“One must imagine Sisyphus happy.” - Albert Camus,  Le Mythe de Sisyphe, 1942 - The Internet, 2023.
Năm 1942, Camus để lại dấu ấn của mình vào dòng sự kiện của lịch sử của triết học hiện sinh nói riêng và thế giới nói chung với chủ nghĩa phi lý. Gần một thế kỷ sau, làn sóng hiện sinh của Camus một lần nữa được thổi vào Internet.
Vậy Albert Camus là ai, chủ nghĩa phi lý là gì và tại sao chúng ta phải cho rằng Sisyphus đang hạnh phúc?
Với Camus, chủ nghĩa phi lý (absurdism) luôn hiện hữu trong các tác phẩm của ông, có thể kể đến như The Stranger (1942), The Fall (1956), A happy death (1971) và ấn phẩm quan trọng nhất - bài essay mang tên The myth of Sisyphus (1942). Trong đó, Camus khai thác sâu hơn chủ đề của cuộc sống và tính phi lý của nó. 
Chủ nghĩa phi lý của ông có thể được hiểu như mâu thuẫn của con người lý tính và vũ trụ lãnh đạm, vô nghĩa (indifference). Trong đó, con người là sinh vật luôn luôn cố gắng đi tìm một ý nghĩa cho sự tồn tại của mình (tiêu biểu là qua các hình thức đức tin, tín ngưỡng, etc. More on this later) còn vũ trụ là một thực thể lạnh lẽo, trống rỗng và hoàn toàn vô nghĩa, hoặc ít nhất theo ông, dù có ý nghĩa thì chúng ta cũng sẽ không bao giờ tìm được. Sự phi lý đó, có thể hiểu theo từ “absurd” chính là “completely unreasonable”.
Hình dung triết lý của Camus như một con cá, bơi đi bơi lại trong một cái bể cá khổng lồ. Tại sao con cá lại được sinh ra trong bể? Hay có một thế lực vô hình nào đó đã đặt con cá vào bể? Nó sẽ không bao giờ biết vì điều đó nằm ngoài tầm hiểu biết của nó. Nhưng nó vẫn cố bơi đi bơi lại trong cái bể để tìm ý nghĩa cho sự tồn tại của nó, và tất nhiên là không có ý nghĩa nào trong cái bể đó cả. 
Trong The myth of Sisyphus, Camus lấy hình ảnh của chàng Sisyphus, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp vì chơi tiểu xảo với thánh thần mà bị Zeus trừng phạt phải đẩy một hòn đá lên đỉnh đồi để rồi nhìn nó lăn xuống lại, sau đó phải lăn nó lên một lần nữa, một lần nữa, và lần nữa tới vĩnh hằng. 
Nghe quen nhỉ? Không phải mỗi Sisyphus cũng làm đi làm lại một thứ. Chúng ta cũng sinh ra, lớn lên, lặp đi lặp lại việc ăn, ngủ, làm việc, rồi lại ăn, ngủ, làm việc. 
Đối diện trước tình cảnh đó, Camus đề xuất một approach. Nếu cuộc đời đã như vậy rồi thì… chấp nhận nó là thế thôi? Cuộc sống chả có ý nghĩa nào cả, và vì thế con người cũng không bị ràng buộc bởi bất kỳ một cái-gì-có-ý-nghĩa nốt. Suy cho cùng, chúng ta tự do, như con cá tự do bơi trong cái bể của mình, và con cá đó có thể chọn bất kỳ ý nghĩa nào cho sự tồn tại của nó.
“It was as if that great rush of anger had washed me clean, emptied me of hope, and, gazing up at the dark sky spangled with its signs and stars, for the first time, the first, I laid my heart open to the benign indifference of the universe. To feel it so like myself, indeed, so brotherly, made me realize that I’d been happy, and that I was happy still.” - Camus, The Stranger, 1946.
Theo Camus, Sisyphus hoàn toàn nhận thức được sự vô nghĩa của hình phạt này nhưng ông chấp nhận điều đó và xem nó như ý nghĩa của mình. Thái độ bình thản chấp nhận sự phi lý của cuộc đời và nổi dậy trước nó bằng ý nghĩa của bản thân, không để sự vô nghĩa đó làm bản thân mất đi động lực sống là điều Camus muốn nhắn nhủ.
Bởi vậy, ở câu cuối cùng của bài luận, Albert Camus kết thúc sự đọa đày của Sisyphus bằng: 
The struggle itself ... is enough to fill a man's heart. One must imagine Sisyphus happy.