7

Vì sao sống là để tìm sướng, nhiều người vẫn khổ cơ mà?

À có lẽ chính xác hơn là con người có xu hướng làm những việc đem lại cho họ cảm giác sướng. Còn việc người ta khổ hay không là do những quyết định trước đó của họ, do trình độ học vấn, sự cố gắng, do gia đình nơi họ sinh ra, do những người mà họ gặp,... 
Từ SƯỚNG chỉ mang nghĩa vui, và nó chỉ là một trong các loại hưng phấn thần kinh của não bộ. Con người muốn loại nào thì tuỳ thuộc vào sở thích của người đó
Chúng ta nghĩ có cái gọi là lý trí, tình cảm v.v. nhưng thực tế theo mình nghĩ thì chúng đều dựa trên chữ THÍCH mà thôi. Vì sao à? Chẳng vì sao cả.
Kết quả hình ảnh cho chỉ đơn giản là thích thôi
Khi bạn cho tiền những người ăn xin, hoặc nhặt giùm cái nón của một chị gái đi xe bị gió bay, hoặc đơn giản là lặt rau, quét nhà, dọn nhà cho mẹ thì tự khắc hệ thần kinh sinh dưỡng trong não bọ sẽ tiết ra các chất hoá học đặc thù gây cho ta cảm giác sung sướng, hoặc dễ hiểu hơn là khi ta làm những việc giúp đỡ người khác thì ta sẽ có cảm giác thích theo một cách riêng. Chẳng hạn nếu bạn cho tiền người ăn xin, hoặc mua giùm tờ vé số, kẹo của những em bé bán hàng rong, thì bạn sẽ cảm thấy vui vì mình làm được 1 điều có ích. Nhưng đó là suy nghĩ sau khi bộ não đã hưng phấn, chứ thực tế có thể là do thành kiến xã hội 'nên giúp đỡ người nghèo khó' ghi tạc vào não chúng ta thành 1 'mệnh lệnh'; và khi ta làm đúng lời 'mệnh lệnh' đó thì ta sẽ thấy vui do bộ não tiết ra các chất hoá học đặc biệt gây hưng phấn giống như một cách thưởng cho việc làm đó của chúng ta. Tức là khi ta thoả mãn suy nghĩ của bộ não thì ta sẽ được thưởng bằng cách hưng phấn theo một cách riêng. Hoặc cũng có thể là do bộ não của ta đã bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người ăn xin(đứa bé bán hàng rong) đó. Khi họ được cho tiền (mua quà) thì dĩ nhiên người ta sẽ vui do nhu cầu tiền của họ và bộ não của ta sẽ đọc những cảm xúc ấy thông qua các cử động trên mặt họ một cách tinh vi mà ta không hiểu được. Và với việc bắt chước ấy ta sẽ thấy vui lây (do não hưng phấn). Bởi lẽ bắt chước là bản năng của con người khi sinh ra rồi. Trẻ nhỏ không hiểu được từ 'ba', 'mẹ' gì cả, chúng sẽ bắt chước theo khẩu hình của ba mẹ chúng để nói ra mà thôi. Cho dù bạn cho tiền họ vì tránh sự phiền phức đi chăng nữa thì đó cũng là việc làm để thoả mãn nhu cầu 'tránh phiền phức' của bộ não bạn rồi. Bạn thấy chứ, việc bạn thoả mãn nhu cầu của bộ não bất kể bạn lựa chọn cho tiền hay không và bởi lý do gì thì nó cũng sẽ tác động vào bộ não của bạn một cách nhất định và bộ não sẽ được hưng phấn theo một cách riêng. 

em bé cười'
'Thanh thản' có lẽ khá quen thuộc đối với chúng ta. Nó là sự yên bình, thoải mái lúc sắp chết. Và đặc biệt là khi hoàn thành tâm nguyện của mình. Khi con người đến giây phút sinh ly tử biệt, cái tâm nguyện trở thành cái quan trọng nhất trong giây phút ấy, thành ra nếu tâm nguyện được thực hiện thì não cũng sẽ hưng phấn một cách kì lạ trong giây phút ấy. Đã có rất nhiều ghi chép về hiện tượng của não bộ lúc sắp ra đi này, có nhiều người kể lại rằng họ thậm chí không thấy đau đớn gì trong khoảng thời gian ấy. Giống như 'hồi quang phản chiếu' vậy. Chẳng hạn trong phim kiếm hiệp, có nhiều con người xả thân bất chấp đau đớn, sợ hãi, bản năng tìm sự sống v.v. để thực hiện một điều gì đó có thể là nói ra một điều hoặc cứu một ai đó. À chúng ta có thể hỏi lại tôi là 'vậy thì họ đâu có tìm sướng đâu, đau khổ vậy mà vẫn cố gắng để làm gì, cứ để cho sự đau đớn như vậy đi, thoả mãn dục vọng muốn sống đi, nếu họ thoả mãn dục vọng muốn sống đó thì họ cũng được hưng phấn của bộ não theo một cách riêng mà'. Tiếc là vẫn có nhiều nhân vật vẫn bất chấp tất cả để thực hiện được tâm nguyện của họ để nếu thực hiện được thì họ sẽ đạt tới cảm giác thanh thản, họ THÍCH điều đó. Nếu họ chọn theo dục vọng muốn sống thì họ sẽ hưng phấn theo một cách và nếu họ chọn bất chấp để cứu người (nói ra 1 lời nào đó) thì học sẽ hưng phấn theo cách khác và tuỳ vào điều họ thích cái nào hơn mà thôi.

Con người chọn cách sướng này thay vì cách sướng khác vì họ THÍCH

Thoả mãn các loại dục vọng khác nhau của bộ não sẽ đều có cảm giác hưng phấn của bộ não theo một cách riêng: có cảm giác sướng khoái như khi 'thăng hoa' vào buổi tối; có thể nhẹ nhàng hơn khi xem phim hài, hoặc đơn giản là làm đúng theo sở thích đọc sách của mình : một ly cà phê kế bên, một quyển sách, trong một không khí buổi sáng mát mẻ, một chút nhạc không lời... Bạn thấy không? Ba mức độ trên khác nhau tuỳ vào mỗi người. Có thể bạn không thích đọc sách, bạn chê việc đọc sách và khi bạn chê điều đó, bạn thoả mãn đúng cái suy nghĩ bấy lâu trong não bạn và bạn sẽ được hưng phấn theo một cách riêng, tất nhiên bạn sẽ tiếp tục không thích sách,.........có thể một ngày nào đó bạn nghĩ khác. Còn đối với người đọc sách, việc đọc sách gây hưng phấn cho họ theo một cách riêng nên họ sẽ tìm nhiều lý dó để giải thích điều đó và họ sẽ tiếp tục đọc để thoả mãn cái não của mình
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng :
'MỘT NGƯỜI LỰA CHỌN VIỆC NÀY HAY VIỆC KHÁC KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO LƯỢNG CHẤT KÍCH THÍCH TỪ NÃO BỘ HAY CƯỜNG ĐỘ MẠNH YẾU MÀ HỌ NHẬN ĐƯỢC MÀ BỞI VÌ NGƯỜI ĐÓ THÍCH, VẬY THÔI'
MẤU CHỐT VIỆC NÃO BỘ CÓ HƯNG PHẤN HAY KHÔNG LÀ DO NÃO CÓ ĐƯỢC THOẢ MÃN NHỮNG NHU CẦU CỦA NÓ HAY KHÔNG
Bản thân tôi cực kì thích cái không khí mát mát buổi sáng, sau cơn mưa mặc dù đó chỉ là sự hưng phấn nho nhỏ chứ không bằng cảm giác khi 'thăng hoa', đơn giản vì trong không gian ấy, khoảng thời gian ấy tôi thích như vậy.

Ta hãy dựa theo mô phỏng của tôi phía trên để áp dụng vào một số việc thường ngày nào. 

Vì sao mẹ lại cứ phải đi quét nhà suốt ngày thế nhỉ, sao phải bày hày một tý là quát ầm lên vậy nhỉ? Trong khi tôi thấy nhà vẫn sạch đấy thôi, khi nào tôi thấy nó dơ thì tôi sẽ quét, việc gì mà mẹ phải dọc dẹp rồi mắng ầm lên cho khổ mẹ chi không biết? 
Trên thế giới chẳng có 2 người nào giống nhau cả. Khác nhau về đồng hồ sinh học, quan niệm sống, bạn bè v.v. và ở đây tôi muốn nói đến là khác nhau về 'thước đo'. Vâng, đánh giá nhà dơ hay không thì mỗi con người có thước đo riêng, tôi thấy nó dơ khi đi nó thật rít và đầy cát còn mẹ tôi thì tiêu chuẩn đánh giá nhà dơ cao hơn tôi, tức là hơi hơi tý đối với mẹ tôi là dơ rồi đấy, và vậy nên mẹ tôi sẽ quét đi quét lại cho đến khi mẹ tôi thấy ổn và não của mẹ tôi sẽ thấy hưng phấn vì việc đó và điều quan trọng là mẹ tôi thích cảm giác đó bất kể điều đó có làm cho mẹ tôi khổ. (Tiếc rằng mẹ tôi không hiểu điều đó như tôi và thế là mẹ tôi cứ mắng hoài và khổ hoài, vẫn than khổ mãi thôi)
Tại sao tôn giáo nào cũng khuyên người ta cầu nguyện?
Đức tin, niềm tin là một thứ kì diệu, 'liềm tin nàm lên tất cả' mà. Khi ta tin vào Chúa chẳng hạn, bất kể lý do gì bất kể đúng hay sai, chỉ đơn giản là chúng ta tin thì khi ta cầu nguyện ta sẽ đạt được sự hưng phấn nhất định trong não bộ. Ví dụ như: trong giờ văn cô hô 'các em đóng vở sách lại cô kiểm tra bà cũ' và thế là chúng ta ( đặc biệt là các bạn nam) sẽ lập một cuộc giao dịch đối với Chúa, thánh ALA, Phật tổ, Quan thế âm bồ tát đủ loại như sau : 
'Cầu Phật tổ, Chúa, thánh ALA cho con không kiểm tra bài hôm nay, con hứa lần sau sẽ học bài trước khi đến lớp, tối con sẽ đánh răng trước khi đi ngủ, sẽ không ăn kẹo buổi tối, sẽ không chôm tiền lẻ của mẹ....... Nam mô a di đà phật, Amen Amen Amen'.
 Nó không vô ích đâu, nó sẽ làm ta quên đi sự thực rằng cô sẽ người quyết định có kiểm tra hay không, nó khiến ta thanh thản đi một ít bởi vì ta đã cầu nguyện và niềm tin rằng không dò bài sẽ làm não ta hưng phấn . Cầu nguyện là để củng cố niềm tin để giúp ta thanh thản đi trong cuộc sống.
Vì sao nhiều bạn trẻ lựa chọn tự tử khi bế tắc trong cuộc sống?
Cá nhân tôi cũng từng trải qua 3 tháng hè trong cuộc sống phải nói là tồi tệ nhất của cuộc đời. Và dĩ nhiên cũng từng nghĩ đến việc kiểm nghiệm thuyết luân hồi có đúng hay không. Nhưng tôi đã không làm vậy và đắm chìm cả ngày trong một thế giởi ảo khác để quên đi thực tại. Cho đến khi mọi thứ qua đi. Tôi nghĩ việc các bạn lựa chọn tự tử là do niềm tin về sự giải thoát sau cái chết, sẽ chấm dứt mọi khổ đau mà họ đang chịu ở hiện tại. Nó phụ thuộc vào niềm tin rằng sự bế tắc của người đó sẽ không bao giờ giải quyết được, sẽ không ai thấu hiểu được, là do NIỀM TIN. Thế giới giải thoát sau cái chết không phải là thế giới thực mà là do chính họ vẽ nên bởi NIỀM TIN của cính bản thân. Hoặc là khi họ đang bế tắc nhưng đọc, hoặc xem những điều về cái chết, hoặc trong gia đình tạo một CÚ HÍCH nhỏ, nhưng cú hích đó là mấu chốt dấy lên cảm giác muốn chết để thoát khỏi thực tại đau khổ của họ gây nên cái chết. Và dĩ nhiên họ lựa chọn tự tử để thoả mãn niềm tin về sự giả thoát sau cái chết, thoả mãn nhu cầu giải thoát khỏi thực tại đau khổ của bộ não dù cho nhu cầu đó chỉ là niềm tin vẽ nên. Vẫn là tìm 'sướng'.
Túm lại: Chúng ta có quyền lựa chọn hành động của chúng ta và nó vẫn luôn thoả mãn bộ não bất kể cách này hay cách khác, vậy nên đừng bao giờ than khổ cả. Những thứ bạn cho là bạn khổ đã đáp ứng đúng nhu cầu của bộ não bạn lúc đó rồi ( tỷ như nhu cầu nền nhà sạch sẽ của mẹ mình á). Mà nếu ta thấy khổ thì ta có thể lựa chọn cách "sướng khác" mà. Việc bạn than khổ sẽ thoả mãn khao khát giải toả của não bạn nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến người khác. Và cuối cùng : Cảm ơn mẹ đã than khổ và nhắc nhở con mỗi ngày đặc biệt là mấy khi quát ầm lên, nó đã tạo cho con cảm hứng tìm ra mấu chốt của việc mẹ luôn thấy khổ. Và mẹ không cần phải lựa chọn dọn nhà cả ngày chỉ để thoả mãn nhu cầu sạch sẽ của mẹ đâu, mẹ chỉ cần giảm tiêu chuẩn cá nhân xuống là được rồi.