Một trong những động lực khiến mình luôn muốn cải thiện kỹ năng đóng sách đó là được ngắm nhìn những tác phẩm của nghệ nhân thời xưa. Những người đi đầu xu hướng thời đại, những người có kỹ thuật giỏi nhất, gu thẩm mỹ tuyệt vời nhất, họ để lại các tác phẩm của mình cho hậu thế như hình mẫu tiêu chuẩn thời bấy giờ.
Các nhân vật được kể có thể đến từ dòng họ với truyền thống nối dõi, thợ đóng sách độc lập, các nhà sưu tập hoặc nhân vật hoàng gia. Lý do mình đề cập cả các nhà sưu tập bởi vì họ đã đặt rất đóng rất nhiều sách theo gu thẩm mỹ của họ, và có lẽ mình đã nói, để đóng và bọc nguyên cả một thư viện như vậy thì chỉ có những người rất giàu có và quyền lực mới có thể thực hiện.

I. Các nghệ nhân Pháp

1. Jean Grolier (Tk16)

Jean Grolier (1479-1565) là một nhà sưu tập người Pháp. Còn được mệnh danh là "Hoàng tử Biblophile" ông sở hữu thư viện tư nhân lớn nhất thời bấy giờ, và có lẽ tới rất lâu về sau, với hơn 3000 cuốn sách được đóng cực kỳ tinh xảo. Ông sinh sống ở Ý trong một thời gian dài, và từ đó ông có những người bạn là người điều hành xưởng in sách nổi tiếng nhất thời đó, đáng nói nhất là Aldus Manutius với nhà in Aldine. Sách của ông vì vậy cũng có ảnh hưởng rất nhiều từ lối trang trí bên Ý.
Grolier (ngồi) bên cạnh Aldus Manutius.
Grolier (ngồi) bên cạnh Aldus Manutius.
Ông chiêu mộ được rất nhiều những người thợ tài giỏi để thực hiện đóng các cuốn sách cho ông, ví dụ như Claude de Picques, Jean Picard, và một người thợ ẩn danh được gọi là Fleur-de-lis.
Một số các cuốn sách được đóng cho Grolier bởi nghệ nhân Jean Picard. Ảnh : <a href="http://www.cyclopaedia.org/picard-8/picard-8.html">Jean Picard 1540-1543 (cyclopaedia.org)</a>
Một số các cuốn sách được đóng cho Grolier bởi nghệ nhân Jean Picard. Ảnh : Jean Picard 1540-1543 (cyclopaedia.org)
Đặc trưng của các cuốn sách trong thư viện của Grolier (cũng là phong cách thiết kế sách đặc trưng của ông) là các đường ruy băng đơn giản chạy đan xen vào nhau với các họa tiết bo góc hoa lá xung quanh hình trung tâm. Sau này thiết kế được phát triển thêm thành các đường nét ruy băng vòng cung cầu kỳ, được bao quanh các họa tiết kiểu Ả Rập. Chúng có thể được mạ vàng hoặc sơn màu. Các mẫu thiết kế của ông được các xưởng đóng sách thời đó "đạo" lại nhiều nhất, đủ để bạn hiểu tầm ảnh hưởng của ông. Ngoài ra, các cuốn sách của ông thường được mạ dòng chữ này ở bìa : "Grolieri et Amicorum" - "Cuốn sách thuộc sở hữu của Grolier và những người bạn".

2. Le Gascon (Tk 17)

Le Gascon là một nghệ nhân đóng sách bí ẩn người Pháp, hoạt động bắt đầu từ năm 1620-1653. Gọi là bí ẩn vì không thể truy xuất ra thân phận thực của ông, cái tên Le Gascon chỉ là biệt hiệu của ông đặt nên (có lẽ là nơi ông sinh ra). Một số còn nghi ngờ sự tồn tại của ông.
Các tác phẩm của ông xuất chúng tới mức các nghệ nhân đóng sách khác gọi ông là nhà đóng sách vĩ đại nhất mọi thời kỳ. Và dĩ nhiên theo sau chân của ông cũng có nhiều người bắt chước phong cách.
Tác phẩm của Le Gascon với lối trang trí Fanfare. Ảnh : <a href="http://www.cyclopaedia.org/picard-8/picard-8.html">cyclopaedia.org</a>
Tác phẩm của Le Gascon với lối trang trí Fanfare. Ảnh : cyclopaedia.org
Cuốn sách phía trên đóng vào năm 1638 bởi Le Gascon, sử dụng lối trang trí Fanfare. Đây là một kiểu trang trí bắt đầu từ gia đình Éve (Nicholas & Clovis Éve), với họa tiết mạ vàng tràn bìa, cấu tạo từ các dải dây hình học và họa tiết hoa lá phủ kín bên trong. Le Gascon được cho rằng đã làm thợ đóng sách cho họ một khoảng thời gian, và học được cách thức trang trí này ở đó. Tuy nhiên chất lượng và độ tinh xảo của ông tốt hơn nhà Éve rất nhiều.
Cuốn sách do nghệ nhân Le Gascon thực hiện, với phong cách trang trí Pointillé. Ảnh : Cuốn sách Bookbinding : It's Background and Techniques của Edith Diehl
Cuốn sách do nghệ nhân Le Gascon thực hiện, với phong cách trang trí Pointillé. Ảnh : Cuốn sách Bookbinding : It's Background and Techniques của Edith Diehl
Phong cách trang trí sách đặc trưng nhất của Le Gascon có tên là Pointillé, do chính ông sáng tạo. Đặc điểm của phong cách này là việc sử dụng dụng cụ họa tiết được cắt thêm thành các đường chấm bi, tương tự như cách trang trí cạnh gauffered. Bố cục trang trí thường là 4 góc bìa hình tam giác với phần trung tâm sách hình thoi.
Cận cảnh họa tiết pointille của Le Gascon. Ảnh : <a href="http://cyclopaedia.org/bookbinders/gascon.html">Le Gascon (cyclopaedia.org)</a>
Cận cảnh họa tiết pointille của Le Gascon. Ảnh : Le Gascon (cyclopaedia.org)

3. Samuel Mearne (Tk 17)

Samuel Mearne (1624 - 1683) là một nhà xuất bản, người bán sách và một thợ đóng sách người Anh. Ông được bổ nhiệm là thợ đóng sách và nhà xuất bản hoàng gia cho vua Charles II. Mặc dù có lối đóng riêng biệt được đặt theo tên ông, tuy nhiên thực hư lại bị tranh cãi rất nhiều bởi đa số mọi người nghĩ ông là một nhà xuất bản chứ không phải thợ đóng sách. Kiểu đóng do ông (hoặc ít nhất từ xưởng của ông) sáng tạo có tên là Cottage (Cottage roof), là một kiểu trang trí mang đậm chất Anh, với rất nhiều biến thể được thực hiện cho tới tận thế kỷ 19, một trong những phong cách tồn tại lâu nhất trong ngành đóng sách.
Sách Cầu nguyện chung (Common prayer) được Mearne đóng cho vua Charles II (1669). Ảnh : <a href="https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Book_of_Common_Prayer_-_Upper_cover_(7f13).jpg">File:Book of Common Prayer - Upper cover (7f13).jpg - Wikimedia Commons</a>
Sách Cầu nguyện chung (Common prayer) được Mearne đóng cho vua Charles II (1669). Ảnh : File:Book of Common Prayer - Upper cover (7f13).jpg - Wikimedia Commons
Đặc điểm của lối trang trí Cottage đó là một dải ruy băng hình chữ nhật (thường khác màu da bọc) chạy dọc theo bìa, với 2 cạnh trên dưới dang rộng ra tạo thành hình mái nhà, xung quanh đó là các họa tiết hoa lá nhỏ kiểu Pháp.

4. Antoine Michel Padeloup (Tk 18)

Antoine Michel (1685-1758) sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm sách lâu năm. Ông được kế thừa kỹ năng từ cha mình và nhận được chức danh Reliure du Roi (Thợ đóng sách cho nhà vua) cho vua Louis XV vào năm 1733. Ông được biết đến bởi cả kỹ năng dựng cấu trúc chắc chắn lẫn kỹ thuật trang trí đỉnh cao của mình. Ông có gu thẩm mỹ khá mở và thường kết hợp các yếu tố trang trí của nhiều trường phái khác nhau. Ông cũng nổi tiếng với việc trang trí phần mép trong của bìa, gọi là Dentelle* (Không nên nhầm với kiểu dentelle phía bìa trong bởi reliure du roi trước ông, Luc Antoine Boyet).
<i>Methode tres aisee pour Apprendre L'Orthographie&nbsp;</i>- Paris. J. Josse 1726, đóng bởi Padepoup. Chú ý cạnh dentelle trong hình bên phải. Ảnh : <a href="http://www.cyclopaedia.org/18c-ateliers/padeloup.html">Antoine Michel Padeloup (cyclopaedia.org)</a>
Methode tres aisee pour Apprendre L'Orthographie - Paris. J. Josse 1726, đóng bởi Padepoup. Chú ý cạnh dentelle trong hình bên phải. Ảnh : Antoine Michel Padeloup (cyclopaedia.org)
4 cuốn sách được đóng tại xưởng của Padeloup. Ảnh : <a href="http://www.cyclopaedia.org/18c-ateliers/padeloup.html">Antoine Michel Padeloup (cyclopaedia.org)</a>
4 cuốn sách được đóng tại xưởng của Padeloup. Ảnh : Antoine Michel Padeloup (cyclopaedia.org)
Antoine Michel Padeloup rất thành thục một lối trang trí rất đặc biệt của riêng ông, đó là lối Mosaic. Được lấy cảm hứng từ họa tiết gốm sứ, lối trang trí này tạo nên bởi việc ghép/ đắp các miếng da khác màu (gọi là onlays) lên trên bề mặt da, sắp xếp chúng như các miếng gạch lát sàn. Các họa tiết sẽ có đường nét mạ vàng bao quanh, và lấp đầy ở bên trong với họa tiết chấm bi. Việc sử dụng onlay đã có từ thế kỷ 16, nhưng đến giờ nó mới thực sự được hoàn thiện dưới bàn tay của ông. Dù vậy, các nhà sưu tầm thời đó có vẻ không mấy mặn mà mấy với kiểu trang trí này, cho rằng nó không đủ độ sang trọng (nhưng mà như mình là cực mê á XD).
Office de la semaine de sainte, Paris 1712, được đóng theo kiểu mosaic bởi Padeloup. Ảnh : <a href="http://www.cyclopaedia.org/mosaique/padeloup-9.html">Antoine-Michel Padeloup and the Régent, Philippe, Duke of Orléans (cyclopaedia.org)</a>
Office de la semaine de sainte, Paris 1712, được đóng theo kiểu mosaic bởi Padeloup. Ảnh : Antoine-Michel Padeloup and the Régent, Philippe, Duke of Orléans (cyclopaedia.org)
Ngoài làm các công việc cho nhà vua ra thì ông còn đóng cho rất nhiều các nhà sưu tập tiếng tăm thời bấy giờ. Ông là người đầu tiên "ký" vào sách mình đóng với dòng thông tin ghi tên và địa chỉ xưởng của ông.
<i>Relié par Padeloup le juene place de la Sorbonne à Paris (Đóng bởi Padeloup con tại Sorbonne, Paris). Ảnh : </i><a href="http://www.cyclopaedia.org/18c-ateliers/padeloup.html">Antoine Michel Padeloup (cyclopaedia.org)</a>
Relié par Padeloup le juene place de la Sorbonne à Paris (Đóng bởi Padeloup con tại Sorbonne, Paris). Ảnh : Antoine Michel Padeloup (cyclopaedia.org)

5. Nicolas Denis Derome - Derome le jeune (Tk18)

Nicolas Denis Derome (1731-1788), hay được biết đến là Derome le jeune (Derome trẻ) là người Pháp hoạt động trong ngành đóng sách từ năm 1758 đến 1788 khi ông qua đời. Ông được bầu là Gardes en Charge (hội trưởng?) của hội nghệ nhân đóng sách thành phố và đại học tại Paris (Master Binders and Guilders of the City and University of Paris). Thiết kế bìa của ông nổi tiếng với sự thanh thoát và nhã nhặn, có thể so sánh với Padeloup của thời trước (Padeloup qua đời khi Derome mới bước chân vào ngành sách). Thực tế là Derome đã mua các dụng cụ của chính Padeloup khi ông qua đời, lý giải sự tương đồng trong dụng cụ. Derome nổi tiếng với kiểu trang trí Dentelle (cũng bắt nguồn từ Padeloup).
2 cuốn sách do Derome đóng và trang trí kiểu dentelle. Ảnh : <a href="http://www.cyclopaedia.org/18c-dentelles/derome-2.html">Eighteenth Century Relieurs - Nicolas Denis Derome - According to the Experts. (cyclopaedia.org)</a>
2 cuốn sách do Derome đóng và trang trí kiểu dentelle. Ảnh : Eighteenth Century Relieurs - Nicolas Denis Derome - According to the Experts. (cyclopaedia.org)
Đặc trưng của lối trang trí này đó là các họa tiết ren lá, hoa, nhụy, vòng tròn phối hợp thành các khối hình tam giác chạy quanh rìa của bìa và hướng vào phía trung tâm. Nó có lẽ được Padeloup lấy cảm hứng từ nghệ thuật thêu thùa. Một trong những biến đổi của Derome đó là sử dụng họa tiết hình chú chim đang sải cánh, gọi là dentelle á l'oiseau.
Cuốn sách do Derome đóng và trang trí theo kiểu dentelle á l'oiseau, thuộc sự sở hữu của vua George III nước Anh. Ảnh : British Library Database of Bookbindings C6a.
Cuốn sách do Derome đóng và trang trí theo kiểu dentelle á l'oiseau, thuộc sự sở hữu của vua George III nước Anh. Ảnh : British Library Database of Bookbindings C6a.
Cận cảnh các họa tiết của Derome, trong đó có họa tiết chim (dj-4). Ảnh : <a href="http://www.virtual-bookbindings.org/derome-pompadour/derome-bnf-page-14.html">Virtual Bookbindings - Derome le jeune - Pompadour - page 14 (virtual-bookbindings.org)</a>
Cận cảnh các họa tiết của Derome, trong đó có họa tiết chim (dj-4). Ảnh : Virtual Bookbindings - Derome le jeune - Pompadour - page 14 (virtual-bookbindings.org)
Derome có một tật rất xấu mà mình phải nhắc đến, đó là xén lõi sách một cách bừa phứa. Nhiều cuốn tệ đến mức bị chém hẳn vào phần chữ! Đây là lý do khiến mình rất cân nhắc không biết có nên đề cập ông tại đây không :)).

6. Roger Payne (Tk 18)

Roger Payne (1738 - 1797) là thợ đóng sách người Anh. Ông là người mang tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành đóng sách tại Anh vào thế kỷ 18. Người ta nói rằng phía Anh Quốc có lẽ không có đến nổi một phong trào, một người thợ đóng sách nào đủ khả năng và sự sáng tạo để tạo nên sự khác biệt, cho đến thời của Roger Payne.
Roger Payne tại xưởng đóng sách của ông. Ảnh : Google
Roger Payne tại xưởng đóng sách của ông. Ảnh : Google
Ông là đánh giá là một nhân vật rất đa tài, nhưng đi cùng đó là tính cách khá lạ thường và tật xấu của ông với việc uống đồ có cồn :)). Ông hợp tác với nhà sách của Thomas Payne (không cùng họ hàng), có tiếng nhất tại Anh thời bấy giờ. Roger Payne nổi tiếng là một người thợ thủ công tài ba. Các cuốn sách của ông không chỉ được đóng với cấu trúc tuyệt vời mà còn được trang trí với với kỹ thuật đỉnh cao, cùng với gu thẩm mỹ độc đáo. Các cuốn sách thường được ông khâu với chỉ lụa, bọc da dê màu đỏ, khớp da và có doublure trang trí cầu kỳ.
Antiquitates Prioratus Majoris Malverne (1725), đóng bởi Roger Payne, bọc bằng da dê Nga. Ảnh : <a href="http://www.booktryst.com/2011/09/royal-roger-payne-in-binding.html">BOOKTRYST: A Royal (Roger) Payne in the Binding</a>
Antiquitates Prioratus Majoris Malverne (1725), đóng bởi Roger Payne, bọc bằng da dê Nga. Ảnh : BOOKTRYST: A Royal (Roger) Payne in the Binding
Roger Payne thường trong tình trạng nghèo kiết xác, dẫn đến việc ông không thể mua các dụng cụ trang trí mà tự làm các dụng cụ đó cho riêng mình. Đó là lý do lối trang trí của ông mang tình thuần Anh Quốc, không phải vay mượn từ bất cứ đâu. Ngoài ra, ông còn được cho là có thể tự nhuộm da của mình, với màu xanh lá rất độc đáo mà chỉ ông mới có. Kết hợp với kỹ năng mạ vàng xuất chúng, bất cứ ai mô phỏng phong cách của ông đều có thể dễ dàng phát hiện, cho dù ông không hề ký tên mình trên các tác phẩm.
MILTON, Paradise Lost (1749). Đóng bởi Roger Payne vào khoảng năm 1766-1780.
MILTON, Paradise Lost (1749). Đóng bởi Roger Payne vào khoảng năm 1766-1780.
Ông thường chú tâm với việc lắng nghe các cuốn sách của mình và đưa ra thiết kế phù hợp cho chúng. Ông thường mạ kín gáy sách và có bìa tương phản với thiết kế đơn giản hơn. Nhưng nếu cần ông có thể phủ kín trang trí vàng lên khắp bìa.
Một cuốn sách khác do Roger Payne thực hiện. Ảnh : Edith Diehl - Bookbinding : It's Background and Techniques.
Một cuốn sách khác do Roger Payne thực hiện. Ảnh : Edith Diehl - Bookbinding : It's Background and Techniques.
Các họa tiết Roger Payne sử dụng thường nhỏ, trải rộng từ các họa tiết hoa, lá, nhụy cho đến các đường tròn, chấm nhiều kích cỡ, bất cứ thứ gì mà ông thấy phù hợp. Hiếm có ai chú tâm tới từng chi tiết trên cuốn sách của mình được như ông.
Ông sống một cuộc sống với nhiều nỗi đau, và mất vào năm 59 tuổi. Vào lúc ông qua đời John Nichols, chủ toàn soạn Gentlement's Magazine đã viết rằng :
"Ông sống với không một đối thủ, và qua đời khi, sợ rằng, không một ai có thể thừa kế..." - "He lived without rival, and died, it is feared, without a successor."

7. Marius Michel (Tk 19)

Marius Michel (1821-1890) là tên gọi được biết đến dành cho Henri François Victor Marius Michel, con trai của thợ đóng sách Jean Michel. Ông sinh sống và làm việc tại Pháp. Cha của ông là một người thợ có kỹ năng rất tốt, nhưng chỉ làm với phong cách cổ điển. Marius Michel (con) nổi tiếng với phong cách táo bạo hơn, và được coi là người tiên phong ngành đóng sách tại Pháp vào thế kỷ 20 về sau. Ông sử dụng các dụng cụ nét cong và nét thẳng để tạo hình các hình dáng hoa lá thay cho việc dùng một dụng cụ khắc họa tiết riêng biệt. Ông cũng là người đầu tiên tuyên bố rằng bìa một cuốn sách nên tuân theo nội dụng của nó, từ màu sắc cho đến thiết kế trang trí.
Denis Diderot, Le neveu de Rameau, đóng và trang trí bởi Marius Michel, 1924. Ảnh : <a href="https://artemisdreaming.tumblr.com/post/746852357/yama-bato-henri-marius-michel-binding">Artemis Dreaming, yama-bato: Henri Marius Michel, binding... (tumblr.com)</a>
Denis Diderot, Le neveu de Rameau, đóng và trang trí bởi Marius Michel, 1924. Ảnh : Artemis Dreaming, yama-bato: Henri Marius Michel, binding... (tumblr.com)
Các cuốn sách do ông thiết kế thường minh họa các loài hoa độc đáo, uốn lượn một cách đầy tự nhiên. Các minh họa này tạo nên bởi kỹ thuật onlays, và mạ chìm (blind tooling) với dụng cụ nét cong và thẳng.
Doublure từ một cuốn sách do Marius Michel thực hiện. Ảnh : Google
Doublure từ một cuốn sách do Marius Michel thực hiện. Ảnh : Google

8. Cobden Sanderson (Tk 19-20)

Cobden Sanderson (1840 - 1922) là một nhà hoạt động nghệ thuật, thợ đóng sách người Anh. Ông nhận thấy rằng một người nên kiếm sống bằng chính đôi tay của bản thân. Ông bỏ nghề luật sư và đi học đóng sách, trong bối cảnh ngành đóng sách đã trở nên yếu thế trước sự lên ngôi của cuộc cách mạng công nghiệp. Là bạn với William Morris, nhà tiên phong phong trào Art & Crafts vào nửa cuối thế kỷ 19, Cobden Sanderson đã đưa phong trào này tới ngành đóng sách và trở thành một trong những người gây ảnh hưởng nhất vào thời gian đó, và có lẽ cho tới hiện tại.
Ông mở một xưởng đóng sách cho riêng mình vào năm 1884, sản xuất ra các tác phẩm vượt trội so với các thợ đóng sách cùng thời. Các cuốn sách do ông đóng có cấu trúc tuyệt vời và trang trí được đẩy đến độ hoàn mỹ, với các thiết kế rất thanh nhã.
The story of Sigurd the Volsung and the fall of the Niblungs / bởi William Morris. Được Cobden Sanderson đóng năm 1889. Ảnh : <a href="https://www.themorgan.org/printed-books/72041">The story of Sigurd the Volsung and the fall of the Niblungs / by William Morris. | Printed Books | The Morgan Library &amp; Museum</a>
The story of Sigurd the Volsung and the fall of the Niblungs / bởi William Morris. Được Cobden Sanderson đóng năm 1889. Ảnh : The story of Sigurd the Volsung and the fall of the Niblungs / by William Morris. | Printed Books | The Morgan Library & Museum
Cobden Sanderson nổi tiếng với việc tạo ra các thiết kế bắt mắt chỉ với việc sử dụng các dụng cụ đơn giản. Các dụng cụ mang họa tiết hoa ông sử dụng là do tự ông làm, lấy cảm hứng từ các loài hoa tự nhiên mà ông thích. Kết quả cho ra là một phong cách mới lạ, mang đặc trưng của riêng ông.
Tập thơ của Dante Gabriel Rossetti, đóng và trang trí bởi Cobden Sanderson. Ảnh : <a href="https://digital.libraries.uc.edu/exhibits/arb/williamMorris/cobden-sanders.php">William Morris - T.J. Cobden-Sanders (uc.edu)</a>
Tập thơ của Dante Gabriel Rossetti, đóng và trang trí bởi Cobden Sanderson. Ảnh : William Morris - T.J. Cobden-Sanders (uc.edu)
Trên nhiều phương diện, có thể nói cụ Cobden Sanderson đã làm điều mà đa số các thợ đóng sách bấy giờ không thể/ không muốn thực hiện. Đó là đi theo những lối đi mới thay vì bám lấy những lối mòn, và dám đương đầu với vô vàn khó khăn trên thị thường đã bị thu hẹp.
Ông đóng cửa xưởng đóng sách của mình vào năm 1893, để mở xưởng đóng Doves Bindery, dành cho việc đóng sách cho nhà in Doves Press của William Morris. Ông không còn trực tiếp đóng, nhưng vẫn tham gia trong việc thiết kế và giám sát các sản phẩm. Ông có một số học trò ruột, và nổi tiếng nhất trong đó là Douglas Cockerell, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Bookbinding and the Care of Books, người tiếp bước ông sau này.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kết bài, mình xin muốn được ca ngợi lần nữa những nhân vật được kể trên. Các tác phẩm của họ đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ thợ đóng sách, nhà sưu tập và người yêu sách nói chung. Nghề đóng sách là một ngành thủ công, nghệ thuật có lịch sử rất lâu đời. Một người thợ khi bắt đầu học nên tìm hiểu kỹ những phát triển trong lịch sử, văn hóa này. Ngày nào đó mình cũng rất mong những người Việt Nam có thể ghi tên mình vào trong dòng lịch sử đóng sách, dù lớn hay nhỏ. Chính bản thân mình cũng đang rất nỗ lực để đạt được điều đó.
Và thêm nữa, các thông tin mình thu thập trong bài được lấy từ rất nhiều nguồn : sách, báo, tập chí và cả nhận xét cá nhân. Nó còn thiếu nhiều và hãy tự nhiên nếu bạn có nhận xét, thắc mắc nhé!
T.T.H