Bìa sách. Nguồn (Tiki)
Đây là một cuốn sách nhỏ và dễ đọc, để tóm tắt thì nội dung nó đơn giản như sau:
4 bước giải quyết vấn đề. Bản quyền: Của sách. Nguồn hình: Inspector Insight
***
(1) Hiểu tình huống
(2) Xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề
(3) Tạo một kế hoạch hành động hiệu quả
(4) Thực thi và cải tiến cho đến khi giải quyết xong vấn đề.
***
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng và một thói quen. Mã đã là kỹ năng thì chúng ta hoàn toàn có thể học được. Là thói quen thì chúng ta có thể rèn luyện được, tuy nhiên cần sự thực hành và kiên trì. Vì thời gian đầu áp dụng sẽ thấy khó khăn một chút, nhưng dần dần sẽ quen hơn, dễ hơn và thấy được hiệu quả.
Bước đầu tiên là chọn một thái độ đúng, đó phải là thái độ “giải quyết được vấn đề”. Bằng cách nhìn nhận lại bản thân mình một cách trung thực, thay đổi thái độ để trở thành Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-Đề, tránh rơi vào hình mẫu Thở Dài, Chỉ Trích, Mơ Mộng hay Xông Xáo.

Người biết cách giải quyết vấn đề sẽ đi theo các bước ở trên và từ từ giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Và một bí mật được bật mí, đó là việc áp dụng kỹ năng và thói quen giải quyết vấn đề vào đời sống, không phải nó sẽ giúp bạn tiến bộ vượt bậc ngay, mà nó sẽ giúp bạn tiến bộ hơn một chút thôi. Nhưng nếu nhìn về lâu dài, giả sử bạn tiến bộ chỉ 5% mỗi tháng, thì sau 3 năm bạn sẽ vượt trội hơn rất nhiều. Như sơ đồ bên dưới, thời gian đầu chúng ta thấy không nhiều khác biệt, nhưng càng về sau thì sự hiệu quả càng hiện rõ ràng hơn.

Một công cụ hữu hiệu để phân tích vấn đề (bước 1 và 2) là dùng sơ đồ cây logic. Ví dụ như sau:

Chúng ta cứ rẽ nhánh từ câu hỏi ban đầu, rồi hỏi sâu hơn ở từng nhánh và tiếp tục rẽ nhánh ra. Cách này vừa giúp chúng ta có góc nhìn toàn cảnh, vừa giúp đi sâu vào từng khía cạnh. Kinh nghiệm thực tế là đi sâu đến 5 bước thì sẽ tìm được cốt lõi vấn đề và ý tưởng sáng tạo thường có từ đây.
Sau khi tìm được các nguyên nhân thì chúng ta sẽ có công cụ để tìm các giải pháp. Đơn giản bằng cách lập bảng:

Rồi xem cái nào nên làm thì dùng ma trận độ khó — tác động:

Trên đó, chúng ta sẽ ưu tiên làm những hoạt động trong vùng tác động cao và dễ triển khai.
Và cũng đừng quên theo dõi và điều chỉnh kết hoạch nếu cần. Cái này thì tùy từng việc mà chúng ta chọn cách theo dõi thích hợp thôi, không cần mẫu gì cả.

Đó, có nhiêu đó là đủ để giải quyết vấn đề ngon lành rồi.
Hãy tập và luyện nhé.