DAILY STOIC #43: BẢO VỆ SỰ TĨNH LẶNG CỦA TÂM TRÍ
Hãy luôn đảm bảo rằng những nhận thức của bạn đang được bảo vệ liên tục, bởi đó không phải là bảo vệ thứ nhỏ nhặt mà là sự tôn trọng, sự đáng tin cậy và vững vàng, sự tĩnh lặng của tâm trí, sự tự do khỏi đau đớn và sự hãi, hay sự tự do của bạn.
Liệu có điều gì có thể khiến bạn bán nó không?
EPICTETUS, DISCOURSES, 4.3.6b–8
Công việc thất thường khiến bạn căng thẳng, một mối quan hệ nhiều cãi vã hay cuộc sống dưới ánh đèn sân khấu. Chủ nghĩa Khắc Kỷ, bởi nó giúp chúng ta kiểm soát và suy nghĩ vượt qua được những phản ứng cảm xúc thông thường của con người, có thể đưa ta đến những tình huống dễ chịu hơn để đối mặt. Nó có thể giúp bạn quản lý và giảm thiểu những tác nhân kích thích tiêu cực xung quanh cuộc sống.
Nhưng câu hỏi ở đây là:
Tại sao bạn lại phải cần sự giúp đỡ của Triết Học Khắc Kỷ?
Đây có phải là cuộc sống mà bạn được sinh ra cho nó?
Thay vì chống chọi liệu chăng sẽ là khôn ngoan hơn nêu ta phòng tránh?
Câu trả lời là có. Hãy bắt đầu xây dựng triết lý sống của bạn, nuôi dưỡng tâm hồn bạn, bảo vệ nó và giúp nó luôn khỏe mạnh trước bất cứ khó khăn sóng gió nào có thể ập tới trong tương lai.
Nhưng cũng đừng quên hỏi: Liệu đó có phải là cuộc sống mà tôi muốn không? Bởi chúng ta ai cũng có lý lẽ và mục đích sống của riêng mình, con người sinh ra không ai trên ai và không ai dưới ai.
Mỗi khi bạn buồn bã là lúc bạn đang không còn giữ được tĩnh lặng của tâm trí, lúc bạn không bảo vệ được nó bạn mất đi một chút sức sống. Liệu bạn có thực sự muốn tiêu hao nguồn tài nguyên vô giá này.
Trên hết, hãy thành thật với chính mình trước tiên. Sau đó đừng ngại ngần tạo ra sự thay đổi – và đó là một thay đổi lớn.

DAILY STOIC #44: TỪ CÁM DỖ TỚI TỰ CHỦ
Bất cứ khi nào bạn có ấn tượng về một ý thích nào đó, bất cứ ấn tượng nào, hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nó cuốn đi. Hãy bắt nó chờ đợi bạn, hãy cho mình một khoảng dừng. Bạn sẽ biết có 2 luồng cảm xúc khác biệt: Thứ nhất là niềm vui của thỏa mãn tận hưởng và theo sau đó lại là sự hối hận và chán ghét chính bạn. Thứ hai là niềm vui nhẹ nhàng hơn nhưng sâu sắc hơn của sự hài lòng khi bạn tự chế ngự được mình.
Tuy nhiên nếu đến thời điểm thích hợp cho việc phải hành động thì đừng để bị khuất phục bởi sự dễ chịu thoải mái đó, sự quyến rũ đó mà hãy chống lại tất cả chúng, điều đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
EPICTETUS, ENCHIRIDION, 34
Tự chủ luôn là việc rất khó khăn, không ai mảy may nghi ngờ điều đó. Đó là lý do tại sao một số mẹo học được từ những người ăn kiêng hay từ kỷ luật nghiêm khắc của quân đội lại rất hữu ích.
Một số người ăn kiêng cho phép mình có 1 ngày mỗi tuần có thể ăn những gì mình thích, ăn bao nhiêu mình muốn – họ gọi là “ngày ăn gian”. Thậm chí họ còn được khuyến khích ghi ra những thực phẩm họ khao khát được ăn trong suốt tuần đó để họ có thể hưởng thụ cùng lúc vào ngày thứ 7. Điều này vừa giúp họ có thêm động lực vượt qua 6 ngày ăn uống kỉ luật đồng thời giúp họ có những suy nghĩ khác đi khi gần đến ngày thứ 7.
Lúc đầu điều này nghe như mô tả một giấc mơ, nhưng bất kỳ ai từng thực hiện điều này hay những điều tương tự đều biết một sự thật: mỗi ngày ăn gian đó khiến bạn mệt mỏi và sau đó ghét chính mình. Cảm giác thất vọng, cẩm thấy thất bại. Một cách tự nhiên.
Sẽ nhanh thôi bạn sẽ xa lánh luôn ngày ăn gian đó. Bởi bạn sẽ nhận ra, bạn không cần nó như bạn nghĩ khi bạn đã thực sự trải nghiệm. Cái giá phải trả cho chỉ 1 ngày đó là lòng tự trọng tổn thương, cảm giác thất bai, sự thật sai trái trần trụi. Nó quá đắt. Và bởi khi đạt được bất cứ điều gì về ham muốn vật chất, nó luôn không tuyệt vời như bạn tưởng tượng. Bạn cảm thấy như vừa nhận một hình phạt hơn là vừa hoàn thành một mục tiêu. Thật vậy đấy.
Điều này giống như một phụ huynh muốn rằng con hút thuốc hãy hút cả gói. Nó rất quan trọng để kết nối cái gọi là cám dỗ tưởng tượng với các hiệu ứng thực tế của nó. Từ đó có thể đánh thức những cảm nghĩ tổng quát hơn về những điều tương tự. Một bài học.
Khi bạn hiểu được rằng sau cùng thì sự tự nuông chiều luôn tệ hơn sự phản kháng bằng ý chí, và sự thôi thúc bắt đầu mất đi sự hấp dẫn của nó. Theo cách này tự chủ trở thành niềm vui thực sự – niềm vui chiến thắng chính mình và sự sa ngã bởi cám dỗ trở thành hối tiếc.
Một khi đã biết trước được kết quả như vậy….
Liệu bạn sẽ có thả mình đi theo các cám dỗ ?

DAILY STOIC #45: NGHĨ TRƯỚC KHI LÀM
Trở nên khôn ngoan chỉ đơn giản là hướng sự chú ý vào trí thông minh của mình, thứ sẽ luôn dẫn dắt bạn ở bất cứ đâu.
HERACLITUS, QUOTED IN DIOGENES LAERTIUS, LIVES OF THE EMINENT PHILOSOPHERS, 9.1
Tất cả chúng ta đều nên tự hỏi mình:
Tại sao tôi làm vậy?
Làm sao tôi có thể hành động ngu ngốc như vậy?
Tôi đã nghĩ gì lúc ấy?
Nếu bạn luôn không làm vậy thì đó chính là vấn đề. Trong đầu bạn là tất cả lý trí và óc thông mình bạn có, hãy biến nó thành thứ bạn cần, thứ có ích cho bạn. Và điều quan trọng nhất: Nhớ hãy luôn dùng nó.
Đảm bảo rằng trước khi làm gì đó hãy trì hoãn một chút để sử dụng nó, để tham khảo ý kiến nó trước khi quyết định. Đảm bảo rằng bạn không lãng phí trí tuệ của mình. Chẳng có thói quen nào tệ hại hơn thói quen lười suy nghĩ.
Thứ bạn thường cần đến không phải là cảm xúc của bạn, không phải cảm giác vật lý nhận được ngay lúc này càng không phải thứ hormone đang tăng vọt của bạn. Quên chúng đi. Tất nhiên chú ý đến nó cũng có nghĩa là nên rèn luyện, bồi đắp cho nó.
Và rồi để cho lý trí và sự thông minh làm việc của mình.

DAILY STOIC #46: CHỈ LÀ NHỮNG ÁC MỘNG
Dọn sạch tâm trí bạn và giữ lấy mình, bởi mỗi khi tỉnh dậy và nhận ra chỉ là một cơn ác mộng khiến bạn khó chịu. Hãy thức tỉnh và xem liệu có còn gì quanh bạn như những giấc mộng đó không?
MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.31
Nhà văn Raymond Chandler đã từng khái quát trong bức thư gửi nhà xuất bản: ” Tôi không bao giờ nhìn lại dẫu cho đã trải qua rất nhiều thời khắc khó khăn cho đến nay” Hay như Thomas Jefferson từng nói: “Đã có bao nhiêu nỗi đau chúng ta phải gánh chịu bởi những điều xấu mà chưa từng xảy ra?”
Và sâu sắc nhất từ Seneca:” Không có gì là chắc chắn ở những nỗi sợ hãi của chúng ta. Còn thực tế thì cho thấy chắc chắn hầu hết những điều ta sợ hãi sẽ không xảy đến.”
Theo các tín đồ Khắc Kỷ, nhiều điều khiến bạn buồn phiền thường là sản phẩm của trí tưởng tượng, không có trong thực tế. Giống như những giấc mơ vậy, chúng vừa sống động lại vừa giống thật những khi thoát khỏi nó bạn sẽ thấy chúng thật phi lý, mình thật ngớ ngẩn. Đúng vậy đấy.
Trong giấc mơ chúng ta thường không bao giờ dừng lại suy nghĩ và tự hỏi : “Điều này có ý nghĩa gì không?”
Thay vào đó chúng ta tin vào nó, đi theo sự dẫn dắt của nó. Điều này cũng tương tự như sự dẫn dắt của cảm xúc bản năng: sự giận dữ, sự sợ hãi và những cảm xúc cực đoan khác.
Giữ lấy buồn phiền cũng giống việc bạn tiếp tục sống như mơ trong khi bạn đang tỉnh táo. Nhân tố kích động ở đây không phải là thực – nhưng phản ứng của bạn thì không ai nghi ngờ gì nữa. Vậy là từ tác nhân giả đưa đến hậu quả thật.
Đó là lý do bạn cần phải thức tỉnh ngay bây giờ thay vì biến ác mộng thành hiện thực. Lựa chọn đâu quá khó khăn.

DAILY STOIC #47: ĐỪNG LÀM KHÓ THÊM
Nếu ai đó hỏi cách để viết tên của bạn, liệu bạn có hét lên từng chữ cái với họ không? Nếu họ tức tối thì liệu bạn có cũng đáp trả bằng sự giận dữ? Hay nên chăng bạn sẽ đánh vần nhẹ nhàng từng chữ?
Vì vậy hãy nhớ rằng, những nhiệm vụ của bạn trong cuộc đời này là tổng hợp của những hành vi riêng lẻ. Hãy chú ý đến từng việc nhỏ như khi làm những việc lớn, hoàn thành một cách có phương pháp và nhất quán.
MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.26
Một kịch bản phổ biến là khi bạn đang làm việc với đồng nghiệp hay cáu bẳn hoặc ông chủ khó tính. Khi họ yêu cầu bạn làm điều gì đó mà vì không thích họ trên phương diện cá nhân hoặc vì họ yêu cầu một cách đáng ghét vậy nên bạn phản đối. Sau đó họ cũng tìm cách phản đối thế là xung đột leo thang.
Trong khi đó, bạn có thể dừng lại một chút và đánh giá khách quan vấn đề. Bạn sẽ luôn thấy không có gì là hoàn toàn vô lý, ít ra cũng luôn có cách để nhìn nhận một vấn đề theo cách chấp nhận được. Nếu được như thế, phần còn lại sẽ dễ chịu hơn nhiều.
Công việc nói riêng và cuộc sống nói chung có lẽ đã đủ khó khăn thách thức rồi. Sẽ là khôn ngoan hơn nếu không làm mọi chuyện tệ hơn bằng những cảm xúc tiêu cực từ những vấn đề không đáng hoặc đào sâu những khủng hoảng mà ta không thực sự quan tâm.
Đừng để cảm xúc làm chủ hành động nữa, hãy đặt nó đúng chỗ và ngay ngắn trên những ngăn tủ đạo đức trang trọng. Và hãy giữ gìn.

DAILY STOIC #48: KẺ THÙ CỦA HẠNH PHÚC
Sẽ là bất khả thi để hợp nhất hạnh phúc với sự khao khát về những thứ chúng ta không có. Hạnh phúc tự nó đã có tất cả những gì nó muốn rồi, và giống như được nuôi dưỡng tốt, nó không nên thèm khát gì nữa cả.
EPICTETUS, DISCOURSES, 3.24.17
Tôi sẽ rất hạnh phúc nếu được đi làm và kiếm được tiền, ta thường tự nhủ khi còn đi học.
Tôi sẽ rất vui nếu kiếm được nhiều tiền để mua những gì tôi muốn lúc này, ta thường nghĩ khi đã đi làm.
Tôi sẽ rất mãn nguyện nếu có đủ tiền sống sung túc cả đời mà không phải đi làm, ta ước khi đã kiếm được kha khá.
Bao nhiêu là đủ cho hạnh phúc của con người?
Các nhà tâm lý học gọi những suy nghĩ loại này là hạnh phúc có điều kiện. Giống như hành trình đi đến đường chân trời, chúng ta đi ngàn vạn dặm vẫn không bao giờ đến được đích, thậm chí bạn cũng không tới gần nó hơn được chút nào.
Háo hức dự đoán những sự kiện trong tương lai, say mê tưởng tượng với một vài kịch bản hạnh phúc. Điều đáng nói là những việc này không những vô ích mà dường như còn hủy hoại những cơ hội có được hạnh phúc thật sự ngay bây giờ và ngay tại đây.
Nhớ rằng những khao khát không ngừng có được nhiều hơn là kẻ thù của sự bằng lòng. Như Epictetus đã nói, chúng đơn giản là không tương thích.
Vậy bạn chọn nó hay hạnh phúc?

DAILY STOIC #49: CHUẨN BỊ TRƯỚC CƠN BÃO
Đó là vận động viên thực thụ – người luôn rèn luyện khắt khe chống lại những ấn tượng sai lầm đưa đến. Hãy vững vàng chống chịu, đừng để bị cuốn đi bởi những cảm nghĩ lệch lạc đó. Đó là cuộc đấu tranh vĩ đại, là nhiệm vụ thiêng liêng để đạt được tự chủ, tự do, hạnh phúc và yên bình.
EPICTETUS, DISCOURSES, 2.18.27–28
Epictetus cũng đã sử dụng phép ẩn dụ một cơn bão để nói rằng những ấn tượng của chúng ta cũng không khác so với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Nó có thể tóm lấy chúng ta và khiến ta quay cuồng, hoảng loạn, mất phương hướng. Nếu chúng ta luôn để tâm, luôn theo dõi mọi vấn đề xung quanh thì chúng ta có thể sẽ như vậy đấy.
Những thử nghĩ về ảnh hưởng của thời tiết trong thời kì hiện đại, nó đã không còn là một nhân tố thường xuyên thay đổi cuộc sống của con người nữa. Người ta có thể dự đoán nó, chống lại nó, thay đổi nó, thậm chí chế ngự nó.
Ngày nay chúng ta sẽ là nạn nhân thường xuyên của thời tiết chỉ khi ta từ chối sự chuẩn bị hoặc bỏ qua các cảnh báo. Trong cuộc sống chúng ta cần có những quan điểm vững vàng, những kế hoạch đối phó cụ thể cho từng loại tình huống. Nếu không cuộc sống của bạn sẽ trở thành những câu chuyện về sự chống chọi với “thiên tai” bên ngoài và “nhân tai” bên trong mà không có hồi kết.
Ta không thể thay đổi được những tai họa xảy ra từ thiên nhiên hay những cảm xúc tiêu cực từ những loại hormone nội tiết. Nhưng ta có quyền chọn cách chuẩn bị để đối phó, từ đó lựa chọn có trở thành nạn nhân hay không.
Dịch bởi: https://vnstoic.com