Nhiều tín đồ thời trang được xem là nhóm khách hàng mang lại doanh thu cao nhất bao gồm thế hệ Gen-Z và Millenial đang có những động thái cắt giảm nhu cầu mua sắm-sở hữu và chấp nhận một thái độ tiêu dùng hoàn toàn mới: less-is-more.  
Một cửa hàng Louis Vuitton ở Thượng Hải |  Nguồn: Getty Images
Một cửa hàng Louis Vuitton ở Thượng Hải | Nguồn: Getty Images
BEIJING, Trung Quốc -  Tang Yue, một giáo viên 27 tuổi đến từ thành phố Quế Lâm ở phía tây nam Trung Quốc, đã lưu luyến nhìn chiếc váy màu xanh yêu thích của mình và chụp hàng loạt bức ảnh trước khi chọn một bức đẹp nhất trong số để đăng lên kênh bán hàng trực tuyến với khoảng hơn 200 món đồ của cô.
Đối với một quốc gia có dân số ngày càng tăng như Trung Quốc, trận đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế của đất nước với rất nhiều những cá nhân bị ảnh hưởng bởi mất việc làm, nỗi sợ hãi với ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm lông thú, vấn đề cắt giảm lương-buộc thôi việc,... nền kinh tế tiêu dùng đã bắt đầu quay ngược lại nơi bắt đầu. Những người tiêu dùng không còn mua sắm nữa- họ đang bán những vật sở hữu của mình nhiều hơn.
Bị kẹt trong nhà suốt hơn 3 tháng liền, căng thẳng đến mức chỉ có thể tưởng tượng sự sống và an toàn của bản thân cũng vô cùng mỏng manh như đèn treo sợi tóc, giới chuyên gia vốn cho rằng hậu Covid-19 sẽ là thời kỳ mua sắm được đẩy nhanh tốc độ để quay trở lại đường đua hoàn kim, nhưng sự thật không phải như thế. Thay vì trở lại thói quen mua sắm giúp thúc đẩy nền kinh tế thời trang vớn được xem là ông lớn thứ hai thế giới, nhiều người trẻ đang có những động thái cắt giảm nhu cầu mua sắm-sở hữu và chấp nhận một thái độ tiêu dùng hoàn toàn mới: less-is-more.  
Với mức lương hàng tháng của Tang Yue khoảng 7.000 nhân dân tệ (988 USD), cô nàng tín độ nghiện mua sắm này cho biết cô đã mua tất cả mọi thứ xa xỉ và đắt đỏ từ son Chanel đến iPad mới nhất của hãng Apple trong ba năm qua.
Nhưng cơn sốt adrenaline đi kèm với việc mua sắm lãng phí và nhàm chán đã biến mất, Tang Yue - người vốn có tiền lương ổn định nay đã bị cắt giảm bằng việc đình chỉ tất cả các lớp về quản lý du lịch mà cô thường dạy.
"Sự bùng phát dịch coronavirus là một hồi chuông cảnh tỉnh", cô nói. "Khi tôi nhìn thấy sự sụp đổ của rất nhiều ngành công nghiệp, tôi nhận ra rằng tôi không có bất kỳ bộ đệm tài chính nào nên nếu điều gì đó không may xảy ra với tôi, tôi không có cách xoay sở và tồn tại."
Không có gì đảm bảo rằng xu hướng less-is-more sẽ tiếp tục một khi khủng hoảng coronavirus kết thúc, nhưng nếu nó xảy ra, nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành tiêu dùng của Trung Quốc và làm tổn thương hàng ngàn doanh nghiệp từ các nhà bán lẻ lớn đến các nhà hàng, phòng tập thể dục và thẩm mỹ viện.
Theo các số liệu thu thập được về doanh thu các ngành kinh doanh sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ, có những dấu hiệu cho thấy trạng thái bị dồn nén mua sắm trong thời gian dài sẽ thúc đẩy chi tiêu tăng vọt khi chính quyền cho phép mở cửa trung tâm thương mại, địa điểm giải trí và điểm du lịch. Ở Hàn Quốc, là nơi đầu tiên ngoại trừ Trung Quốc ghi nhận số liệu mua sắm tăng mạnh sau khi bị virus tấn công. Mọi người đã đến trung tâm mua sắm vào cuối tuần để mua sắm thỏa thích bù đắp cho khoảng thời gian phải ở nhà vì lệnh phong tỏa cả thành phố. 
Cũng có một số dấu hiệu cho thấy xu hướng tương tự sẽ diễn ra ở Trung Quốc, nơi một số trung tâm thương mại cao cấp đang bắt đầu bận rộn với lượng khách hàng đông đảo, mặc dù công ty kinh doanh mặt hàng xa xỉ Kering SA - công ty sở hữu thương hiệu Gucci, Balenciaga và các thương hiệu thời trang khác - cho biết rất khó để dự đoán làm thế nào hoặc khi nào doanh số bán hàng ở Trung Quốc có thể quay trở lại như trước khi xảy ra dịch bệnh.
Một khảo sát gần đây của McKinsey & Co cho thấy khoảng 20% đến 30% số người được hỏi ở Trung Quốc cho biết họ sẽ tiếp tục thận trọng, tiêu dùng và mua sắm ít hơn một chút hoặc trong một vài trường hợp, họ sẽ tuân thủ nguyên tắc tối giản: less is more.
Mark Tanner, giám đốc điều hành của China Skinny - công ty tư vấn nghiên cứu và tiếp thị có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: "Việc phong tỏa quốc gia đã góp phần làm người tiêu dùng có rất nhiều thời gian rảnh rỗi và ở nhà. Đó cũng là lý do để tự phản ánh và xem xét điều gì là quan trọng nhất đối với cuộc sống của họ.''
"Với nhiều thời gian rảnh rỗi ở nhà, người tiêu dùng cũng có nhiều thời gian và lý do hơn để sắp xếp lại những thứ họ không cảm thấy cần thiết nữa - vì vậy ta sẽ không nhìn thấy những khung cảnh mọi người sống chen chúc trong những căn hộ chung cư bừa bộn và ngập đầy trong hàng hóa nữa."
#Đồ dùng
Tang Yue đã tạo ra một bảng tính quản lý dữ liệu bán hàng nhằm theo dõi gần 200 sản phẩm mỹ phẩm và hàng trăm bộ quần áo của cô. Sau đó, cô sẽ tiến hành đánh dấu một vài bộ đồ thật sự cần thiết và tiện dụng bằng màu đỏ và sau đó giữ lại chúng. Trong hai tháng qua, cô đã bán tất cả các mặt hàng mà mình không có nhu cầu sử dụng nữa, thu lại một khoảng tiền trị giá gần 5.000 nhân dân tệ trên các chợ đồ cũ trực tuyến.
Săn lùng mặc cả trên thị trường kinh doanh thời trang trực tuyến đã trở thành một thói quen mới đối với một số người Trung Quốc khi sự kỳ thị về hàng hóa đã qua sử dụng bắt đầu mờ nhạt dần.
Người phát ngôn từ công ty mẹ của Idle Fish đã nói với Reuters:''Idle Fish, trang web trực tuyến chuyên bán các mặt hàng đã qua sử dụng lớn nhất của Trung Quốc đã đạt được khối lượng giao dịch hàng hóa kỷ lục trong tháng 3 này.'' 
Các nhà nghiên cứu chính phủ dự đoán rằng các giao dịch cho hàng hóa đã qua sử dụng ở Trung Quốc có thể dẫn đầu doanh thu đến 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (141 tỷ USD) trong năm nay.
Các bài viết với hashtag #ditchyourware đã có xu hướng phổ biến trên nhiều kênh phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc trong những tuần gần đây, thu hút hơn 140 triệu lượt xem.
Jiang Zhuoyue, 31 tuổi, là kế toán tại một công ty y học cổ truyền Trung Quốc ở Bắc Kinh - một trong số ít các ngành công nghiệp có thể được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng - cũng đã quyết định chuyển sang một cuộc sống đơn giản hơn với ít đồ dùng và vật sở hữu hơn.
Jiang nói: "Tôi đã từng mua sắm quá nhiều và có thể dễ dàng bị thu hút bởi những chiến dịch và chương trình giảm giá". "Một lần Sephora đồng loạt giảm 20% cho tất cả các sản phẩm, sau đó tôi đã mua rất nhiều mỹ phẩm vì tôi cảm thấy mình sẽ bị mất tiền nếu không mua những món hời ấy."
Jiang, mẹ của một em bé 9 tháng tuổi, cho biết gần đây cô đã bán gần 50 mảnh quần áo đã qua sử dụng vì việc phong tỏa cách ly đã cho cô đủ thời gian rảnh rỗi và cơ hội ở nhà để dọn dẹp mọi thứ. "Nó cũng cho tôi cơ hội suy nghĩ lại về những gì thiết yếu đối với tôi và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính", cô nói.
Eleven Li, một tiếp viên hàng không 23 tuổi, cho biết cô từng tiêu tiền của mình vào tất cả các loại mặt nạ, đồ ăn nhẹ, vé xem hòa nhạc và hoạt động truyền thông xã hội, nhưng hiện tại không có cách nào để lãng phí cho những thứ đó nữa.
Li nói: "Tôi vừa tìm được một công việc mới vào cuối năm ngoái, sau đó COVID-19 đã xuất hiện và tôi đã không thể xoay trở cuộc sống của mình như những nhân viên kỳ cựu có sổ tiết kiệm. Kể từ khi phải thực hiện cách ly xã hội, tôi không nhận được tiền lương trong suốt khoảng thời gian đó và ngành hàng không dường như cũng tê liệt hoàn toàn."
Một số người thậm chí phải bán thú cưng của họ, vì họ đang cân nhắc việc rời khỏi các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải - nơi chi phí sinh hoạt cao chót vót và đồng lương hiện tại của họ không thể chi trả nổi.
Chúng ta không thể trở về lối cũ?
Khi coronavirus dần được khống chế ở Trung Quốc, ánh sáng trở về với đất nước đông dân nhất thế giới, chính phủ đang dần trả các thành phố lớn trở về cuộc sống kinh tế thường nhật. Lệnh phong tỏa và cách ly xã hội được thu hồi, khắc phục hạn chế các hình thức vận chuyển, khuyến khích người tiêu dùng quay trở lại trung tâm thương mại và nhà hàng bằng cách đưa ra các phiếu mua hàng trị giá hàng tỷ đồng, trị giá từ 10 nhân dân tệ đến 100 nhân dân tệ.
Nhưng nhiều người nói rằng họ vẫn lo lắng về sự bảo đảm trong công việc và vấn đề cắt giảm lương - nhân lực vẫn đang ám ảnh họ vì ai cũng hiểu nền kinh tế quốc gia đang gặp những khó khăn nhất định. Doanh số bán lẻ mỗi tháng trên toàn quốc đã giảm mạnh trong năm nay.
Xu Chi, một nhà phân tích chiến lược cấp cao cho Zhongtai Securities có trụ sở tại Thượng Hải cho biết một số người tiêu dùng Trung Quốc có thể chứng minh rất rõ về ' Lý thuyết thói quen sử dụng ngày thứ 21 ' - một đề xuất khoa học phổ biến chỉ ra rằng mỗi người chỉ mất khoảng 21 ngày để thiết lập thói quen mới.
Xu nói: "Chúng tôi tin rằng mô hình chi tiêu của mọi người tuân theo lý thuyết nổi tiếng đó, có nghĩa là hầu hết người Trung Quốc đã ở nhà hơn một tháng và không mua sắm và rất có thể họ sẽ bỏ thói quen đó, không quay lại theo cách cũ nữa."
Jiang cho biết cô quyết tâm không quay trở lại với những cách chi tiêu tự do của mình như trước đây và sắp tới cô sẽ lên kế hoạch nấu ăn tại nhà.
"Tôi sẽ chuyển sang sử dụng phân khúc các loại hàng hóa rẻ hơn thay vì lựa chọn một số thương hiệu xa xỉ," cô nói. "Tôi sẽ chọn điện thoại thông minh của Huawei, bởi vì (Apple) iPhone có quá nhiều thương hiệu cao cấp."
Tang, người gần đây đã sử dụng 100 nhân dân tệ phiếu mua sắm để dự trữ thực phẩm cho biết cô sẽ giữ các chuỗi phiếu mua sắm đó trong những lần kế tiếp và tiếp tục sử dụng chúng. 
"Tôi đã ra đặt ngân sách chi tiêu hàng tháng của mình ở mức 1.000 nhân dân tệ", cô nói. "Bao gồm một - và chỉ một - cho mỗi món hàng."
Tác giả Ryan Woo và Lusha Zhang; 
Biên tập: Bill Rigby
Chuyển ngữ: Hoàng Thy