Liệu tác giả sống có hạnh phúc, mà có thể “giải được phương trình hạnh phúc” của tất cả mọi người. Trước hết, hãy nói về bản lĩnh và niềm tin của tác giả. Mo Gawdat là dân IT, và từng nắm giữ những chức vụ khá cao trong IBM và Google. Ông có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của kinh Quoran, bạn biết rồi đấy, vậy ông là người Hồi giáo. Quyển sách được viết rất rõ ràng, nêu bật được các luận điểm chính mà đầu sách tác giả đã đưa ra. Cụ thể trong sách sẽ giải thích 6 ảo tưởng lớn, 7 điểm mù, và 5 sự thật mà không phải ai cũng ý thức được. Và sự kiện đã tác động đến ông một cách mạnh mẽ thúc đẩy ông viết quyển sách là “cái chết của con trai mình”, và cái chết này cũng được lặp đi lặp lại rất nhiều lần xuyên suốt quyển sách. Tôi thật sự rất thích quyển sách này. Nó dường như đã khiến cuộc đời tôi dễ chịu hơn ít nhiều. Tôi chỉ xin được viết về những trải nghiệm của mình trong suốt quá trình đắm chìm trong lời văn của ông. Và tôi thích nhất là chương cuối, nó như là hồi chuông cảnh tỉnh tôi về đức tin của mình. Và như thế nào thì nó như thế này:
Trước hết, phải tin rằng hạnh phúc đã và đang tồn tại trong mỗi người chúng ta, chẳng cớ gì phải đi tìm như bao lâu văn học hay báo chí vẫn hay hô hào nào là “tìm kiếm hạnh phúc”, “theo đuổi hạnh phúc”,…Bạn phải tin rằng thật sự hạnh phúc đã tồn tại trong mỗi người chúng ta, và sự thật là như vậy. Lo lắng phiền muộn chỉ là cơ chế bộ não hoạt động để giúp con người tránh xa khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống. Nhưng ngày nay nó nhạy cảm quá đáng, đến nỗi lúc nào ta cũng có thể lo lắng, trong khi dường như chẳng có chuyện gì ghê gớm xảy ra. Và cũng không có gì hết, ít kì vọng thì ít đau khổ, thế thôi. Có một điều thế này. Cơ thể chúng ta, là con người, tất nhiên không tránh khỏi cái chết, phải ý thức được rằng mình nhất định phải chết, mỗi một ngày trôi qua là ta càng tiến gần tới cái chết. Khi thời khắc đến, chúng ta ngừng thở, linh hồn rời khỏi thân xác. Khi được sinh ra, chúng ta đến cuộc sống với 2 bàn tay trắng, vì thế khi ra đi chúng ta cũng phải bỏ lại tất cả. Dù đời này giàu sang, nổi tiếng, và xinh đẹp nhưng khi chết ai cũng phải tắt thở như nhau.  Nhìn thẳng vào sự thật, cơ thể trong vòng 3 ngày sẽ trở nên hôi thối, người nhà phải gấp rút mang thân xác chúng ta đem vứt đi (nghĩa là chôn đấy) dù có yêu thương ta tới đâu. Dưới lòng đất, cơ thể bắt đầu quá trình phân hủy, nào là dòi bọ đục khoét, nước bắt đầu rút khỏi cơ thể, hình dạng dần trở nên méo mó không còn nguyên vẹn, cho tới khi chỉ còn mỗi nắm tóc, xương xọ. Sau đó là hoàn toàn hóa tro bụi. Vậy đấy, khi nghĩ về điểm cuối cùng thì mới có thể nhận ra rằng rốt cuộc cũng chẳng có gì phải sợ hãi, phải lo lắng, phải stress vì cái deadline chưa kịp hoàn thành. Để thật sự điều khiển được suy nghĩ, bạn hãy đọc những dòng tâm sự của tác giả, ông đã viết bằng cả tấm lòng và nhiệt huyết. Chúng thật sự rất có ích nếu bạn đang trên bở vực “méo muốn sống” vì “cuộc đời như shit”. Đấy là suy nghĩ vô thần. Tôi thích suy nghĩ “có thần” hơn. Bạn thấy đó, nhà khoa học giành giải Nobel Laureate Christian B. Anfinsen tính toán rằng cần khoảng 1.026 năm để một protein đơn giản duy nhất được tạo ra từ những lần thử sắp xếp ngẫu nhiên cho tới khi nó đạt được một cấu trúc ổn định. Điều này chống lại thuyết tiến hóa của Darwin. Nghĩa là, nguồn gốc của con người tới nay vẫn là một ẩn số. Vậy thì khả năng Chúa tạo dựng vũ trụ là không phải không thể. Tác giả chia sẻ và chứng minh khả năng này trong chương 14, cũng là chương khép lại quyến sách. Tôi thích nhất chương này. 
Nếu suy nghĩ dễ chịu thì bạn có thể nghĩ thế này. Sau cái chết, ta sẽ có cuộc sống đời đời, cuộc sống mấy mươi năm trên trần thế có là gì so với sự sống đời đời. Vậy thì không cần phải quá đau khổ trong những năm ít ỏi ở trên đời này.  Người yêu thương mình mất đi, hãy để họ ra đi, vì chúng ta nhất định sẽ gặp lại nhau ở Thiên đàng. Bạn không giàu hoành tráng được như chúng nó, kệ đi, cứ vui vẻ, vì khi chết mình cũng không mang bất cứ vật chất nào theo được. Nếu bạn đang cô đơn, phải cắn răn mà chịu:)) vì tôi cũng không biết phải làm sao. Hồi trước, Nguyễn Du cũng kêu gào thảm thiết về nỗi cô đơn cùng cực trước kiếp người nhỏ bé, chỉ có thể ngậm mồm, và thốt lên trong thơ văn thế này:
Không biết ba trăm năm lẻ nữa
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Rồi Xuân Diệu cũng vì cảm thấy đời người trôi qua như mây bay, ung dung tự tại, đẹp đẽ nhường nào rồi cũng tới lúc khuất dần sau ánh hoàng hồn:
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Ai rồi cũng đi hết đoạn đường của mình. Phải đi trọn kiếp người. Vậy đi trong đau khổ hay hạnh phúc là sự lựa chọn của chúng ta. Hãy sống thật vui vẻ nhé.
Note: đây là link sách https://huongtdao.wordpress.com/non-fiction/solve-for-happiness/. Tuy là dịch lậu, nhưng tác giả dịch hay. Vẫn ủng hộ nhau mua ebook hoặc sách thật nhé.