SETI: Chặng đường hẵng còn xa
Với hàng tỉ sao trong thiên hà của chúng ta, nhiều sao có các hành tinh ở được quay xung quanh, thì khả năng phải có sự sống tiên tiến...
Với hàng tỉ sao trong thiên hà của chúng ta, nhiều sao có các hành tinh ở được quay xung quanh, thì khả năng phải có sự sống tiên tiến có thể xuyên qua khoảng không mênh mông để vươn tới thế giới chúng ta. Nhưng sau hàng thập kỉ tìm kiếm và lắng nghe, chúng ta chẳng tìm thấy gì.
Sự mâu thuẫn rõ nét này được gọi là nghịch lí Fermi. Một số người dùng nó để cãi lí rằng việc tìm kiếm trí thông minh ngoài địa cầu (SETI) đã thất bại.
Nhưng một phân tích toán học về các tìm kiếm SETI cho đến nay quả quyết rằng lí giải mà người ta thường nêu ra cho nghịch lí trên -rằng chẳng có ai ở ngoài kia- là sai. Thay vào đó, nó đề xuất lời giải thích tốt nhất ấy là chúng ta chỉ mới chạm sớt qua bề mặt trong cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh mà thôi.
Jason Wright tại Đại học Bang Pennsylvania và các cộng sự của ông đã phân tích nhiều biến liên quan trong SETI, bao gồm việc tìm kiếm tín hiệu vô tuyến đến từ những nền văn minh khác. Những biến này bao gồm: tìm kiếm cái gì, tìm kiếm ở đâu, tìm thường xuyên như thế nào và tìm trong bao lâu. Sau đó họ lập ra một phương trình tính tỉ lệ thiên hà đã được kiểm tra cho đến nay. “Nó cho phép bạn thiết lập thảo
nguyên, và tính xem bạn đã nhìn thấy bao nhiêu rồi,” Wright nói.
Đội nghiên cứu cho biết thể tích thiên hà đã được SETI kiểm tra từ trước đến nay đại khái tương đương với một bồn chứa nước trong phòng tắm so với các đại dương trên thế giới.
“Bạn chẳng cần tính toán cũng nói được rằng chúng ta chỉ mới khởi
cuộc thôi,” phát biểu của Duncan Forgan tại Đại học St Andrews, Anh, một thành viên của mạng lưới nghiên cứu SETI nước Anh. “Nhưng họ vừa làm được một việc hay ho là chỉ ra được quy mô khổng lồ của vấn đề về mặt toán học.”
Đồng thời đặt SETI vào đúng ngữ cảnh của nó, phương trình trên có thể giúp các nhà nghiên cứu nhìn nhận những kĩ thuật tìm kiếm nào ít được sử dụng hơn những kĩ thuật khác. Chẳng hạn, chúng ta chỉ mới phát triển công nghệ lắng nghe các tần số vô tuyến cao tần hơn trong thời gian mới đây thôi. “Nhưng về mặt ấy chúng ta đang làm tốt hơn rồi, thành ra nay biến đó sẽ phải thu nhỏ lại,” Forgan nói.
Tuy nhiên, các tiến bộ về công nghệ sẽ chỉ đưa chúng ta tiến xa hơn mà thôi. Những biến nhất định, ví dụ một thông điệp ngoài hành tinh có thể được lặp lại bao lâu một lần, là không thể thay đổi. Một tín hiệu gửi đi một lần mỗi năm thì bạn chỉ có thể nghe được một lần mỗi năm thôi. “Có những thứ chúng ta có thể làm tốt hơn và có những thứ chúng ta không thể làm,” Forgan nói. “Chúng ta chỉ việc ngồi tựa lưng ở đây và chờ vũ trụ làm công việc của nó.”
Forgan có một quyển sách sắp xuất bản bàn về 66 lời giải thích tiềm năng cho nghịch lí Fermi. Chúng bao gồm khả năng Trái Đất vì lẽ gì đó mà có cái khác thường ở khả năng của nó chu cấp sự sống thông minh, hay khả năng các nền văn minh công nghệ cao là hiếm. Hay có lẽ chúng có nhiều nhưng tồn tại không bao lâu hoặc “Thảm hoạ di truyền hay thảm hoạ hạt nhân có thể quét sạch hết các bạn” .
Những lí giải khác đề xuất rằng người ngoài hành tinh có thể đang trốn tránh chúng ta, hoặc có thể họ sinh sống ở những phần thiên hà khó nhìn thấy qua kính thiên văn, ví dụ vùng tâm thiên hà với siêu lỗ đen của nó.
Nguồn: New Scientist
Dịch: Im Pham
--Bài viết khác--
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất