SUY NGHĨ VỀ HỌC THUYẾT CHỐNG DỊCH
Trong quản trị vận hành nhà máy, người Nhật với các kỹ sư đi ra khỏi cuộc chiến tranh thứ 2 thấu hiểu những đặc điểm hiển nhiên như...
Trong quản trị vận hành nhà máy, người Nhật với các kỹ sư đi ra khỏi cuộc chiến tranh thứ 2 thấu hiểu những đặc điểm hiển nhiên như thế này:
- Về tích lũy kinh nghiệm khoa học kỹ thuật, thực tế là thua kém các hãng phương Tây, không có một khuôn mẫu lịch sử như đã hình thành ở phương Tây để có thể dễ dàng kiến trúc ngay lập tức một mạng lưới các công ty chế tạo vừa và nhỏ đáp ứng các yêu cầu phân tán rủi ro của quá trình sáng tạo ra các vật dụng mới nhằm đáp ứng nhu cầu khoa học công nghệ;
- Xét về hiệu suất hoạt động bởi tính quy mô, cũng không thể so sánh với Hoa Kỳ hoặc Liên Xô hay nước Anh, có thể do các lý do hiển nhiên về địa lý, cũng như một vấn đề nữa là khả năng hấp thụ của thị trường tới hạn.
Có thể bởi những lý do như này, quyết định ngay tức khắc của người Nhật, là áp dụng các học thuyết về quản trị khoa học công nghiệp thế hệ thứ 2 mà người Mỹ đang áp dụng, các ngôi sao sáng nhất của học thuyết quản lý chất lượng tổng thể, hết người này đến người kia hạ cánh trên nền công nghiệp Nhật Bản, có thể là như vậy cái hệ thống học thuyết ấy vốn dĩ phù hợp với văn hóa lao động của người Nhật, làm việc vơi tự trọng cao cũng như luôn luôn cố gắng làm công việc của mình tốt nhất có thể, mà sau đó trong 15 năm ngắn ngủi đã kiến thiết nên một triết lý hiện tại rất thời thượng ở Việt Nam bây giờ là mô hình quản lý của Toyota còn người Mỹ tóm gọn lại trong thuật ngữ "Just - In - Time"
Bỏ qua những thứ lý thuyết bên trên ha, làm việc trong nhà máy ở Việt Nam sẽ thấy rõ vài vấn đề như thế này:
- Các mô hình thành công thường mang trong mình nặng nề học thuyết kim tự tháp cổ điển, mà ở đó những người đứng đầu bắt buộc phải đưa ra những hình phạt cực kỳ nghiêm khắc ngay lập tức là sa thải, trên những mô hình tiên đoán rủi ro căn bản, hoặc là một nhà máy thành công, thì hình bóng của người sếp lớn, phủ bóng trên hành vi của bất cứ một bộ phận nào, có cảm tưởng như nếu cái con người đó mà ngừng suy nghĩ thì toàn thể nhân viên của anh ta cũng vậy vậy, bất kể vị trí chức danh mà họ được đề bạt lên là ở đâu.
- Hoặc là trong mô hình thành công ấy, bắt buộc phải sử dụng đến một biện pháp kỹ thuật điển hình, là giả định tất cả thành viên chỉ là những con ốc vít khác nhau, không bao giờ giờ phút nào suy nghĩ mà chỉ đáp ứng đúng những gạch đầu dòng với dung sai rõ ràng.
- Có một điều đáng buồn là các mô hình khuyến khích tự suy nghĩ của con người thường thất bại hoặc thất bại rất thảm hại, để tạo động lực cho con người ta suy nghĩ hoặc cộng tác với những người suy nghĩ là bất khả thi.
Cũng vì bởi cái thực tiễn ấy, bản thân mình dành gần 3 năm liền để tham khảo kiến thức từ các mô hình tâm lý khác nhau, cũng như bỏ thêm thời gian để tìm hiểu lại nguyên mẫu lịch sử của dân tộc này, rồi suy nghĩ xem, đáng buồn thay trong những lúc gay cấn nhất để đưa ra quyết định không thể nào mà nương tay được huhu.
Viêt lan man ghê không, quản trị vận hành thì có một vài dạng, hoặc là dự phóng tương lai và điều hướng thử sai có mục đích các nguồn lực để xem xem cái hướng đi ấy có thành công không và ngay tức khắc điều chỉnh nếu các diễn trình trở nên tệ hại, hoặc là may mắn tiếp nhận một cái khuôn vàng thước ngọc chỉ cần chú tâm vào các biện pháp chữa cháy lập tức mà cố gắng duy trì để cho hệ thống suy thoái chậm nhất có thể. vân vân
Nhưng mà cũng có cả những loại tan hoang như thế này, mỗi con người ích kỷ tối đa trên lợi ích bản thân rồi bỏ qua sạch bách cái khuôn khổ những quy tắc căn bản mà khi cái giống loài này trong thời kỳ đồ đá đã đặt ra: "Không được tàn sát đồng loại", đôi lúc mình luôn tự hỏi câu này, đứng trước anh linh của từng sinh mạng mất đi ấy, những người đang có khả năng trong tay có bao giờ họ mủi lòng rơi rớt lấy vài giọt nước mắt thương cảm, trong bất cứ giây phút tĩnh lặng nào.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất