Sách trong năm 2017
Trước hết thì em xin xưng là "em" trong đây, bởi em biết là ở đây đại đa số là các anh/chị/cô/chú/bác, đều là các bậc tiền bối của...
Trước hết thì em xin xưng là "em" trong đây, bởi em biết là ở đây đại đa số là các anh/chị/cô/chú/bác, đều là các bậc tiền bối của em cả ( em mới lớp 10 ), và vì tuổi còn nhỏ, học hành thì cũng lên lớp đầy đủ nhưng có hơi đần, có chỗ nào sai hay thiếu sót mong mọi người chỉ bảo thêm cho em, để em sửa, em học tiếp, em cảm ơn ạ.
Cảm ơn trời, cảm ơn đất, cảm ơn em của ngày hôm nào đó vô tình ghé vô đây, vì Spiderum có ý nghĩa vô cùng với em, không phải em nịnh đầm ai nhưng là sự thật, em đã chới với biết chừng nào, giờ vẫn chới với nhưng đỡ hơn nhiều. Không phải chỉ bởi em học được ở đây nhiều thứ, mà quan trọng nhất nhất là ở đây khiến em lạc quan. Nhờ có Spiderum em đã hạn chế đọc báo lá cải với hàng loạt tin tức cướp giết hiếp rùng rợn đến rụng rời, nhờ có Spiderum mà em đã biết nhiều thiệt nhiều những người có tài năng, học thức, hài hước, sáng tạo, nhờ có Spiderum mà em yêu đời, vui vẻ, và rất rất nhiều lý do khác nữa. Em chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ viết bài gì đăng lên đây, vì em đã dốt nhưng còn hay dấu dốt, sợ đủ thứ, sợ bài viết nhạt nhẽo, sợ không hay, sợ viết tào lao, ... nhưng nghĩ riết thôi cứ thử, không ai đọc thì em đọc, gom hết cản đảm để viết bài đăng lên ( nghe có khoa trương lố bịch thật nhưng em nói thật vì tính em rất ù lì, lại nhát cáy, cả năm phát biểu được đôi ba lần, phong trào cũng hiếm tham gia ).
À đó chỉ là đôi dòng em rào trước đón sau, bài này em muốn viết về những cuốn sách em đọc trong năm qua đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Nói như chị Hiền Trang thì em là " một độc giả rất tầm thường ", cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, những cuốn em đọc không cao siêu, có đôi cuốn mọi người đã thấy quen mắt, nếu thâý gu đọc của em chán quá thì em cũng không biết nói gì hơn, mong mọi người có tựa sách gì hay mà không nặng về kiến thức chuyên môn thì giới thiệu em với. Năm qua em chỉ đặt mục tiêu là 25 cuốn, vì em cũng mới đọc sách lại và năm rồi em phải ôn thi HSG xong lại đến thi cấp 3. Vậy mà ngót nghét đến bây giờ đã được 50 cuốn, có những cuốn mỏng, vài cuốn dày, vài cuốn đọc không hiểu, vài cuốn muốn đọc lại quài, là những cuốn dưới đây :
1. Tuổi thơ dữ dội
Sông Ô Lâu trắng đôi bờ tóc lau, hát lời thề chiến đấu đến bạc đầu.
Sau khi đọc xong cuốn này chỉ muốn đập mình mấy vài phát, không biết trong suốt bao nhiêu năm trước tại sao không đọc cuốn này. Trong văn học Việt Nam, em mạn phép xếp vào loại kinh điển, chí ít thì em cũng thấy vậy.
Truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân.
Sau khi gấp cuốn sách lại, em thấy lòng mình thiệt là rộn rã, tự hào có, hạnh phúc có, buồn cũng có, thương cũng có. Đọc đến dòng mà Mừng nói : " Anh đừng nghi em là Việt gian nữa hí " mà cái đứa cảm xúc cằn cỗi là em thấy cay xè, sao trên đời lại có người trong sáng như thế, tấm lòng sao lại đẹp đến thế ...
Truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân.
Sau khi gấp cuốn sách lại, em thấy lòng mình thiệt là rộn rã, tự hào có, hạnh phúc có, buồn cũng có, thương cũng có. Đọc đến dòng mà Mừng nói : " Anh đừng nghi em là Việt gian nữa hí " mà cái đứa cảm xúc cằn cỗi là em thấy cay xè, sao trên đời lại có người trong sáng như thế, tấm lòng sao lại đẹp đến thế ...
2. Chiến tranh không có một gương mặt phụ nữ
"Cùng chúng tôi có một nữ điện báo viên. Cô vừa sinh dậy. Đứa bé còn rất nhỏ, phải cho bú. Nhưng người mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc. Bọn SS ở rất gần… Với cả chó. Nếu chúng nghe được, thì chúng tôi chết hết. Cả đội. Ba chục người… Cô hiểu không?Chúng tôi có một quyết định…Không ai dám truyền đạt lệnh của người chỉ huy, nhưng tự người mẹ đoán ra. Cô nhận đứa bé địu trên người xuống nước và giữ hồi lâu… Đứa bé không còn rống lên nữa. Nó đã chết. Và chúng tôi không ai dám ngước mắt lên nữa. Về phía người mẹ, và về bất cứ người nào trong chúng tôi…"
Đây là cuốn đầu tiên em mua của nxb Tao Đàn ( về sau em có mua cuốn Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội của Nguyễn Bính, thiệt tình em không hiểu lắm, em chỉ thấy được cái sự trưởng giả, ích kỉ của số ít đàn ông, còn sách Tao Đàn em thấy bìa ngộ ngộ, không cảm nhận được nghệ thuật nên em chỉ thấy dị ). Còn cuốn Chiến tranh không có một gương mặt phụ nữ thì em mê lắm. Em rất thích đọc về chiến tranh, vì em sinh ra ở thời bình, em là con cháu của người thắng trận, em tò mò không biết chuyện gì đã xảy ra nên ra sức tìm kiếm, thứ em muốn biết là hình ảnh con người trong những hoàn cảnh ấy. Em biết đó là quá khứ, trước mỗi sự việc thì mỗi người lại có cái nhìn khác nhau, mà giờ có quay lại cũng không phân bua được kẻ đúng người sai, chỉ biết rằng chiến tranh là man rợ. Rồi được nghe nhiều về các con số và sự kiện, nghe sao mà khô khan quá, thế nên em mới đâm ra say mê những tiểu thuyết về chiến tranh. Cuốn sách này không phải tiểu thuyết hay truyện dài mà là một cuốn sách ghi chép lại các cuộc nói chuyện với các nữ cựu chiến binh. Quả như tác giả viết, ở đây không có anh hùng, chỉ có những con người bị xoáy vào công việc phi nhân tính của nhân loại. Chiến tranh dưới con mắt của phụ nữ mang một màu sắc khác, màu sắc của xúc cảm, của tình người, của cái phần nữ tính trỗi dậy. Ngập trong cuốn sách là hình ảnh của những người phụ nữ với muôn vàn những câu chuyện khác nhau, thật may vì họ có can đảm để kể câu chuyện về chính cuộc đời mình, em luôn nghĩ nó thật khó khăn khi nói về điều ấy, vì trong số họ, có người sau chiến tranh đã không dám mua thịt, không dám đụng vào điện, đã mất đi đứa con đầu lòng, có người mãi mãi không bao giờ được làm mẹ,... Chiến tranh là mảng kí ức đen tối mà họ muốn dấu đi, đôi khi chỉ vì những nỗi sợ rất đàn bà rằng : Nếu biết mình từng tham gia chiến tranh, ai sẽ lấy mình ? Nó làm em thấy buồn và buồn nôn, bởi em cảm thấy ngợp ngụa trong mùi máu, mùi súng đạn, mùi của sự tanh bẩn. Nhưng vẫn có những câu chuyện đẹp, rất đẹp, về tình yêu, về hồi ức giữa đồng đội,... Và trên tất cả, đó là một cuốn sách đáng đọc.
3. Kẻ trộm sách
Không bỏ đi: một hành động thể hiện sự tin cậy và tình yêu thương, định nghĩa này thường được giải mã bởi cái nhìn của con trẻ.
Cuốn này cũng đẹp, cũng buồn, và cũng về chiến tranh nữa.
Và đỉnh của đỉnh thì câu chuyện này do Thần chết kể lại, rằng Thần chết cũng có một trái tim, vậy mà đôi khi người ta, là con người, ngay cả thứ cốt yếu ấy cũng không có, không hẳn là không có, mà là bị vùi dập, bị chôn kín, bị mài mòn hết rồi.
Và đỉnh của đỉnh thì câu chuyện này do Thần chết kể lại, rằng Thần chết cũng có một trái tim, vậy mà đôi khi người ta, là con người, ngay cả thứ cốt yếu ấy cũng không có, không hẳn là không có, mà là bị vùi dập, bị chôn kín, bị mài mòn hết rồi.
4. Quân khu Nam Đồng
Tan học, Hòa hỏi Khanh :Cái câu tiếng Hán: Quân ngã ra bình , thôi sắc tệ có nghĩa là gì ?Khanh cười :Hán đâu mà Hán.“Quân ngã” là quẫn. “Quẫn ra bình” là “bĩnh ra quần”, làm gì mà chả “thôi sắc…”. Lúc đang học, có thằng nào đánh rắm, thối quá, nên tao mới làm thơ…. À làm câu đối.
Như đã viết ở trên, là em say mê những câu chuyện liên quan đến chiến tranh, nhất là ở Việt Nam, vì là dân mình, tên người mình, đất nước mình nên dễ cảm hơn.
Cuốn sách này viết về khu tập thể Nam Đồng, nơi những "gã quân khu mặc cả bộ dõng, đi giày tá, giắt xéng trong người đến nhà người yêu", cuốn sách này khiến em cảm thấy rất buồn cười, nhiều đoạn vừa đọc vừa nghĩ "trời ơi dữ dội thiệt :)) , sao mà khùng khùng dữ vậy". Mà em không thấy ghét, hay do đó là văn chương hay gì thì em không biết, chỉ thấy dẫu sao họ cũng là những người tử tế, cái máu "Bôn sệt" như chảy trong người họ rồi, con quan binh mà. Chứ mà ở đời kiểu gì em cũng bĩu môi, chê là du côn gây mất trật tự, chứ ngờ đâu trong văn chương lại thành những chàng trai "kiêu hùng mã thượng".
Cuốn sách này viết về khu tập thể Nam Đồng, nơi những "gã quân khu mặc cả bộ dõng, đi giày tá, giắt xéng trong người đến nhà người yêu", cuốn sách này khiến em cảm thấy rất buồn cười, nhiều đoạn vừa đọc vừa nghĩ "trời ơi dữ dội thiệt :)) , sao mà khùng khùng dữ vậy". Mà em không thấy ghét, hay do đó là văn chương hay gì thì em không biết, chỉ thấy dẫu sao họ cũng là những người tử tế, cái máu "Bôn sệt" như chảy trong người họ rồi, con quan binh mà. Chứ mà ở đời kiểu gì em cũng bĩu môi, chê là du côn gây mất trật tự, chứ ngờ đâu trong văn chương lại thành những chàng trai "kiêu hùng mã thượng".
5. Còn chị còn em
Giải phóng: không chỉ khỏi quân địch, mà cả sự sợ hãi nữa. Chỉ có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi thường trực, ngày cũng như đêm, qua sự tương phản trong khoảng khắc mà nỗi sợ này biến mất. Thay vào đó là sự sảng khoái nói chung, nhưng không lâu dài, vì thỉnh thoảng sự sợ hãi lại làm một trận đột khích cuối cùng.
Lúc đọc cuốn này em thấy rất giận, đọc đến gần cuối thấy giận hơn. Giận ở chỗ sao Lotte không chịu hiểu cho chị mình, dẫu sao Anna cũng chỉ là người bị cuốn vào chiến tranh, nhưng cô ấy không làm gì sai trái cả, rằng cái cuộc đời của Anna cũng thê thảm, cũng tủi hờn nhiều lắm rồi. Nhưng tới lúc coi phim em lại khóc, vì buồn, không phải Lotte không chịu hiểu, mà rõ ràng cô đã hiểu từ lâu, đến khi đầu đã bạc, cô vẫn khăng khăng mình không thể tha thứ cho chị mình, nhưng cô đã tha thứ lâu rồi, chỉ có điều cô lại sợ, lại thấy tủi thân, vì chính cô cũng là nạn nhân trong cuộc chiến ấy cơ mà, cô đã mất đi người cô yêu quý nữa, thử hỏi xem, cô còn có thể bao dung thêm nữa không, kể cả máu mủ ruột thịt nhưng nhiều năm xa cách ? Chiến tranh đáng sợ như thế đấy.
6. Chú bé mang pyjama sọc
Rồi sau đó căn phòng trở nên rất tối và không hiểu vì sao, bất chấp những lộn xộn diễn ra sau đó, Bruno nhận ra mình vẫn đang nắm tay Shmuel và không gì trên đời có thể thuyết phục cậu rời bàn tay đó ra.
Lần đầu tiên em biết đến vụ thảm sát người Do Thái, biết đến trại tập trung, phòng hơi ngạt, là nhờ cuốn sách này ... Em cứ mãi chẳng hiểu tại sao họ lại có thế độc ác đến nhường ấy cơ chứ.
Trên tất cả, cuốn sách là tình bạn đẹp đẽ, là tố cáo sự man rợ của chiến tranh. Em cứ mãi hình dung về cái nắm tay ở chương cuối cùng, để rồi vừa thương vừa giận, vừa hạnh phúc.
Truyện có chuyển thể thành phim, các diễn viên đóng rất tròn vai, rất hay và ý nghĩa.
Trên tất cả, cuốn sách là tình bạn đẹp đẽ, là tố cáo sự man rợ của chiến tranh. Em cứ mãi hình dung về cái nắm tay ở chương cuối cùng, để rồi vừa thương vừa giận, vừa hạnh phúc.
Truyện có chuyển thể thành phim, các diễn viên đóng rất tròn vai, rất hay và ý nghĩa.
7. Chiến binh cầu vồng
Setiap warga negaraBerhak mendapat pendidikan(Un dang-Undang Dasar Republik Indonesia, Pasal 33)Mọi công dân đều có quyền học hành(Hiến pháp Nước Cộng hòa Indonesia, Điều 33)
Em đã khao khát được làm một trong số những thành viên của đội " Chiến binh cầu vồng ".
Ở đó là nơi có ngôi trường hồi giáo cũ kĩ Muhammadiyah, có lớp học chỉ vọn vẹn 10 học sinh, họ nghèo, rất nghèo, nhưng lại giàu ước mơ và hy vọng. Ở đó có Mahar, người có tố chất nghệ thuật phi thường khiến em ngỡ ngàng biết bao. Ở đó có Lintang, cậu bé thiên tài với lòng ham học mãnh liệt, ngày ngày đạp xe 40 km qua đầm cá sấu lúc nhúc bọn ăn thịt người mà chẳng bao giờ vắng buổi học nào, cậu là linh hồn cho cả câu chuyện, và nhiều nhiều những con người phi thường khác nữa. " Thầy Harfan và cô Mus nghèo khổ đã mang đến cho tôi tuổi thơ đẹp nhất, tình bạn đẹp nhất và tâm hồn phong phú, một điều gì đó vô giá, thậm chí còn có giá trị hơn những khao khát ước mơ. Có thể tôi lầm, nhưng theo ý tôi, đây thực sự là hơi thở của giáo dục và linh hồn của một chốn được gọi là trường học."
Thế nhưng, nghiệt ngã thay, cái con người tài năng nhường ấy, phẩm chất cao quý như thế, mà con quái vật số mệnh đã quật ngã cậu. " Nhưng hình dung đó bốc hơi đâu mất vì nơi đây, trong cái lán không cửa nẻo gì đây Isaac Newton của tôi để quy hàng số phận. " Nhưng không đúng, khi đọc lại câu chuyện lần nữa, khi Lintang nói " Thuyết tương đối của Einstein về tính đồng thời " thì em biết, Lintang đã thắng, cậu đã thắng được con quái vật mang tên số mệnh kia, vì trên người cậu là mùi của học thức, mùi của sự thông minh thiên bẩm, là mùi của sự ham học không thể kể xiết, chứ chẳng phải mùi của nghèo đói, hay rách rưới.
Kết thúc câu chuyện vào đúng 30 tết, chóng thế lại qua một năm nữa rồi.
Ở đó là nơi có ngôi trường hồi giáo cũ kĩ Muhammadiyah, có lớp học chỉ vọn vẹn 10 học sinh, họ nghèo, rất nghèo, nhưng lại giàu ước mơ và hy vọng. Ở đó có Mahar, người có tố chất nghệ thuật phi thường khiến em ngỡ ngàng biết bao. Ở đó có Lintang, cậu bé thiên tài với lòng ham học mãnh liệt, ngày ngày đạp xe 40 km qua đầm cá sấu lúc nhúc bọn ăn thịt người mà chẳng bao giờ vắng buổi học nào, cậu là linh hồn cho cả câu chuyện, và nhiều nhiều những con người phi thường khác nữa. " Thầy Harfan và cô Mus nghèo khổ đã mang đến cho tôi tuổi thơ đẹp nhất, tình bạn đẹp nhất và tâm hồn phong phú, một điều gì đó vô giá, thậm chí còn có giá trị hơn những khao khát ước mơ. Có thể tôi lầm, nhưng theo ý tôi, đây thực sự là hơi thở của giáo dục và linh hồn của một chốn được gọi là trường học."
Thế nhưng, nghiệt ngã thay, cái con người tài năng nhường ấy, phẩm chất cao quý như thế, mà con quái vật số mệnh đã quật ngã cậu. " Nhưng hình dung đó bốc hơi đâu mất vì nơi đây, trong cái lán không cửa nẻo gì đây Isaac Newton của tôi để quy hàng số phận. " Nhưng không đúng, khi đọc lại câu chuyện lần nữa, khi Lintang nói " Thuyết tương đối của Einstein về tính đồng thời " thì em biết, Lintang đã thắng, cậu đã thắng được con quái vật mang tên số mệnh kia, vì trên người cậu là mùi của học thức, mùi của sự thông minh thiên bẩm, là mùi của sự ham học không thể kể xiết, chứ chẳng phải mùi của nghèo đói, hay rách rưới.
Kết thúc câu chuyện vào đúng 30 tết, chóng thế lại qua một năm nữa rồi.
8. Tôi là một con lừa
Trước mỗi lần lên đường, tôi cố gắng trút bỏ mọi định kiến, mọi hình dung. Tôi dốc cạn để đầu óc trống rỗng, không mong chờ, không phán đoán. Tôi liều mạng để trái tim mình rộng mở, trần trụi. Và tôi lên đường như một tờ giấy trắng, với niềm khao khát được phủ kín, được lấp đầy, được đổi thay.
Em mơ làm một con ngựa, rong ruổi khắp đất trời, mơ làm đại bàng tha hồ sải cánh, mơ làm cá lớn lặn xuống biển sâu. ( Thôi cứ để em mơ mộng đôi chút, em còn trẻ dại lắm ).
Và đã có một "con lừa" đã làm được điều ấy, là chị Nguyễn Phương Mai, chị làm em kính nể vô cùng, vì sự can đảm, sự mở lòng, về sự hiểu biết của chị nữa, chị là một trong số những người đã truyền thiệt nhiều động lực cho em. Đây là cuốn sách đầu tiên của chị em đã đọc, em bị thu hút bởi những nơi chị đi qua, bởi con người chị, hơn cả ở cuốn sách. Thẳng thắn thì đây đơn giản là cuốn ghi chép ngắn gọn về cuộc "hành trình một năm đi bụi qua hai mươi ba đất nước đúng theo lộ trình di cư của loài người" của chị mà thôi, thế mà lại khiến em say mê và mơ mộng, rồi cố gắng nhiều hơn, để có thể sải cánh mà bay.
Và đã có một "con lừa" đã làm được điều ấy, là chị Nguyễn Phương Mai, chị làm em kính nể vô cùng, vì sự can đảm, sự mở lòng, về sự hiểu biết của chị nữa, chị là một trong số những người đã truyền thiệt nhiều động lực cho em. Đây là cuốn sách đầu tiên của chị em đã đọc, em bị thu hút bởi những nơi chị đi qua, bởi con người chị, hơn cả ở cuốn sách. Thẳng thắn thì đây đơn giản là cuốn ghi chép ngắn gọn về cuộc "hành trình một năm đi bụi qua hai mươi ba đất nước đúng theo lộ trình di cư của loài người" của chị mà thôi, thế mà lại khiến em say mê và mơ mộng, rồi cố gắng nhiều hơn, để có thể sải cánh mà bay.
9. Ngọc trong đá
hạnh phúc như ngọc trong đá
không đến với ai chỉ hời hợt đi qua
hạnh phúc như một trang hoa
không có với ai không cần cù tìm lấy
hạnh phúc nơi đây, hôm nay tôi thấy
là ngọc trong đá, là mật trong hoa
mà bạn tôi đã nhọc nhằn tìm ra
bằng trái tim, bằng cuộc đời dâng tặng ...
10. Nguỵ
"Để mua được quyền làm người, bốn chỉ vàng có đáng là bao. Quan trọng là phải biết cho ăn đúng cách đúng chỗ, cà trớn cà tráo đi sai đường là mạng vong liền, với lại cái gì mua được bằng tiền đều rẻ cả, tao nói thiệt đó...""Mấy thằng bỏ được rượu hay thuốc lá bày đặt vỗ ngực ta đây này nọ. So với ma túy chỉ là con bọ chét với con voi. Ma túy rất chi thần diệu, nó khiến ông quên sầu gấp một ngàn lần rượu... Cái quan trọng của nó là khiến ta mau chóng đi đến đỉnh của cực lạc. Sau đó là sa vô hỏa ngục. Tất cả mục đích của đời sống chỉ còn một việc là kiếm cho ra tiền để không bị ma túy hành hạ, đến cữ mà chưa có là ma quỷ kéo đến, đau đớn từ trong xương tủy ầm ầm lao ra, ta có cảm giác như có cả triệu con dòi đang rúc rỉa... và con nghiện biết rằng chỉ có nó là giải quyết mọi sự.""Bọn bây chưa, cũng có thể sẽ không, có cơ hội nhìn mắt, và phẩm chất của kẻ bị mua nhìn kẻ mua. Bây chưa thấy được cái xa lạ bỗng hóa gần gũi, lành lạnh bỗng ấm nồng bởi mạnh lực đồng tiền, và cái thằng tao đang lưu vong trên đất nước của mình bỗng hóa phép thành công dân. Tao hạnh phúc vô song."
Còn những cuốn như Đúng việc (Giản Tư Trung), Thiếu nữ đánh cờ vây (Sơn Táp), Khuyến học (Fukuzawa Yukichi), Dấn thân (Sherryl Sandberg, Nell Scovell), Màu của nước (James McBride) ... đều là những cuốn em rất tâm đắc trong năm qua mà lười liệt kê hết.
Bài viết này chỉ có ý chia sẻ và xin xỏ, xem ai có cuốn sách nào hay gợi ý cho em đọc với, em xin hết.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất