Xem bài viết gốc tại: What would it take to make a unicorn? - Carolyn Wilke (Science news for students 04/03/2020)
Nếu kỳ lân tiến hóa hay được tạo ra bởi con người, nó có lẽ sẽ giống như loài vật ngang ngạnh cùng tên kia trong bộ phim Onward của Disney sắp được công chiếu.
"Kỳ lân thường được hình dung là một loài ngựa trắng với một chiếc sừng xoắn ốc trên đỉnh đầu."
Kỳ lân thường được hình dung là một loài ngựa trắng với một chiếc sừng xoắn ốc trên đỉnh đầu. Dĩ nhiên, kỳ lân không có thật, tuy nhiên các nhà khoa học đã đưa ra một số giải thích về việc vì sao kỳ lân, nếu tồn tại, sẽ có hình dạng như thế.
Những con kỳ lân xuất hiện trong phim Onward có thể trông như như sinh vật đẹp đẽ điểm tô bới vẻ ngoài kì khôi. Nhưng chúng ta đừng nên bị đánh lừa bởi bộ lông trắng bạc và chiếc sừng lung linh. Những con “ngựa lùn” với vẻ ngoài lanh lợi này trông như những con gấu trúc Bắc Mỹ hung hăng khi gầm gừ với những người dân trong phim. Chúng thống trị những tuyến phố ở Mushroomton – nơi cư trú của nhiều sinh vật có pháp thuật (bối cảnh trong phim).
Hình tượng kỳ lân phổ biến ngày nay không đơn thuần là những loài súc vật phá hoại chỉ biết ăn rác rưởi như trong phim. Chúng mang những vẻ ngoài tương tự nhau và tiêu biểu là: giống ngựa trắng với một chiếc sừng duy nhất hình xoắn ốc trên đình đầu. Tuy rằng chúng ta đều biết những hình tượng trên đơn thuần chỉ là những thăng hoa trong tưởng tượng con người, liệu rằng có cơ hội tồn tại một con kỳ lân thật sự?
Câu trả lời ngắn gọn là: Hầu như không thể. Nhưng các nhà khoa học vẫn có những ý tưởng nhất định giải thích cho khả năng tồn tại của sinh vật này. Dù vậy vẫn có một câu hỏi lớn lao hơn được đặt ra: Việc tạo ra một con kỳ lân có thật sự là một ý tưởng không tồi?

Hành trình tạo ra một con kỳ lân

Một con kỳ lân không khác giống ngựa bạch là bao. Và để tạo ra một con ngựa lông trắng thì lại cực kì đơn giản. Chỉ cần một đột biến nhỏ trên một gen đơn nhất định là một con vật có thể chuyển qua loài bạch tạng (albino). Những sinh vật bạch tạng này không thể tạo ra sắc tố melanin. Ngựa bạch tạng (ngựa bạch) có màu trắng bao phủ toàn thân – kể cả chiếc bờm và sở hữu một đôi mắt sáng màu. Những thể đột biến này có thể xáo trộn những quá trình diễn ra bên trong cơ thể. Ở một số loài, điều này sẽ biểu hiện ở thị lực kém hoặc thậm chí gây mù lòa cho sinh vật. Vì thế kỳ lân tiến hóa từ loài ngựa bạch sẽ không hoàn toàn khỏe mạnh.
albino horse
"Có lẽ kỳ lân có khả năng tiến hóa từ ngựa bạch - loài động vật dường như không có sắc tố melanin - toàn thân màu trắng và mắt sáng màu."
Một chiếc sừng hay bộ lông bảy màu thậm chí còn là những đặc tính di truyền phức tạp hơn nhiều. Chúng có xu hướng bao gồm nhiều hơn là 1 gen nhất định. Bà Alisa Veshinina – nghiên cứu về DNA của những loài ngựa nguyên thủy tại Đại học California ở Santa Cruz cho biết: “Việc này không hề đơn giản như ý tưởng chỉ cần thay đối cấu trúc gen thì chúng ta sẽ có được một chiếc sừng!”.
Nếu bất kỳ tính trạng nào kể trên tiến hóa, chúng cần phải giúp kỳ lân có được lợi thế để tồn tại và sinh sản để duy trì nòi giống. Ví dụ, cái sừng đơn trên đỉnh đầu sẽ giúp kỳ lân chiến đấu với kẻ thù trong tự nhiên. Bộ lông sặc sỡ là điều kiện lí tưởng để thu hút bạn đời. Đó cũng là lí do vì sao các loài chim đều sở hữu những bộ lông sáng màu sinh động. Bà Vershinina cho hay: “Có lẽ loài ngựa có khả năng hình thành những màu lông sặc sỡ như vậy, điều này sẽ thiên vị những con đực trưởng thành với bộ lông xinh đẹp màu hồng hoặc màu tía.”
Nhưng điều này chắn rằng không thể diễn ra nhanh như vậy, bởi loài ngựa (và kể cả con kỳ lân thành quả) có vòng đời tương đối dài và sinh sản chậm. “Tiến hóa không thể nào chỉ búng tay một cái là có thể hoàn thành” – bà Vershinina lưu ý.
Tiến hóa không thể nào chỉ búng tay một cái là có thể hoàn thành” – bà Vershinina
Các loài côn trùng thường có vòng đời thế hệ ngắn, và vì thế chung có thể tiến hóa các bộ phận trên cơ thể một cách nhanh chóng. Một vài loài bọ cánh cứng có những chiếc sừng với mục đích tự về. Một con bọ cánh cứng có khả năng tiến hóa chiếc sừng của chúng trong vòng 20 năm – theo bà Vershinina. Nhưng kể cả có khả năng cho một con ngựa tiến hóa thành kỳ lân, “nếu không mất đến hàng nghìn năm thì cũng hơn một trăm năm” – bà cho biết.

Phương pháp nhanh hơn để tạo ra một con kỳ lân?

Có lẽ thay vì chờ đợi sự tiến hóa để tồn tại loài kỳ lân, con người có thể tạo ra chúng? Các nhà khoa học có lẽ sẽ dùng đến những cơ chế sinh học để chắp vá những tính trạng tạo thành kỳ lân từ những sinh vật khác.
Ông Paul Knoepfler là một nhà Sinh học và Nhà nghiên cứu về tế bào gốc tại Đại học California ở Davis. Ông ấy cùng con gái là Julie viết nên một cuốn sách mang tên “How to Build a Dragon or Die Trying”. Trong đó có đề cập về những kỹ thuật hiện đại có thể được sử dụng để tạo nên những sinh vật huyền huyễn – bao gồm cả kỳ lân. Paul Knoepfler cho rằng để có thể biến một con ngựa thành kỳ lân, chúng ta sẽ phải thêm một chiếc sừng từ một sinh vật có đặc điểm liên quan.
narwhal
"Ngà của loài cá độc sừng (Narwhal) trông như một chiếc sừng kỳ lân, những thật ra là răng của chúng."
Ngà của loài cá độc sừng (Narwhal) trông như một chiếc sừng kỳ lân, nhưng thật ra đó chỉ là một chiếc răng mọc thẳng ra ngoài với tạo hình xoắn ốc – xuyên qua môi trên của nó. Điều này làm cho việc biến cái ngà này thành sừng kỳ lân trở nên khó khăn. Không có bằng chứng xác thực rằng cơ thể loài ngựa có thể phát triển một bộ phận trông tương tự nhưng có chức năng khác. Và nếu có, nó có thể gây nhiễm trùng và phá hủy não bộ của ngựa.
Một trong những phương pháp còn lại là dùng hệ CRISPR. Phương pháp chỉnh gen này cho phép các nhà khoa học ngắt đi một đoạn DNA của sinh vật. Các Nhà nghiên cứu đã tìm ra một số gen nhất định có thể ngưng hoạt động khi mà sinh vật phát triển chiếc sừng của riêng nó. “Vì vậy ở loài ngựa, chúng ta hoàn toàn có khả năng … thêm vào một vài gen khác biệt hoàn toàn và làm cho một chiếc sừng mọc ra trên đỉnh đầu của chúng” là những gì Knoepfler chia sẻ.

Giải thích 1: Kiểu gen là gì?

Knoepfler lưu ý rằng sẽ mất một số công đoạn nhất định để chỉ ra gen nào phù hợp nhất để có thể chỉnh sửa. Và việc làm cho chiếc sừng đó phát triển ổn định trên cơ thể lạ lại là một thử thách khác. Bên cạnh đó, phương pháp dùng hệ CRISPR lại không hẳn là hoàn hảo. Nếu phương pháp dùng hệ CRISPR sản sinh ra đột biến sai lệch, con ngựa chủ thể sẽ có những đặc điểm di truyền không mong muốn. Knoepfler cho rằng : "Thay vì chiếc sừng mọc lên tại đỉnh đầu con ngựa chủ thể, có thể ở đó sẽ mọc một cái đuôi (tính trạng không mong muốn).” Bất kì thay đổi nào cũng có khả năng tương đối cao sẽ xảy ra.
Một cách khác là tạo ra một loài động vật mang DNA từ vài sinh vật nhất định. Bước đầu tiên là tiến hành với phôi thai của loài ngựa. Khi phôi thai phát triển, chúng ta có thể cấy một vài mô từ loài linh dương hay vài loài động vật có sừng trong tự nhiên. Tuy nhiên sẽ có một nguy cơ tiềm ẩn là hệ miễn dịch của con ngựa sẽ đào thải những mô lạ từ loài khác.

Giải thích 2: Hệ CRISPR là gì?

“Tất cả những phương pháp để tạo ra kỳ lân kể trên đều tồn tại những bất cập nhất định”Knoepfler chia sẻ. Bên cạnh đó, tạo ra một con kỳ lân có mức độ thực tiễn gần như giả thuyết tạo ra một con rồng vậy! (Xem thêm: creating a dragon). Cho dù là phương pháp nào, chúng ta cũng cần đến cả một đội ngũ nghiên cứu, thêm vào đó là các bác sĩ thú y và cả chuyên gia nhân giống – và dự án như này cần đến hàng năm để tiến hành, ông ấy lưu ý.

Việc tạo ra kỳ lân và vấn đề đạo đức

Nếu các nhà khoa học thành công tạo ra một con ngựa mọc sừng, ắt hẳn điều này sẽ không hề tốt đối với con ngựa chủ thể đó. Bà Vershinina đặt nghi vấn rằng liệu cơ thể con ngựa có hỗ trợ nổi một cái sừng dài như thế. Một cái sừng sẽ gây khó khăn cho con ngựa khi ăn và loài ngựa không thể tiến hóa để chống chọi với trọng lượng của cái sừng dài như các loài động vật khác. “Mặc dù tê giác cũng có một cái sừng trên đầu nhưng chúng lại sở hữu một chiếc đầu to lớn và hoàn toàn có thể ăn uống bình thường, căn bản là vì chiếc sừng của tê giác tiến hóa theo thời gian và là một phần của cơ thể chúng”.
Vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề tiềm tàng khác. Kỳ lân được tạo ra trong phòng thí nghiệm sẽ không thể trở thành một phần trong hệ sinh thái. Knoepfler tiếp tục cho hay: “Khi bước vào thế giới tự nhiên, chúng ta không thể đảm bảo được chuyện tiêu cực gì có thể xảy ra và cả cách mà chúng phải hòa nhập với các giống loài sinh vật khác.”
rainbow unicorn
Kỳ lân trong hoạt hình có chiếc bờm bảy màu sặc sỡ. "Nhưng để có được điều này, điều kiện cần là hàng tấn gen tương tác với nhau một cách hòa hợp" (Alisa Vershinina)
Song song với đó, tồn tại những câu hỏi mang tính chất đạo đức khổng lồ xoay quanh khả năng điều chỉnh các loài động vật hay tạo ra một loài mới hoàn toàn. Mục đích của việc tạo ra kỳ lân thật sự quan trọng, ông Knoepfler nhấn mạnh. Bởi ông không muốn chỉ tạo ra kỳ lân với mục đích kiếm tiền trong các rạp xiếc.
Bà Vershinina đã cân nhắc về vấn đề đạo đức khi cố gắng tái sinh một loài sinh vật, chẳng hạn như voi ma mút – hoàn toàn đã tuyệt chủng từ rất lâu rồi. Những câu hỏi khác theo sau lần lượt được đặt ra cho cả sự tồn tại của voi ma mút và kỳ lân là liệu chúng có khả năng tồn tại trong một môi trường hoàn toàn không thể thích nghi? Chẳng lẽ chúng ta chỉ có trách nhiệm để giữ cho loài đó tồn tại và cho chúng ăn uống? Có ổn không nếu chúng ta chỉ tạo ra một con kỳ lân duy nhất? Có chắc rằng kỳ lân không cần đồng loại vẫn có thể tồn tại? Và điều gì sẽ xảy ra nếu như quá trình không thành công như mong đợi – điều gì sẽ xảy ra đối với những sinh vật vô tội trong dự án này? Quan trọng hơn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho dự án này nếu nó thật sự diễn ra?
Hàng loạt câu hỏi khác được Knoepfler tiếp tục đưa ra. Sẽ ra sao nếu kỳ lân được tạo ra không hề hào nhoáng và thiện lành như những gì mà con người tưởng tượng? Hay có thể chúng ta thật sự thành công tạo ra một con kỳ lân với chiếc bờm lộng lẫy 7 sắc. một chiếc sừng hoàn hảo trên đỉnh đầu, nhưng chúng lại là những sinh vật cộc cằn hung dữ? Khả năng khác là chúng thậm chí là loài vật mang tính hủy diệt, gây hại cho loài người như hình tượng trong phim Onward.

Những truyền thuyết về kỳ lân

Những câu chuyện huyền huyễn về kỳ lân bắt nguồn từ thế kỉ thứ 5 trước công nguyên – theo Adrienne Mayor. Bà Adrienne là một Nhà sử học nghiên của về khoa học cổ đại, bà làm việc tại Đại học Stanford ở California. Mô tả trên về kỳ lân được bà tìm thấy trong những bài viết của Nhà sử học Hy Lạp cổ đại: Herodotus (được biết đến như cha đẻ của lịch sử: Father of History) – ông đã viết về những loài động vật xuất hiện tại châu Phi.
Rõ ràng hình tượng kỳ lân mà Herodotus nhắc đến thực chất là một con tê giác. Tuy nhiên bà Mayor cho rằng ở thời Hy Lạp cổ đại, họ chắc chắn không hề biết kỳ lân sẽ trông như thế nào. Miêu tả về kỳ lân của Herodotus chủ yếu dựa trên những lời nói truyền miệng, những câu chuyện của những người lữ hành hoặc từ rất nhiều những câu chuyện dân gian.
Chân dung một con ngựa trắng với cái sừng trên đầu dần được hình thành về sau, xuất phát từ thời Trung đại ở Châu Âu (tức khoảng năm 500 đến 1500 sau Công Nguyên). Khi đó, người Châu Âu không hề biết đến sự tồn tại của loài tê giác. Thay vào đó, họ chỉ biết về hình ảnh quyến rũ của con kỳ lân trắng muốt thuần khiết – theo như những gì bà Mayor cho biết. Vào thời kì này, những con kỳ lân là biểu tượng của tôn giáo – chúng đại diện cho sự thuần khiết.
Cũng vào thời kì này, người ta tin rằng sừng kỳ lân có pháp thuật và những dược tính thần kì. Những chủ buôn bán dược phẩm cũng sẽ bán cả sừng kỳ lân. Những chiếc “sừng kỳ lân” thực chất là những chiếc ngà của độc giác ngư (hay còn gọi là cá độc giác/ cá một sừng) được thu nhặt từ biển cả.
Pandora
=================================================================
Bài dịch có thể có nhiều thiếu sót hoặc sai sót về cách dùng thuật ngữ, mong mọi người góp ý ạ.
Cảm ơn mọi người vì đã đọc hết ạ.