[SỰ THA HÓA TRONG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM VỀ LGBT]


Truyền thông - phương tiện hiệu quả lớn nhất từ xưa đến nay, chỉ cần một cú kích chuột, bạn có thể tìm hiểu mọi thứ trên toàn thế giới rộng lớn.

Hôm nay, để làm sáng tỏ về quá trình đơn giản hóa LGBT dẫn đến ngu hóa LGBT, mình xin được phân tích chương trình đang ăn khách nhất ở Việt Nam - Người ấy là ai?

Thứ nhất, chương trình mắc phải lỗi to đùng khi mang LGBT lên truyền thông là đưa ra kiến thức sai lầm về LGBT, khiến người khác hiểu sai về LGBT.

Tại sao chỉ phân biệt giữa hai khái niệm nhị nguyên "đàn ông" "giới tính thứ ba" - rằng "đàn ông" là những kẻ thích nữ, còn "giới tính thứ ba" là những kẻ thích "đàn ông".

Vậy xin hỏi, người song tính, người toàn tính, người ham muốn tình dục với nam nhưng chỉ có tình cảm với nữ giới,... đâu hết rồi? Mình nhớ ở một chương trình nào đó, có một anh chàng Việt Kiều người Đức nói rằng mình là bisexual (người song tính), yêu cả nam lẫn nữ, nhưng chương trình vẫn tập trung anh ta vào "giới tính thứ ba" và loại bỏ anh ta khỏi cơ hội với bạn nữ.

Tiếp đến thuật ngữ "giới tính thứ ba" là gì? Thứ nhất trong chương trình họ ám chỉ những kẻ "giới tính thứ ba" là đồng tính nam (gay) hoặc song tính nam (bisexual) nhưng rõ ràng gay hay bisexual đều là xu hướng tính dục (sexual orientation) chứ không phải giới tính (sex).

Giới tính (sex) chỉ những đặc điểm sinh học phân biệt giữa nam và nữ hoặc phản nhị nguyên intersex (người có giới tính sinh học không phân biệt được giữa nam và nữ).

Vậy giới tính thứ ba ở đây dùng là sai, hơn nữa nó có sự phân biệt đối xử với các giới tính khác. Thế giới tính thứ nhất là gì? Nam à? Giới tính thứ hai là gì? Nữ giới à? Trong The Second Sex, nhà triết học hiện sinh Simone de Beauvoir đã nói rằng "Chúng ta sống trong một thế giới mà đàn ông định nghĩa, đàn ông định nghĩa cả phụ nữ." "Người ta không sinh ra để là đàn bà mà trở thành đàn bà".

Chưa hết, tương quan của truyền thông Việt trong việc cổ xúy những khuôn mẫu mới của LGBT, trong trường hợp này là người đồng tính nam và song tính nam. Rằng bằng việc định hình một hình ảnh đầy nam tính và cái đối lập với nó, chính những ban giám khảo thể hiện ra họ chỉ ngu ngốc trong công việc dùng thể hiện giới (cái chẳng chứng tỏ bạn là ai) để phán xét lên sexual orientation của từng người. Rằng bạn chỉ cần săm lông mày, đi đứng vung vẩy tay,... thì bạn là "giới tính thứ ba", điều này trái với tính dục và tạo dựng nên những trạng thái đối lập giữa tính nam và tính gay, sai trái hết sức với khoa học.

Tiếp đó, việc mang LGBT lên truyền hình để câu view khiến cho hình ảnh LGBT trở thành một thứ diễn ngôn thứ cấp, tạo ra để bổ sung nam tính cho nam giới dị tính (heterosexual men).

Cái cuối cùng, điều quan trọng nhất là các chương trình đậm chất giải trí này dù luôn tự thủ dâm, gắn mác mình với "nhân văn với người đồng tính" nhưng họ đang tạo ra một khuôn mẫu của người đồng tính. Rằng bạn đã là gay, bạn phải đẹp trai, giỏi giang,... WTF? Nếu tôi là đồng tính, tôi không thế thì sao? Tôi sẽ bị đào thải bởi xã hội.

Không ít lần MC Trấn Thành đã từng miêu tả đồng tính nam trong nhãn quan của anh ta (Male's Gaze), rằng nó chỉ phù hợp với chuẩn mực đồng tính của anh ta, rằng đồng tính nam họ có nhiều giá trị hơn thế.

Việc những khuôn mẫu bất di bất dịch của Gay lên truyền thông, từ người đẹp trai, nữ tính, đến người mẫu, diễn viên, CEO, CMO này nọ,... khiến cho chúng ta chỉ nhìn giá trị người đồng tính vào những giá trị đó, đánh mất đi giá trị khác của cộng đồng LGBT, mà điều quan trọng nhất của LGBT là tính đa dạng. Mày xấu, tao đẹp, ok? Mày giỏi, tao kém cỏi hơn, chuyện quá bình thường. Nhưng liệu cái xấu-đẹp, giỏi-ngu đó có thực sự quan trọng để xác định giá trị mày là ai?

Rời xa Người ấy là ai, chúng ta có thể áp dụng học thuyết Male's Gaze của Laura Mulvey lên các chương trình, các MV ca nhạc ở Việt Nam trong việc truyền bá một sự tái hiện nam tính đậm đà cho đàn ông và nữ tính đậm đà cho Gay.

Male’s Gaze (nhãn quan nam giới) là hành động miêu tả phụ nữ và thế giới trong nghệ thuật thị giác (truyền thông, gameshow, tranh ảnh,…) và văn học, thông qua góc nhìn của nam giới dị tính.
Phụ nữ trở thành đối tượng tình dục thụ động để thỏa mãn người xem (là nam giới).

Nguồn: @Funfreedom - Tính nữ đỉnh cao:

Việc dùng cơ thể đàn ông trở thành một đối tượng thụ động, trở thành điều hấp dẫn phụ nữ và người đồng tính nam đang ngày một khiến chúng ta chấp nhận những hệ lụy nghiêm trọng. Dần dần người đồng tính nam chỉ quan tâm đến ngoại hình, cơ bắp, kích cỡ dương vật,...

Một sự tha hóa đến từ học thuyết Marx!

Tôi
Tôi tặng bài ca thánh tích buồn
Tự hào mơn mởn lũ đàn ông
Được huyền thoại hóa duy dương vật
Tự trách bủa về với đám đông?

Thèm Thuồng
Tôi chọn kiếp sống tính bầy đàn
Để lộ tri kỉ với người dưng
Tình dục lẫn lộn với tri thức
Có chi oan giời tôi thành "công"?

Đàn ông
Chuông nguyện hồn tôi với trăm ngả,
Tù đày đời tôi với đám đông?
Mãn hạn thân phận bầy "công,, "thụ,,
Mạt kiếp tù đày nơi đàn ông?

(Một thế giới đực, 15/3/2019, tùng nghiêm)
Link bài facebook: Media LGBT - tùng nghiêm