SỬ DỤNG P/E TRONG ĐẦU TƯ
SỬ DỤNG P/E TRONG ĐẦU TƯ Chia sẻ Trong bài viết đầu tiên mình thực sự bất ngờ vì bài viết lại được sự quan tâm nhiều đến thế....
SỬ DỤNG P/E TRONG ĐẦU TƯ
Chia sẻ
Trong bài viết đầu tiên mình thực sự bất ngờ vì bài viết lại được sự quan tâm nhiều đến thế. Nhất là khi đọc bình luận của anh “Hai Do”, bản thân thấy rằng những gì mình biết còn thiếu quá nhiều, nó chỉ hơn cái mức độ biết tên mà mình có chia sẻ ở bài trước một “tí tẹo”.
Rồi đến ngày thứ 2, thứ 3 sau khi post bài và đến lúc này là ngày thứ 6 ( khi ngồi viết bài số 2) mình đã nhận được khá nhiều những bình luận, góp ý của các anh chị và các bạn. Mình thấy “kiến thức gần một năm kể từ ngày theo sếp và ham hố với tài chính, đầu tư, kinh doanh” vẫn là hạt cát trên sa mạc mà thôi.
Nhưng nếu vì nhiều cái phải học quá, tốn thời gian quá, mà dừng lại, thì không phải phong cách của mình. Cho dù kết quả có nhận được là 1 hay 1000, thì mình cũng đã tiến thêm ít nhất một bước, thay vì mãi là con số 0 – không dám liều lĩnh, không dám sai, không dám thử.
Thực hành luôn khi kiến thức chưa đủ, chưa chín cũng là một cách mình dùng để đo lường sự phát triển của bản thân qua từng ngày.
Mỗi khi nhận được ý kiến đóng góp của mọi người, mình đều đọc đi đọc lại 2,3 lượt, sau đó tổng hợp hết những key word trong các comment của anh chị và các bạn để mang đi “hỏi Sếp”. Điều này giúp mình biết nên đọc gì và học gì. Từ đó mình sẽ có lượng kiến thức rộng và phong phú hơn, giúp cho sự phát triển trong đầu tư, kinh doanh cũng như viết ra những bài hay ho và thú vị hơn.
5 dòng tâm sự:
Thật sự như đã chia sẻ mình rất máu kiếm tiền và luôn đặt ra câu hỏi “làm thế nào để giàu”. Nhưng mình vẫn biết “lần đầu” khó có thể kiếm được tiền, vậy đây sẽ là để dấn thân học hỏi, bắt đầu sớm hơn, ngã nhanh hơn và đứng dậy nhanh hơn ( mình không biết là suy nghĩ này nó có đang kiểu máu lửa của tuổi trẻ quá không) nhưng mình tin rằng có thể tìm ra sự tồn tại lâu dài và vững chắc và sẽ từ đây xây dựng nền móng về kiến thức cũng như tâm lý vững vàng cho sau này.
Trải nghiệm trực tiếp hay là ảo?
Mình đầu tư trực tiếp chứ không dùng các loại đầu tư ảo, để thấy được ảnh hưởng của lệnh khi trực tiếp giao dịch, các giới hạn về thanh khoản, vốn hóa,... của thị trường và mình nghĩ quan trọng nhất là “ tâm lý đầu tư”.
Đa dạng hóa & tối ưu an toàn vốn
Về việc đa dạng hóa và tối ưu an toàn vốn. Hiện tại mình chưa đủ kiến thức để đưa ra những lựa chọn hợp lý, nhưng chắc rằng phần này cũng là một phần mình quan tâm và sẽ tìm hiểu có thể là đồng thời hoặc sau khi phân tích các cơ hội đầu tư.
Hiện tại việc ra quyết định đầu tư của mình vẫn dựa trên những phân tích khá đơn giản ( chưa có nhiều ý tưởng phát triển hay những nhận định riêng) nên vẫn còn hạn chế về nhiều mặt - ở điểm này mình mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của anh chị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán.
Việc ra quyết định của mình, chắc chắn là sẽ còn nhiều sai sót, nhưng có nhiều thứ dù biết sẽ sai vẫn phải làm, còn hơn chỉ sợ và không làm gì.
Cách mình học
1. Ở đâu
Nguồn kiến thức hiện nay đang sử dụng:
+ Internet ( báo, youtube, sách) – đa dạng, số lượng lớn
+ Sếp – độc đáo, có thực tế
Nguồn kiến thức mình đang tiếp thu nhiều nhất là từ Sếp. Nhưng để hiểu Sếp nói gì còn khó hơn việc tự học và đọc sách nhưng những kiến thức của Sếp lại có tính thực tế cao nên mình phải thay đổi cách học ( tìm hiểu trước qua sách, youtube và quan sát dự án nhỏ, sếp nói phần nào khó hiểu là tìm đọc luôn phần đấy để đầu óc kịp nhảy số khi Sếp chỉ hướng. Không giấu sự ngu xi và “ hỏi luôn” nếu quá khó hiểu).
Một phần may mắn khi công việc được tiếp xúc với những dự án đầu tư nhỏ ( như tiệm bánh, trung tâm tiếng anh,...) khiến việc liên tưởng kiến thức của mình dễ dàng và thực tiễn hơn.
2. Như thế nào
Bắt đầu từ những dự án nhỏ mà Sếp cho mình hóng, được thấy cách ra quyết định khi đầu tư vào một quán cafe, một tiệm bánh, hay một nhà hàng,... Mình có những thắc mắc nhỏ, hỏi Sếp và nhận được câu trả lời.
Sau đó tự tìm hiểu qua sách báo, youtube, và những tài liệu Sếp gợi ý, mình dần hiểu hơn về những yếu tố cơ bản, những nền tảng về kinh tế, kinh doanh đầu tư.
Và cuối cùng là thực hành. Mình được tham gia vào quá trình vận hành một doanh nghiệp. Dự án viết này cũng là một trong số đó.
Phần quan trọng nhất trong bài viết hôm nay mình muốn chia sẻ là “ chỉ số tài chính” và cụ thể trong bài viết hôm nay là “Những điều biết và chưa biết về P/E”
Trước khi chọn và đầu tư vào mã HSL mình có hỏi Sếp
Mình: “Sếp thấy HSL có gì đặc biệt không Sếp”
Sếp : “Tao thấy có cái P/E và ... như này đấy” ( “...” là các chỉ số khác sẽ có trong loạt bài phân tích “ các chỉ số tài chính” của mình)
Vậy tại sao lại là P/E và cái “ như này đấy” của Sếp nói cụ thể nó là gì?
Sau đây là tất cả về nó.
P/E (Price/Earnings)
Định nghĩa:
P/E: Tỉ lệ vốn hóa thị trường/lợi nhuận công ty
Trong đó: giá trị vốn hóa thị trường: số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại. ( giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành).
Từ góc nhìn kinh doanh:
Giả sử một quán cà phê có giá chuyển nhượng là 1 tỷ. Lợi nhuận hàng năm là 200 triệu/1 năm.
Khi đó P/E = 1000.000.000/200.000.000 = 5
Ý nghĩa: Thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư với công ty
“Tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp là có giới hạn” nhưng “P/E lại không có giới hạn”
P/E có thể trở lên quá cao so với triển vọng doanh nghiệp ( có thể hiểu là nhà đầu tư đang thiên vị về giá trị hoạt động của doanh nghiệp).
Ví dụ:
Một quán cà phê và một tiệm bánh cùng có một mức lợi nhuận 200 triệu/1 năm. Sự khác nhau về P/E thể hiện sự đánh giá khác nhau của thị trường với từng doanh nghiệp.
P/E ( quán cà phê) = 10
P/E ( tiệm bánh) = 5
Mức P/E gấp đôi của quán cà phê so với tiệm bánh, thể hiện rằng thị trường đánh giá quán cà phê có tiềm năng phát triển hơn so với tiệm bánh.
Có thể quán cà phê thực sự tiềm năng phát triển hơn tiệm bánh, nhưng liệu tiềm năng đó có xứng đáng với mức giá gấp đôi?
Và doanh nghiệp cần đạt mức phát triển lợi nhuận bao nhiêu để xứng đáng với P/E của mình?
Giả sử tiệm bánh không có sự tăng trưởng lợi nhuận nào và sự tăng trưởng doanh thu của quán cà phê là b%/ năm.
Sau 5 năm lợi nhuận của 2 doanh nghiệp là:
Đơn vị: triệu đồng
Năm | Quán cà phê ( P/E =10) | Tiệm bánh (P/E=5) |
0 | 200 | 200 |
1 | 200 | 200*b |
2 | 200 | 200*b^2 |
3 | 200 | 200*b^3 |
4 | 200 | 200*b^4 |
5 | 200 | 200*b^5 |
Lợi nhuận | 1.000 | 2.000 |
Vậy để xứng đáng với mức P/E = 10, tổng lợi nhuận sau 5 năm của quán cà phê ít nhất phải gấp đôi tổng lợi nhuận của tiệm bánh.
Ta có phép tính đơn giản như sau:
200b + 200b^2 + 200b^3 + 200b^4 + 200b^5 = 2000
- b = 1.24
Quán cà phê cần đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm là 24% để xứng đáng với mức P/E gấp đôi so với tiệm bánh.
Mức tăng trưởng này sẽ có giới hạn nhất định vì doanh nghiệp cũng có giới hạn phát triển trong 1 năm.
Những điều có thể ảnh hưởng đến P/E:
- P/E cao ( do giá cao và lợi nhuận cao): Do công ty mở rộng kinh doanh ( cơ hội tăng trưởng dự kiến lớn hơn)
- P/E cao ( giá cao và lợi nhuận thấp): công ty được đánh giá quá cao so với triển vọng của Doanh nghiệp ( nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên).
- P/E thấp ( do giá thấp và lợi nhuận thấp): Công ty có tiềm năng tăng trưởng hạn chế ( ví dụ do nhu cầu sản phẩm giảm,...)
- P/E thấp ( do giá thấp và lợi nhuận cao): Công ty bị đánh giá thấp hơn mức lợi nhuận mà công ty đem lại.
Nhà đầu tư đánh giá quá cao một doanh nghiệp thì thời gian để nhận ra mức quá cao này luôn luôn lâu hơn so với trường hợp nhà đầu tư đánh giá quá thấp.
Từ năm 2005 đến hết năm 2019: Số doanh nghiệp giữ nguyên P/E < 3 trong một năm là 1/71 ( tất cả các DN trên sàn HOSE) (1,4%)
Số doanh nghiệp giữ nguyên P/E > 30 sau 1 năm là 23/130 ( 18%)
Vậy thì chỉ cần tìm các doanh nghiệp có P/E < 3 mà đầu tư thôi.
Nhưng có dễ như vậy không?
P/E tăng chưa chắc do doanh nghiệp tăng giá mà có thể do lợi nhuận giảm ( lợi nhuận giảm thì P/E tăng ) và nếu lợi nhuận giảm thì đây sẽ là một pha đầu tư rất tệ.
Kết luận: P/E thấp chưa chắc đã rẻ và P/E cao chưa chắc đã đắt mà còn phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần tính xem công ty có thực sự xứng đáng với mức P/E này không?
P/E của HSL:
Năm | 2019 | 2020 |
Lợi nhuận | 35 tỷ | 47 tỷ |
P/E | 4,12 | 1,78 |
Lợi nhuận tăng 34% nhưng P/E giảm 56%.
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất