt bản thân đến, go with the flow, càng đi nhiều, đi sâu vào thì mới biết rõ được bản thân muốn gì.
Mình thấy rất nhiều bạn trẻ được truyền cảm hứng bởi việc theo đuổi đam mê, ước mơ. Rồi các bạn tự hỏi lại rằng bản thân mình đam mê là gì? Hầu như các bạn không biết là gì cả. Rồi các bạn cảm thấy lạc lối giữa cuộc đời này khi mà nhìn đâu cũng thấy mọi người tìm ra được điều mình thích, thấy họ nỗ lực vì 1 điều gì đó trong khi bản thân cứ bơ vơ.
Mấu chốt đó là các bạn chỉ tự hỏi “đam mê là gì”, mà không thực sự làm gì cả. Chính việc bắt tay vào làm 1 điều gì đó lại chính giúp các bạn tìm ra đam mê của bản thân.
Quá trình tìm ra đam mê thường sẽ là các bạn đơn thuần chỉ là 1 sở thích, việc các bạn làm trong thời gian rảnh. Khi các bạn làm đủ nhiều, càng bạn nhận ra được nhiều tiềm năng của việc đó. Nếu may mắn các bạn còn nhìn ra được cơ hội để kiếm tiền từ nó nữa.
Vậy nên đừng tự hỏi nữa, hay làm đi. Làm gì cũng được, làm sai thì mình biết rằng bản thân không nên làm, còn làm đúng thì tiếp tục.
Khi làm đủ nhiều bạn sẽ tìm ra đam mê thôi.

Bài học thứ năm

What’s if we die today? - Lỡ đâu hôm nay là ngày cuối cùng?
Trong phim Soul, Joe Gardner khi được chấp nhận lịch diễn vào tối hôm đó, ông đã quá vui mừng trên đường mà vô tình gặp tai nạn, làm linh hồn của ông rời khỏi cơ thể. Khi ông nhận ra mình sắp đi đến thế giới bên kia, ông mới hoảng hốt nói 1 câu thoại là “Im not die when my life just start” - “Mình không thể chết khi mà cuộc đời mình vừa mới bắt đầu được” và ông làm mọi cách để bản thân quay trở lại trái đất để tiếp tục buổi diễn.
img_3
Khi mà ông trải nghiệm được việc có thể sẽ không còn có cơ hội lần thứ hai để sống. Chính lúc đó ông mới thực sự sống. Ông nỗ lực tìm mọi cách để quay về cuộc sống trước kia. Rồi khi làm được nhưng lại mắc kẹt trong cơ thể của chú mèo lông. Tưởng chừng là một tai nạn nhưng lại là một cơ hội quý giá. Khi mà ông có cơ hội để quan sát bản thân, quan sát cuộc sống này theo một góc nhìn rất khác. Khi ông nhận ra rằng thợ cắt tóc của ông cũng hứng thú với những câu chuyện khác ngoài nhạc jazz, khi mà ông lấy hết can đảm ra để thuyết phục mẹ và nhận ra mẹ ông yêu thương ông đến nhường nào khi đã quyết định dùng bộ âu phục của bố để cho Joe đi diễn.
Mình cho rằng với bất cứ ai trong chúng ta, khi gặp phải 1 trải nghiệm cận tử, chúng ta mới thực sự hiểu rằng cuộc sống này đáng quý ra sao.
Việc được thức dậy mỗi sáng, hít thở không khí, uống từng ngụm nước, tưởng chừng là những điều hiển nhiên với rất nhiều người nhưng đôi khi là những thứ mà rất nhiều người trên giường bệnh ao ước có được.
Hãy bắt đầu sống, hãy bắt đầu thực hiện những ước mơ của bản thân, đừng chờ đợi. Vì biết đâu rằng hôm nay là cuối cùng.
Mình mong rằng đọc những câu trên không làm bạn cảm thấy tiêu cực. Với tất cả những gì mình viết, mình chỉ mong rằng mọi người hãy tận hưởng cuộc sống này với tất cả những gì bạn có.
Sống vui mọi người nhé!