Bạn đang phải đối mặt với một sếp tồi?

Chúng ta dành đến 1/3 thời gian trong ngày để làm việc. Thế nhưng, sếp tối lại là mối ác mộng khiến nhiều người cảm thấy kiệt quệ và bất lực. Theo một khảo sát tại Mỹ năm 2012, 65% người lao động cho biết rằng rời khỏi sếp còn khiến họ vui hơn được tăng lương!
Thực tế, ai trong chúng ta đã từng (hoặc đang) làm việc với một sếp tồi. Dù bạn đang chịu đựng một người sếp thiếu tầm nhìn, quản lý yếu kém, hay đơn giản là không hợp nhau, thì việc làm việc trong môi trường đó thật sự khó chịu.

"Sếp tồi" - Cuốn sách giúp bạn sinh tồn chỗ công sở

Trong cuốn sách Sếp tồi (tựa gốc: Bad Boss), Michelle Gibbings đã chắt lọc những kinh nghiệm quý báu về môi trường công sở, giúp bạn nhìn nhận và đối phó với sếp tồi một cách hiệu quả. Cuốn sách đưa ra ba góc nhìn chính:
Bạn làm việc cho một sếp tồi.
Bạn đang quản lý một sếp tồi.
Bạn vô tình trở thành sếp tồi.
img_0
Mỗi phần sách đều xoay quanh quy trình 4 bước: Đánh giá tình huống → Lập chiến lược → Hành động → Chiêm nghiệm. Nhờ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn động lực, áp lực mà sếp đang gặp phải, đồng thời biết cách đề xuất giải pháp hợp lý.
Cuốn sách còn giới thiệu nhiều mô hình quản trị và giao tiếp hữu ích:
Cách áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào bối cảnh công việc.
5 bước giúp bạn thương lượng với sếp một cách hiệu quả.
Nguyên tắc "3 chữ C" để quản lý căng thẳng trong công việc.

Muốn trở thành sếp tốt, hãy bắt đầu từ chính mình

Không ai muốn mình bị gắn mác "sếp tồi", chỉ là họ chưa biết cách lãnh đạo hiệu quả. Michelle Gibbings đề xuất những nguyên tắc giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn:
Xây dựng 10 thói quen lãnh đạo hiệu quả.
Nhận diện 5 cái bẩy cản trở bạn phát triển.
Biết cách xây dựng đội ngũ đồng hành.
Michelle nhấn mạnh: "Lãnh đạo không được đo lường bằng chức danh, mà bằng tác động của bạn đối với tập thể".

Kết

Sếp tồi không chỉ trích dẫn những sai lầm của các nhà quản lý, mà còn cung cấp những giải pháp thiết thực giúp nhân viên và lãnh đạo cải thiện môi trường làm việc.